Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đại gia cá tra vỡ nợ' và bài học cho một ngành kinh tế

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày  24/03/2017 Việc vợ chồng Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tafishco - An Giang mấy tháng qua bỏ ra nước ngoài không trở về, để lại khoảng nợ lớn của nhiều khách hàng, làm nhiều người đứng ngồi không yên. Thực ra, việc các “đại gia thủy sản” lâm nợ, bỏ trốn hay bị bắt đã xảy ra lâu nay. Nó như một “hàn thử biểu” đo độ nóng - lạnh của ngành kinh tế quan trọng này ở miền Tây Nam Bộ. Vì sao, trong mấy năm qua, lại có nhiều đại gia thủy sản vỡ nợ như vậy? Loại bỏ các yếu tố do chủ doanh nghiệp lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, câu kết với cán bộ ngân hàng rút tiền tín dụng tiêu xài hay đầu tư vào bất động sản hay ngành kinh doanh khác rồi vỡ nợ; cần phân tích thấu đáo thực trạng, rút ra bài học cho ngành cá tra.  Thu hoạch cá tra ở Thốt Nốt, Cần Thơ Phía sau kỳ tích con cá Lịch sử hình thành và phát triển của nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL đã tạo ra kỳ tích. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, khởi điểm từ cuối thập niên

Cây lúa - an ninh lương thực - tư duy kinh doanh nông nghiệp

Báo Nhân Dân Cuối Tuần, thứ Sáu, 03/03/2017, 10:35:30 Bối cảnh hiện nay đang đòi hỏi cần phải có sự nhận thức lại vai trò của cây lúa đặt trong tương quan với an ninh lương thực (ANLT) và kinh tế thị trường. Theo ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên Chuyên trách BCÐ Tây Nam Bộ, chúng ta cần vượt qua "dấu chân lấm bùn của nông nghiệp truyền thống" để đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp sáng tạo toàn cầu. - Thưa ông, cho đến giờ dường như vẫn tồn tại những tranh luận xoay quanh câu chuyện đổi mới sản xuất lúa gạo,về việc lựa chọn con đường xuất khẩu nào là hiệu quả cho một ngành từng là mũi nhọn nhưng đang bị tụt lại? - Nâng cao giá trị gia tăng cho hạt gạo bằng tiêu chuẩn chất lượng, phẩm cấp gạo ngon là cần. Nhưng quan trọng hơn, cần có các "phân khúc thị trường" và phát triển các sản phẩm sau gạo. Chúng ta không nên chỉ tập trung vào việc xuất khẩu gạo, trong khi 90 triệu dân Việt đang ăn gạo và đang còn đó một dư địa lớn từ các ngành &

“Lột xác” con tôm Việt

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 08/02/2017 TTO - Hơn cả “một công xưởng nuôi tôm của thế giới”, vùng ĐBSCL phải thật sự trở thành một “trung tâm sinh thái nuôi tôm” gắn với nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học... để con tôm Việt thật sự “lột xác”. Ngay những ngày làm việc đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương đã vào tận Cà Mau chủ trì hội nghị “Phát triển ngành tôm Việt Nam”.  Một làn gió mới đầu năm được thổi lên với nhiều kỳ vọng cho con tôm Việt vượt qua các điểm nghẽn tăng trưởng, vươn tầm thế giới với vị thế mới.  Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bến Tre là 5 tỉnh ĐBSCL nhiều năm liền đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng tôm nuôi, cung cấp khoảng 70-80% sản lượng và giá trị xuất khẩu. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nuôi, chế biến, xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản ĐBSCL, Việt Nam nói chung đã tạo ra kỳ tích đáng ghi nhận. Sau lúa gạo, rồi vượt lên trên lúa gạo, con tôm

Thư viện VideoClip: BÀN TRÀ XUÂN 2017. THVL

Thư viện VideoCliP Phim tài liệu THVL: HTX KIỂU MỚI Ở ĐBSCL

Ghi nhận của THVL về HTX kiểu mới ở vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia ĐBSCL, lời bình đoạn kết khá hay. HTX kiểu mới có gì mới? Trong phim, có phụ đề ghi tui là Tiến sĩ (đoạn phim từ phút 22'15). Xin nói cho rõ, tui không phải là Tiến sĩ. Tui là một nông dân được đi học và cầm bút, gõ máy tính.

Thư viện VideoClip: NHẬN THỨC LẠI VAI TRÒ CÂY LÚA. THVL

Đổi mới tư duy xuất khẩu gạo: trọng cung hay trọng cầu?

Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Chủ Nhật,  25/12/2016 Tái cấu trúc ngành hàng và thị trường gạo đang là đòi hỏi bức bách hơn là định chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Trong ảnh: Kho gạo của một doanh nghiệp ở (TBKTSG) - Việc thay đổi tư duy sản xuất và xuất khẩu gạo là đúng, đã nói đến nhiều nhưng vì sao đến nay vẫn chưa làm được và sắp tới phải làm như thế nào để nông dân, người dân được hưởng lợi nhiều hơn? Câu trả lời không nằm ở chỗ giảm lượng gạo xuất khẩu xuống còn 2-3 triệu tấn thay cho 7-8 triệu tấn gạo hàng năm. Vấn đề không phải là xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo mỗi năm Không phải ngẫu nhiên mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) muốn giảm lượng gạo xuất khẩu xuống gần 3 lần so với hiện tại. Thống kê xuất khẩu gạo cả nước 11 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt hơn  4,5 triệu tấn, giảm 25% về lượng, 20% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Ước xuất khẩu gạo cả năm chỉ đạt khoảng hơn 5 triệu tấn. Tham luận tại tại hội thảo “Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam” do Bộ Công

THVL. Phim tài liệu: Chạy lở

2 đoạn phỏng vấn hiepcantho phút 13 và phút 15.