Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Vốn FDI vào nông nghiệp chưa nhiều: Vì sao?

VTV Online, Thứ tư 25/06/2014 15:50 Theo con số thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4/2014 Việt Nam có đến 16.300  dự án FDI  được cấp phép, nhưng lĩnh vực nông nghiệp chỉ có khoảng 500 dự án. Nếu xét về vốn thì chỉ chiếm chưa tới 1,5% tổng số vốn ngoại đầu tư vào nước ta. Các dự án này lại có sự chênh lệch cao giữa các ngành nghề và phân bố không đều giữa các địa phương. Mặt khác, đối tác đầu tư cũng chủ yếu là các quốc gia có nền nông nghiệp chưa thực sự phát triển cao, trong khi đó rất ít dự án của Nhật Bản, Mỹ và các nước EU. Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới và nông nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên đặc biệt trong khuyến khích FDI. Tuy nhiên nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào nông nghiệp vẫn chưa được nhiều. Ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng: “Thực sự là đầu tư vào nông nghiệp, các đối tác dè dặt hơn bởi mang lại lợi ích c...

Nhớ lụa Tân Châu

Trần Hữu Hiệp Báo diện tử DÂN VIỆT, ngày 29-6-2014. “...Gái nào thảo bằng gái Tân Châu/Tháng ngày dệt lụa trồng dâu/Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”. Câu hò xưa như lời giới thiệu mộc mạc về con gái xứ lụa Tân Châu, An Giang, nơi đầu nguồn sông Hậu. Đường về Tân Châu bây giờ không còn được nghe tiếng khung cửi xập xình hòa trong tiếng chày đêm dập lụa. Xứ cù lao, vùng ven sông Hậu ngày nào, nay không còn xanh ngát những bãi dâu, nhưng lụa Tân Châu, lãnh Mỹ A vang bóng một thời vẫn còn trong ký ức nhiều người miền Tây. Thập niên 50-60, đàn bà, con gái Nam Bộ, kể cả cánh đàn ông, không ai mà không biết, ưa chuộng, tin dùng hàng lụa Tân Châu. Sắc đen bóng láng, dập dờn của áo bà ba, quần lãnh Mỹ A một thời uốn theo đường cong mềm mại, tự nhiên trên cơ thể của con gái miệt vườn, xứ rẫy và nhiều phụ nữ thị thành đã tạo ra sức quyến rũ lạ kỳ của loại lụa độc đáo này. Nguyên liệu để dệt ra lụa Tân Châu đều do người dân nơi đây tự trồng dâu nuôi tằm để sản xuất ra tơ dệt lụa, tr...

Lấy trứng ra từ một rổ

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 30/06/2014 08:04 (GMT + 7) TT - Nhìn đường sá, chợ búa bày bán ê hề vải thiều chỉ với giá 15.000 đồng/kg, chôm chôm chỉ 10.000 đồng/kg... mà không khỏi xót xa cho người nông dân xứ mình. Nhiều năm qua, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn yếu tố Trung Quốc từ đầu vào đến đầu ra, bộc lộ sự “dễ bị tổn thương” và không bền vững. Điều chỉnh cán cân thương mại, xuất nhập khẩu Việt - Trung theo nguyên tắc chủ động, cân bằng lợi ích, đo lường bất trắc theo các kịch bản là vấn đề quan trọng. Đó cũng là cách “lấy trứng ra từ một rổ” để giảm rủi ro, thua thiệt cho nông sản Việt, là cơ hội để thúc đẩy nông sản nước nhà tìm các thị trường mới, phát triển bền vững. Tín hiệu đáng mừng gần đây là ngày càng có nhiều hơn doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng chủ động tự tìm hướng đi cho mình, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhiều loại trái cây, củ quả, thủy hải sản đã tìm cách sang thị trường EU, Nhật, Mỹ, Ấn Độ và các nước ASEAN. Không chỉ với h...

Thư viện VideoClip: ĐBSCL TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NÔNG NGHIỆP

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Thứ hai, 30 Tháng 6 2014 | Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4/2014 Việt Nam có đến 16.300 dự án FDI được cấp phép, nhưng lĩnh vực nông nghiệp chỉ có khoảng 500 dự án, chiếm chưa tới 1,5% tổng số vốn ngoại đầu tư vào nước ta.   Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án này lại có sự chênh lệch cao giữa các ngành nghề và phân bố không đều giữa các địa phương. Mặt khác, đối tác đầu tư cũng chủ yếu là các quốc gia có nền nông nghiệp chưa thực sự phát triển cao, trong khi đó rất ít dự án của Nhật Bản, Mỹ và các nước EU. Ngoài nguyên nhân do liên kết thiếu bền vững trong sản xuất và chính sách, định hướng chiến lược thu hút FDI vào nông nghiệp chưa rõ ràng, vấn đề cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố quan trọng khiến các doanh nghiệp lo ngại. Đầu tư số vốn gần 100 triệu USD xây dựng 5 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi lớn tại Việt Nam, Tập đoàn De Heus của Hà Lan nhận thấy tiềm năng chăn nuôi tại đây còn r...

Ông Vụ trưởng đam mê con chữ

Đức Khánh Báo Nông thôn ngày nay, ngày 22-6-2014 Đó chính là Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Trần Hữu Hiệp. Đối với ông Hiệp, chuyện viết lách dường như đã trở thành cái nghiệp, thấm vào máu, vào hơi thở, nhịp đập con tim... Nhiều người có chung nhận xét: Mỗi lời văn, ngôn từ được thể hiện trên từng tác phẩm báo chí của ông Trần Hữu Hiệp đều đậm chất Nam Bộ. Những tác phẩm báo chí của ông khiến người đọc nghiền ngẫm, thú vị và luôn cảm nhận một bức tranh đồng quê trù phú, về cuộc sống sinh động của con người miền Tây Nam Bộ. 33 năm làm báo “lụi” Về thâm niên làm báo “lụi” của ông Hiệp, nếu nói ra chắc nhiều người phải “té ngửa”, đôi khi nửa tin nửa ngờ. Với 48 tuổi đời thì ông chí ít đã có 33 năm làm nghề viết báo với khối tài sản là hàng nghìn tác phẩm, bản tin. Tôi may mắn quen biết ông đã được chừng 10 năm, từ khi tôi còn là thằng sinh viên báo chí mới ra trường tập tễnh dấn thân vào nghề báo. Ông đối với tôi như là một người bạn, người anh, người thầ...

Nợ đọng văn bản và nợ dân

Trần Hữu Hiệp SGGP, Chủ nhật, 22/06/2014, 02:16 (GMT+7) Nợ đọng văn bản là một trong bốn “món nợ dân” được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc đến, các đại biểu Quốc hội chất vấn vị “tư lệnh” ngành Tư pháp. Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, có hay không việc cài lợi ích nhóm vào công việc xây dựng pháp luật và “vừa thiết kế, vừa thi công” của các bộ, ngành trong làm luật và thực thi pháp luật, Bộ trưởng Tư pháp có phần lúng túng, không trả lời thẳng mà phải dựa vào nguyên tắc pháp luật “thể chế chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng”.  Mặc dù hơn 90% văn bản luật của Quốc hội là do Chính phủ dự thảo, trình ban hành, nhưng Chính phủ lại là “con nợ” lớn. Số lượng văn bản, nhất là văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh chậm ban hành, nợ đọng kéo dài, gây bức xúc. Tháng 4-2014, Bộ Tư pháp có báo cáo, còn 29/44 văn bản thuộc thẩm quyền Chính phủ chưa được ban hành, chiếm 65,9%; còn 38/46 văn bản thuộc thẩm quyền các bộ, ngành chưa ban hành, chiếm 82,6%. T...

Ai dìa rốn cá miền Tây!

Trần Hữu Hiệp Báo diện tử Dân Việt ngày 19-6-2014 “Công danh chi nữa mà chờ/Dìa kinh Long Phụng đặt lờ nuôi em”. Lung Ngọc Hoàng thuộc địa phận 2 xã Phương Bình và Phương Ninh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, được bao bọc bởi dòng kinh Long Phụng. Khác với nhiều địa danh mộc mạc, quen thuộc như Xẻo Môn, Xẻo Đước… Cái tên đẹp của kinh Long Phụng, lung Ngọc Hoàng vẫn không làm mất đi chất dân dã, mà còn gợi cảm về một món quà thiên nhiên dành tặng những người dân chất phác, thật thà. Lung Ngọc Hoàng – xứ sở của trời, miền đất ngập nước quanh năm, từ lâu được xem là rún cá miền Tây. Vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lung Ngọc Hoàng rộng khoảng 2.800ha, không chỉ là “lá phổi xanh” của ĐBSCL, mà còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học độc đáo. Nơi đây còn lưu giữ vẻ nguyên sơ đặc trưng với rừng tràm, thảm thực vật phong phú, hơn 300 loài chim có tên trong sách đỏ, hơn 200 loài cá và nhiều động vật đặc hữu, rắn, rùa. Khác với nơi có sông lớn, mùa nước nổi, cá linh, mè...