Trần Hữu Hiệp TBKTSG, thứ sáu 25/3/2016 (TBKTSG) - Thiên tai là điều khó tránh, cũng như lũ lụt, hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long không nằm ngoài dự báo. Người dân nơi đây không có con đường nào khác là phải hướng đến mục tiêu dài hạn để thích ứng. Từ “chống lũ”, rút ra kinh nghiệm “né lũ”, rồi hình thành triết lý “sống chung với lũ” đến hạn mặn, cũng phải chủ động thích nghi. Nhưng làm sao để nông dân ĐBSCL có thể kiếm sống và làm giàu trước thách thức của thiên tai và nhân tai? Lời giải cho bài toán này cần có sự tiếp cận đa ngành, cần quy mô sản xuất lớn hơn, cần tích tụ ruộng đất nhiều hơn để thích nghi với phương thức sản xuất chuyên nghiệp hơn, chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh doanh nông nghiệp” bằng các bài toán kinh tế: chi phí và lợi ích. Kênh dẫn nước vào ruộng lúa khô cạn vì hạn, mặn Từ “thoát lũ” sang “trữ ngọt” Lâu nay, chúng ta xây dựng hệ thống thủy lợi chủ yếu là để “thoát lũ”, phải chăng nên chuyển sang “trữ n...
"Lời quê góp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh" (KIỀU)