Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2024

VTV1_Phim tài liệu - Một thành phố đáng sống

VTV CT_Phóng sự - Gạo Việt tạo bước đột phá mới

Is It Paradoxical for Vietnam to Spend $1 Billion on Rice Imports?

  Tran Huu Hiep Saigon Investment - 09/10/2024 05:18 (SGI) - Some people have expressed surprise at Vietnam’s near $1 billion expenditure on rice imports in the early months of this year, especially considering the country is one of the world’s top rice exporters. Does this represent a paradox in Vietnam's rice import-export dynamics, or is the nation entering a new phase in its rice strategy? Finding the Positives in the "Paradox" In the first nine months of this year, Vietnam exported over 7 million tons of rice, earning $4.37 billion in revenue. Yet, paradoxically, the country also spent nearly $1 billion on rice imports for domestic consumption. The total rice import expenditure is expected to rise further, potentially reaching $1.3 billion by the end of 2024. At first glance, this situation seems counterintuitive, given that Vietnam has re-emerged as a rising star in the global rice market over the past three decades, firmly securing a position among the top three ...

Chi cả tỉ USD nhập gạo, thịt… có đáng lo?

Chí Nhân Báo Thanh Niên - 05/10/2024 05:47 GMT+7 Trong 9 tháng qua, VN đã chi đến 1 tỉ USD để nhập khẩu gạo; 1,2 tỉ USD cho mặt hàng thịt. Các chuyên gia nói gì về những con số này? Nhập khẩu lúa, gạo giúp VN mạnh hơn Theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, trong 9 tháng năm 2024,  xuất khẩu gạo  của VN đạt 4,37 tỉ USD, tăng tới 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người chú ý hơn là con số nhập khẩu gạo cũng ở mức cao kỷ lục, 1 tỉ USD, tăng 57% so với năm trước, vượt mức 860 triệu USD của cả năm 2023. Trên thực tế, việc  nhập khẩu gạo  và cả lúa của VN đã diễn ra nhiều năm qua. Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ dùng phục vụ nhu cầu chế biến (hủ tiếu, bún, phở, bánh tráng…) và Campuchia bổ sung nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu. Nếu không nhập khẩu thì VN sẽ không thể có lượng gạo xuất khẩu lịch sử lên tới 8,1 triệu tấn vào năm 2023 vì năng lực sản xuất của VN đã đạt đến ngưỡng giới hạn. Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho thấy trong 9 tháng qua, diện tích g...

VTC16_GỐM ĐỎ VĨNH LONG - 2015

VTV CT_Kinh tế đồng bằng- Phát triển cảng biển và logistics ở ĐBSCL

Tuoitre TV_Cầu Cần Thơ Dấu gạch nối cuối cùng nối liền QL1 ở miền Tây ok

Đồng Tháp gọi sếu về

  Trần Hữu Hiệp SGGP – 13-12-2024 Sếu và sen là biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp. Láng Sen, Tràm Chim, Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), đồng cỏ bàng Phú Mỹ (Giang Thành, Kiên Giang) là những nơi loài chim di trú này thường xuất hiện khi chúng tìm thấy môi trường sống lý tưởng. Việc bảo tồn sếu đầu đỏ không chỉ nhằm bảo vệ một loài chim nguy cấp mà còn giúp duy trì và phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười vốn là “lá phổi xanh” của vùng ĐBSCL. Sếu đầu đỏ là một nét đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Cổng thông tin  UBND tỉnh Đồng Tháp) Nếu không có hành động quyết liệt, Việt Nam có thể mất hoàn toàn đàn sếu trong vòng vài thập kỷ tới. Điều này đòi hỏi các chính sách bảo tồn cần được ưu tiên và lồng ghép vào chiến lược phát triển kinh tế bền vững của vùng ĐBSCL. Vì vậy, UBND tỉnh Đồng Tháp bảo vệ đàn sếu đầu đỏ thông qua đề án “Bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, giai đoạn 2022-2032” là kịp thời, cần thiết. Về kinh tế, đề án có thể đóng góp v...

VTV CT_Biến đổi khí hậu - Cần Thơ và dự án tăng cường thích ứng đô thị

Laodong TV_Liên kết du lịch đường sông TPHCM-ĐBSCL

Không gian mới, nguồn lực mới

  TS TRẦN HỮU HIỆP NLĐ - 30/11/2024 08:00 ĐBSCL - với tiềm năng nông nghiệp, thủy sản và du lịch đặc sắc - là nguồn cung ứng lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của TP HCM. TP HCM với vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là cầu nối đưa nông sản, thủy sản của ĐBSCL đến các thị trường trong và ngoài nước. Ngược lại, ĐBSCL - với tiềm năng nông nghiệp, thủy sản và du lịch đặc sắc - là nguồn cung ứng lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của TP HCM. Thời gian qua, mối liên kết TP HCM - ĐBSCL đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, có sức lan tỏa. Chẳng hạn, các tuyến đường cao tốc như Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ cùng các cầu Mỹ Thuận, Mỹ Thuận 2, Cần Thơ, Vàm Cống... không chỉ rút ngắn khoảng cách địa lý mà còn giúp tăng năng lực cạnh tranh của nông sản, thủy sản ĐBSCL. Hợp tác liên vùng trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực... đã đóng góp qua...

VTV CT_Miền Tây hôm nay buổi chiều_29.11.2024_Lãng phí chậm giải ngân đầ...

THTPCT - Nâng chất nguồn nhân lực cho du lịch

VTV CT-Du lịch Đồng bằng cần sự khác biệt

VTV CT_Miền Tây hôm nay_28.11.2024

Để ngành mía đường ĐBSCL thôi thoi thóp

Trần Hữu Hiệp  SGGP -  09/10/2024 06:19 Nông dân chờ bán mía ở Nhà máy đường Phụng Hiệp (Hậu Giang) Vào vụ mía đường năm nay, Nhà máy đường Phụng Hiệp (thuộc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, đặt tại tỉnh Hậu Giang) phải ngừng hoạt động. Đây là nhà máy đường cuối cùng của tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất vùng ĐBSCL phải đóng cửa. Doanh nghiệp chấp nhận “trả phí” hơn 20,3 tỷ đồng cho việc ngừng hoạt động, bao gồm phí bảo trì, duy tu thiết bị và chi phí phát sinh do phải hợp tác với đơn vị khác để tiêu thụ gần 29.500 tấn mía đã ký hợp đồng với hơn 200 hộ nông dân. Hậu Giang từng là tỉnh có diện tích trồng mía khoảng 15.000ha với 3 nhà máy đường là Phụng Hiệp, Vị Thanh và Long Mỹ Phát. Đến nay, diện tích trồng mía của tỉnh này chỉ còn khoảng 1.400ha; trong đó có khoảng 58% diện tích bán mía phục vụ tiêu dùng trực tiếp. Thời đỉnh cao, ĐBSCL có hơn 10 nhà máy đường hoạt động nhộn nhịp. Nhưng những năm gần đây, hàng loạt nhà máy lần lượt đóng cửa như Hiệp Hòa, Bến Tre, Kiên Gia...

Thiên tai và nhân tai

  TS TRẦN HỮU HIỆP Báo Người Lao Động - 04/10/2024 08:00 Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do thiên tai, thời tiết cực đoan. Khu vực miền núi phía Bắc trong 3 tháng qua đã xảy ra mưa lớn kéo dài với lượng mưa cao hơn 40%-60% so với trung bình nhiều năm. Mưa lớn trong thời gian ngắn làm tăng trọng lượng và giảm độ bám dính của đất, dẫn đến sạt lở ở nhiều nơi. Góp sức cùng thiên tai chính là nhân tai. Phát triển đô thị, xây dựng các khu dân cư, nhà ở không đúng quy hoạch, các công trình hạ tầng giao thông tại những khu vực có địa hình dốc mà không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật làm cho cấu trúc địa chất trở nên mong manh, tăng nguy cơ sạt lở. Việc khai...

Dự báo tốt để ứng phó hiệu quả 3 “biến”

Trần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM -  30/09/2024 - 06:30 PNO - Xuất khẩu nông sản đã, đang và sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm nay. Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt hơn 40 tỉ USD, giúp đạt mức xuất siêu hơn 11,8 tỉ USD, đóng góp gần 62% tổng giá trị xuất siêu (19,07 tỉ USD) trong cán cân thương mại của nền kinh tế. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng trưởng cao và lập đỉnh mới. Vùng nông sản chủ lực của cả nước là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Riêng về gạo, ước tính năm nay, tổng lượng gạo xuất khẩu vẫn duy trì mức trên 8 triệu tấn, trong đó riêng vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 7,6 triệu tấn. Vùng này đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% lượng thủy sản nuôi và khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại. Xuất khẩu nông sản là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam. Ngành nông nghiệp đã có những bước chuyển đáng ghi nhận tron...

Chờ ngày ngành tôm bùng nổ

  TRẦN HIỆP THỦY Báo Người Lao động - 23/09/2024 03:00 Dù xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2024 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng kim ngạch hơn 2,4 tỉ USD song ngành tôm vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức Người nuôi tôm ở ĐBSCL đang bị "bó trong nhiều cái khó" do dịch bệnh, tôm chết, chi phí nuôi tăng vọt, giá tôm xuống thấp không đủ bù chi phí. Nhiều người nuôi tôm phải gồng mình chịu đựng hoặc chấp nhận "treo ao" chờ đợi. Bài học cũ vẫn hiện hữu Lĩnh vực nuôi là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm nói riêng và nhiều ngành hàng thủy sản khác nói chung, tác động lớn đến các mắt xích còn lại như con giống, thức ăn, chế biến, xuất khẩu... Không chỉ người dân, nỗi lo của doanh nghiệp vẫn chưa vơi khi nghề tôm ngày càng gặp khó. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm luôn lo thiếu nguyên liệu; xuất khẩu thì gặp khó trước các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador. Nhiều doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu ở ĐBSCL không chỉ đầu ...