Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nhớ tiếng đờn, lời ca vọng cổ

Trần Hiệp Thủy Báo điện tử Dân Việt Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, lang thang trên đất Bắc, vãn cảnh chùa Hương, tình cờ ghe câu ca vọng cổ với tiếng đờn bầu vẳng xa ở một góc chùa. ·         Đờn ca tài tử - Sống lại một thú chơi tao nhã ·         Soạn giả Viễn Châu - Ông vua vọng cổ ·         Lão nông mù 40 năm truyền nghề đờn ca tài tử ·         “Dạ cổ hoài lang” - mối lương duyên kỳ lạ! Đờn độc huyền âm thanh trầm bổng, réo rắt vui buồn, gợi nhớ xa xôi. Lời ca, giọng hát phương Nam vang trên đất thủ đô, bảng lảng trong sương khói ban chiều như đưa tôi về miền ký ức tuổi thơ miền Tây xưa một thời gian khó… Thuở trước quê nghèo, xã tôi chỉ vài người có máy hát đĩa, thâu băng. Ở cái xứ không điện, thắp đèn dầu, máy “nghe, nhìn” chạy bằng pin, bình ácquy, nên người ta xài rất tiết kiệm. Nhớ những đêm bơi xuồng đi ruộng, ngang nhà ...

Vân Ðồn hướng đến một đặc khu kinh tế

Báo Nhân Dân, Chủ nhật, 20/04/2014 - 09:17 PM (GMT+7) Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) Tỉnh Quảng Ninh hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi và ưu thế để phát triển, xứng đáng là một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của miền bắc và cả nước. Trong chiến lược phát triển của mình, Quảng Ninh đang quyết tâm và hướng tới xây dựng mô hình đặc khu kinh tế (ÐKKT) góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Hồng và trong khu vực. Phát huy tối đa nguồn lực Với diện tích rộng hơn 2.000 km2, Vân Ðồn có những điểm khác biệt rất lớn so với 14 khu kinh tế (KKT) ven biển của cả nước, điều kiện giao thông thuận lợi cả đường bộ, hàng không, đường biển. Cùng với đó là những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, sinh thái, vùng biển rộng với hơn 600 đảo đá và đất là điều kiện để Vân Ðồn có cơ hội phát triển công nghiệp giải trí và kinh tế biển. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ÐKKT Vân Ðồn sẽ trở thành KKT tổng hợp và...

“Cá tra chặt nhiều khúc, hạt gạo cắn tám phần”...

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 19/04/2014 08:44 (GMT + 7) TT - Ngay sau khi kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 được công bố, nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đã tổ chức họp đánh giá, phân tích nghiêm túc, “đặt hàng” bộ máy tham mưu phải có giải pháp và quyết tâm cải thiện thứ hạng. Các cuộc hội thảo diễn ra liên tiếp tại Kiên Giang, TP Cần Thơ vừa qua góp phần mổ xẻ mặt mạnh, điểm yếu từ kết quả PCI. Vũ điệu người nuôi cá Mặc dù có sự trồi sụt về thứ hạng, nhưng nhìn tổng thể ĐBSCL tiếp tục là “vùng sáng” trong bản đồ PCI cả nước. Mảng sáng chung của các địa phương dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp chính là tính năng động của chính quyền, chi phí thời gian, chi phí không chính thức thấp, gia nhập thị trường - các chỉ số thành phần cấu thành kết quả PCI của các tỉnh thành trong vùng liên tục đạt điểm số khá tốt nhiều năm liền. ĐBSCL có 5/7 địa phương đứng đầu cả nước trong nhóm “rất tốt và tốt”, gồm Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ...

Thư viện VideoClip: TÁI CƠ CẤU NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

Kinh tế ĐBSCL tiếp tục vượt khó

17/04/2014, 14:23:38   Từ đầu năm 2014, các tỉnh ĐBSCL tập trung thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận định, trong quý I/2014, cùng với cả nước, kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương thu hoạch trên 976.000 ha lúa Đông Xuân (chiếm 60,8% diện tích xuống giống), năng suất bình quân 6,87 tấn/ha (có nơi lên đến 10 tấn/ha), sản lượng đạt khoảng 6,5 triệu tấn. Các địa phương cũng đã xuống giống được 258.000 ha lúa Hè Thu. Sau quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo của Thủ tướng Chính phủ, giá lúa có nhích lên. Tuy nhiên tình hình triển khai thu mua tạm trữ của các doanh nghiệp còn chậm. Về sản xuất công nghiệp, mặc dù chỉ số...