Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2023

Miền quê đáng sống

  TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 29/07/2021 08:15 GMT+7 TTO - Mấy tuần qua đang diễn ra cuộc 'di dân' tránh dịch từ TP.HCM và các tỉnh miền Đông về các địa phương. Có lẽ đây là "cuộc hồi hương" lớn nhất từ nơi này tỏa về khắp nơi trong cả nước. Dịch bệnh hoành hành, công nhân, lao động tự do mất việc làm, không còn thu nhập, phải ở trọ, tình cảnh cực kỳ khốn khó.  "Hồi hương", một quyết định khó khăn nhưng về quê tạm thời bớt khó khăn hơn. Cuộc "di dân ngược" của lao động ngoại tỉnh về quê, dù là tự phát hay được chính quyền chủ động tổ chức đón tiếp, cũng cần được xem xét trên nhiều bình diện khác nhau. Trước là lo an toàn vệ sinh dịch tễ, quản lý dân cư, sau là giải pháp kinh tế, bố trí lại việc làm, cân đối thị trường lao động.  Đặc biệt... phối hợp giải quyết liên ngành, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng phải tính đến phương kế lâu dài. Nếu không, hết dịch, người dân lại rồng rắn ra đi. Ra đi, có người thành công nhưng đại đa số vẫn s...

Thư viện VideoClip: VTV1_Báo chí toàn cảnh_7h ngày 27.08.2023

Cấm bán vé số online: Lại là kiểu “quản không được thì cấm”

LÊ DÂN - KHẮC TÂM - THANH HUYỀN Nghe đọc bài 8:13 Bán vé số trên mạng bắt đầu phổ biến từ thời điểm dịch COVID-19 đến nay và dần thành thói quen. Theo cách này, hai bên giao dịch bằng hình thức 'chuyển tiền giữ vé hộ'. Không cho bán online, nhiều người đành bán dạo để mong bán hết vé số đã nhận, kiếm đồng lời trang trải cuộc sống - Ảnh: KHẮC TÂM Việc các công ty xổ số kiến thiết không cho đại lý, người bán dạo bán online phải chăng là quá cứng nhắc và lạc hậu? Tiện lợi cả người bán lẫn người mua Theo Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền Nam, có một số cá nhân sử dụng mạng xã hội để bán vé, thanh toán qua ứng dụng công nghệ. Vé người bán giữ hộ, khi trúng thưởng mới giao vé hoặc thanh toán tiền trúng thưởng.  Hội đồng cho rằng phương thức phân phối này vi phạm quy định thông tư 75 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động kinh doanh xổ số. Do đó hội đồng này đề nghị các đại lý, người bán  vé số  không lên mạng bán vé số kể từ ngày 24-8. Quy địn...

Thư viện VideoClip: VTV Cần Thơ_Miền Tây hôm nay tối - 16-8-2023

Kết quả chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội và kỳ vọng của giới đầu tư

Trần Hữu Hiệp Báo Đại biểu Nhân dân -  Thứ Hai, 14/08/2023, 04:45 Chuyến thăm chính thức Iran, Indonesia và tham dự AIPA-44 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có lịch trình dày đặc với khoảng 60 hoạt động. Kết quả hoạt động ngoại giao quan trọng đã tăng cường kết nối, mở ra không gian phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam với các quốc gia này. Giới đầu tư, kinh doanh, thương mại quan tâm theo dõi kết quả của chuyến đi, các cam kết, thỏa thuận giữa lãnh đạo 3 nước đang mở ra nhiều kỳ vọng mới. Dấu mốc quan trọng mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam - Iran Iran có mối quan hệ hợp tác truyền thống lâu đời và là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Việt Nam và Iran là những nền kinh tế năng động ở châu Á, với nhiều lợi thế không cạnh tranh kiềm chế trực tiếp nhau mà có thể bổ sung cho nhau. Cả 2 nước đều sở hữu thị trường lớn với quy mô trăm triệu dân, dân số trẻ đông, lao động dồi dào, năng động, tỷ l...

Tiền tươi và án tử

  Trần Hiệp Thủy KTSG - Thứ Tư, 9/08/2023 (KTSG) – Phiên tòa xử vụ án “chuyến bay giải cứu” tạm khép lại. Đã có nhiều bình luận về tính chất đặc biệt của vụ án và lý giải tại sao án tòa có nhiều khác biệt so với đề nghị của viện kiểm sát. Bài viết này đề cập góc độ kinh tế và pháp lý liên quan quy định pháp luật hiện hành về nộp tiền khắc phục hậu quả để được giảm nhẹ hình phạt. Tiền tươi và án tử, đồng tiền – nhìn từ góc độ kinh tế hay pháp lý, vẫn cần được tiếp tục mổ xẻ qua vụ án này. Người Việt về nước trong giai đoạn dịch Covid-19 đang hoành hành. Ảnh: Minh Duy Trước giờ Tòa tuyên án, các bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả hàng trăm tỉ đồng. Trong đó có ông Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế thoát án tử hình nhờ thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và nộp 42,2 tỉ đồng khắc phục hậu quả. Các bị cáo khác đã nộp lại tiền khắc phục hậu quả phạm tội lãnh án thấp hơn mức đề nghị của cơ quan công tố. Bên cạnh đó, xét bối cảnh, điều kiện phạm tội và thái độ ...

Lúa sốt giá, thương lái tranh mua

Ngọc Tài - An Bình VnExpress – Thứ năm, 10/8/2023, 06:22 (GMT+7) Lúa sốt giá, thương lái tranh mua Lúa trên đồng còn hơn tháng nữa mới thu hoạch đã có thương lái đến đặt cọc mua, một số nơi còn xảy ra cảnh tranh mua. Tại cánh đồng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, lúa mới trổ bông nhưng nông dân đã rôm rả thông tin về giá lúa mỗi ngày. Ông Nguyễn Văn Phó, có 10 ha lúa hạt dài, liên tục nhận cuộc gọi hỏi mua, dù hơn tháng nữa mới thu hoạch. Hôm 8/8, ba người trực tiếp đến ruộng đòi mua giá 8.300 đồng mỗi kg song ông chưa chịu bán, dự kiến giá 8.500 đồng sẽ cân nhắc. "Năm nay thương lái mua rất lạ, lúa còn xanh đã tìm đến ruộng mua rồi. Chủ ruộng nào kẹt tiền đòi cọc 5 triệu một ha, cũng được luôn. Lần đầu tiên thấy có tình trạng này", ông Phó kể. Cánh đồng lúa ở tỉnh Hậu Giang dù còn xanh đã có thương lái đến đặt cọc mua lúa. Ảnh:  An Bình Hiện nay, việc mua bán lúa ở miền Tây thường thông qua cò lúa tức môi giới trung gian giữa chủ ruộng với thương lái hoặc doanh ng...

Tránh tạo “sức ỳ” cho hạt gạo

Trần Hữu Hiệp SGGP 12/08/2023 07:27 (GMT+7) Liên tục mấy tuần qua, thị trường thương mại lúa gạo toàn cầu biến động mạnh. Gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm chạm mức 622 USD/tấn (ngày 9-8), theo sát đà tăng giá gạo Thái cùng loại là 645 USD/tấn. Mặt bằng giá gạo Việt Nam xuất khẩu đạt mức cao nhất trong 15 năm qua. Ở trong nước, giá lúa nguyên liệu tăng cao. Lúa trên đồng còn hơn tháng nữa mới thu hoạch đã có thương lái đến đặt cọc mua. Nếu như giá lúa vụ đông xuân trước, bà con nông dân bán trên dưới 5.000 đồng/kg, thì nay có người nhận cọc 8.500 đồng/kg. Giá gạo nội địa bán tại các chợ cũng tăng từng ngày. Giá gạo tăng, người trồng lúa được lợi, là cơ hội thị trường cho thương nhân xuất khẩu gạo, nhưng thị trường trong nước đang diễn biến đáng lo ngại. Có doanh nghiệp phải chấp nhận mua lúa sốt giá để trả hợp đồng bán gạo đã ký trước với bạn hàng nước ngoài, thành ra cảnh “mua mắc, bán rẻ”, chịu lỗ. Ở một số địa phương đã xuất hiện tình trạng gom lúa gạo ồ ạt, gây mất cân đ...

Kỳ vọng và thách thức đầu tư cảng 50.000 tỷ đồng ở miền Tây

  An Bình – An Minh VnExpress – Thứ bảy, 12/8/2023, 04:00 (GMT+7) C huyên gia, doanh nghiệp nhận định dự án cảng Trần Đề giúp giảm 30-50% phí vận chuyển, song kinh phí quá lớn khó kêu đầu tư, phải cạnh tranh gay gắt. Những ngày đầu tháng 8, gần 7.000 công nhân tại hai nhà máy của doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu hàng đầu ở miền Tây làm việc tất bật để kịp đơn hàng xuất đi Mỹ, châu Âu, Trung Quốc... Ông Trần Thương, 50 tuổi, chủ doanh nghiệp, cho biết hiện mỗi tháng đơn vị xuất khoảng gần 300 container (loại 20 tấn) sản phẩm từ tôm, cá ở miền Tây. Tất cả hàng phải vận chuyển lên các cảng ở TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu với thời gian 10-12 tiếng, chi phí 9-10 triệu đồng mỗi container. "Nếu như có cảng Trần Đề thì khoảng cách từ nhà máy ở Cần Thơ đến đó khoảng 60 km, chỉ mất hai tiếng vận chuyển và chi phí giảm hơn 50%", ông Thương nói và cho biết nếu tính thời gian hoạt động gần 20 năm qua, công ty ông tiết kiệm số tiền rất lớn, hàng hóa xuất đi nhanh, tăng sức cạ...

VTV CT_Miền Tây hôm nay buổi chiều_09.08.2023

Nước mắt những"đời tôm, phận cá"

  Những giọt mồ hôi trong phòng lạnh Một tuần sau, Mỹ đã quyết định trở về quê khi không còn cách nào để xoay xở. Suốt mấy ngày qua, tin nhắn của đồng nghiệp vẫn chỉ là những lời than thở: “Bữa nay tới lượt con Sương, con Thảo nghỉ nữa rồi”. Sau khi “đàm phán” với chủ nhà xin khất nợ 4 tháng tiền trọ, trong túi Mỹ còn khoảng 300.000 đồng, và theo Mỹ, nó đủ để giúp 2 mẹ con đi từ An Giang về quê bằng xe máy. Mỹ, hay con Sương, con Thảo là “nạn nhân” trong câu chuyện các doanh nghiệp thủy sản bị cắt giảm đơn hàng, kéo theo hệ lụy là hàng ngàn công nhân lao động bị mất việc, giãn việc. Quê Mỹ ở thành phố Cà Mau, mà độ 20 năm trước vẫn còn hoang vu với ngút ngàn lau sậy. Ngày Tập đoàn Thủy sản Minh Phú về “đóng đô” đã khiến vùng quê nghèo xôm tụ, lũ lượt chị em phụ nữ rủ nhau vào nhà máy lột tôm. Đến giờ, bà Tám Lập vẫn còn nhớ như in cảm giác hai bàn tay đau rát vì nước ăn. Bà kể, gái quê hồi đó chủ yếu làm nội trợ, lo đồng áng với phần lớn thời gian là “nông nhàn”, tức rảnh r...