Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Truy xuất nguồn gốc cát

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 05/05/2017   TTO - Tại sao hàng gian, thực phẩm bẩn truy xuất được nơi sản xuất để xử lý, còn cát thì không? Có hay không “khoảng trống trách nhiệm” khi có sự chồng chéo giữa các bên quản lý khai thác cát để cát tặc lợi dụng? Các vụ sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu nghiêm trọng xảy ra liên tục gần đây đã được nhận diện bởi thủ phạm chính là cát tặc. Đó cũng chính là “nhân tai” bị các nhà khoa học vạch mặt trong việc làm hỏng “chiếc áo giáp phù sa” bồi lắng từ hệ thống sông chảy ra biển, vốn là vũ khí lợi hại bảo vệ vùng bờ, nay phải gánh hệ lụy 600km bờ biển ở ĐBSCL bị xói mòn. Cát tặc không chỉ xảy ra ở vùng sông nước Cửu Long, mà đã trở nên phổ biến ở khắp các nơi trên cả nước, có lúc hoạt động ngang nhiên. Những con số thống kê sơ bộ không khỏi làm nhiều người giật mình. Mặc dù từ cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã cấm xuất khẩu cát, nhưng nhiều phi vụ lại nghiễm nhiên khoác lên mình “chiếc áo” cát nhiễm mặn từ việc tận thu do nạo ...

Xuất khẩu gạo cần “hệ điều hành” mới

Trần Hữu Hiệp Báo Công Thương, ngày 20/05/2017 Bộ Công Thương đang chủ trì phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá thực tiễn 7 năm thi hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo để lấy ý kiến, trình ban hành Nghị định mới. Thay thế Nghị định 109 là cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là chỉ “chỉnh sửa” hay phải “làm mới” cho phù hợp yêu cầu, tình hình thực tế? Một số quy định về kho chứa gạo không phù hợp cần được bãi bỏ Điều kiện xuất khẩu gạo -“chiếc áo chật”! Các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cần được nhìn nhận dưới góc độ: Tại sao cần? Quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập gì cần thiết phải thay đổi? Bởi, nếu thiếu công cụ quản lý hiệu quả thì ngành kinh doanh nhạy cảm như xuất khẩu gạo dễ trở nên bát nháo, nhưng “bó” quá thì gây khó khăn cho doanh nghiệp, thương nhân, tác động tiêu cực trở lại. Không thể phủ nhận, Nghị định 109 đã có những đóng góp tích cự...

Chạy lở, “nước đói” và sự biến dạng đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 28/04/2017   TTO - Mấy năm nay, ĐBSCL vắng bóng mùa nước nổi, thưa dần hoặc không còn cảnh chạy lũ. Nhưng nhiều người dân vùng này hiện đang rơi vào tình thế khắc nghiệt hơn, nguy hiểm hơn. Đó là cảnh nhốn nháo, bất an lo chạy lở. Sông Tiền, sông Hậu vốn hiền hòa, bao đời mang phù sa kiến tạo đồng bằng. Nay sông mẹ như trong cơn đói nước, thiếu thức ăn phù sa, tính khí hung dữ, thất thường, tạo ra cơn cuồng phong bằng các trận sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Mới đây, một góc thị tứ sung túc bên bờ sông Vàm Nao, huyện Chợ Mới (An Giang) bỗng chốc biến mất trước sức mạnh thủy thần, góp thêm nỗi lo cho việc phải di dời khoảng 20.000 hộ dân sống ven sông của tỉnh An Giang. Các vụ sạt lở xảy ra khá phổ biến, không chỉ ở tỉnh đầu nguồn sông Hậu, mà còn xuất hiện thường xuyên ở nhiều địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... và dọc bờ biển. Khi sạt lở diễn ra trên diện rộng thì rõ ràng là đã có sự mất cân bằng trên toàn hệ ...

Sản xuất nông nghiệp như chơi lô tô

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 03/04/2017 TTO - Báo cáo xuất nhập khẩu lần đầu tiên được Bộ Công thương công bố mới đây cho thấy một bức tranh khả quan. Năm 2016, mặc dù thị trường thế giới có nhiều bất ổn, song Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, tăng 9% so với năm trước, đạt 176,6 tỉ USD. Trong đó, các mặt hàng nông, thủy sản chiếm vị trí quan trọng, góp phần cải thiện cán cân thương mại từ nhập siêu 2,55 tỉ USD năm 2015 sang xuất siêu 2,52 tỉ USD năm 2016. Nhóm hàng này đã góp 7/24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Nhưng cùng với thông tin khả quan về xuất khẩu năm qua là hàng loạt nỗi lo tắc đầu ra nông sản trong các tháng đầu năm nay. Như có tính chu kỳ, khó khăn lặp đi lặp lại, biết trước nhưng không lường được. Hàng loạt nông sản lại rớt giá, hậu quả là bà con nông dân lãnh đủ. Nông dân nuôi heo, trồng chuối năm qua đã “bại trận” vì giá heo hơi, giá chuối rớt thảm. Nay nhiều bà con ở miền Tây, miền Trung, Tây Nguyên lại tiếp tục “m...

LIÊN KẾT VÙNG ĐỂ XỬ LÝ RÁC

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 29-3-2017 TTO - Câu chuyện “Đồng bằng sông Cửu Long loay hoay với rác” (Tuổi Trẻ ngày 26-3) đòi hỏi cần giải bài toán căn cơ hơn cho vấn đề rác thải ở khu vực này. Rác đang là bài toán nan giải đối với nhiều tỉnh thành ở ĐBSCL. Trong ảnh: Nhà máy xử lý rác thải Tâm Sinh Nghĩa (Long An) - Ảnh: An Long Yêu cầu “xây dựng và ban hành luật tái chế, coi chất thải trong nước là tài nguyên” đã được xác định trong chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Nhưng con đường đưa rác thải của vùng ĐBSCL từ gánh nặng môi trường trở thành tài nguyên của xã hội cần nhiều nỗ lực và giải pháp đồng bộ hơn nữa Nhìn ở cấp độ vùng, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện chưa có quy hoạch hệ thống xử lý rác thải. Giải quyết vấn đề môi trường vốn không phụ thuộc vào “ranh giới hành chính tỉnh” nhưng thực tế vừa qua, mỗi tỉnh tự lo kêu gọi, đầu tư cho riêng mình, thiếu phối hợp liên tỉnh. Đây lại là lĩnh vực đầu tư kém hấp dẫn, khó thu hút dự án...

Thủy sản ĐBSCL và câu chuyện “vỡ nợ”

Kỳ 1: Dễ tổn thương như doanh nghiệp thủy sản Trần Lưu Báo L ao Đ ộng, ngày 04/04/2017 Khoảng cuối tháng 10.2016, lãnh đạo Cty Thuận An (Tafishco - An Giang) ra nước ngoài rồi không trở về khiến ngân hàng và các hộ nông dân lâm vào cảnh điêu đứng. Câu chuyện “vỡ nợ” của các đại gia thủy sản một lần nữa đã đặt ra những yêu cầu bức thiết, đòi hỏi phải có giải pháp mạnh mẽ để thải loại những nhân tố vốn đã chết yểu trên “đường bơi” từ trước… Loại bỏ các yếu tố do chủ doanh nghiệp lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, câu kết với cán bộ ngân hàng rút tiền tín dụng tiêu xài…; hiện tượng các đại gia cá tra vỡ nợ là một bài học vẫn còn nóng hổi, mà ở đó, những yếu kém nội tại đã tạo nên “tử huyệt” - để khi chỉ cần gặp khó khăn trong một đơn hàng, doanh nghiệp ngay lập tức điêu đứng… Người nuôi cá tra năm nay được mùa giá, nhưng không ai dám chắc năm sau Quá nhiều bất cập! Khởi điểm từ cuối thập niên 90, con cá tra ĐBSCL đã lập nên những kỳ tích với mức tăng trưởng đáng kể qua từng n...

Đại gia cá tra vỡ nợ' và bài học cho một ngành kinh tế

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày  24/03/2017 Việc vợ chồng Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tafishco - An Giang mấy tháng qua bỏ ra nước ngoài không trở về, để lại khoảng nợ lớn của nhiều khách hàng, làm nhiều người đứng ngồi không yên. Thực ra, việc các “đại gia thủy sản” lâm nợ, bỏ trốn hay bị bắt đã xảy ra lâu nay. Nó như một “hàn thử biểu” đo độ nóng - lạnh của ngành kinh tế quan trọng này ở miền Tây Nam Bộ. Vì sao, trong mấy năm qua, lại có nhiều đại gia thủy sản vỡ nợ như vậy? Loại bỏ các yếu tố do chủ doanh nghiệp lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, câu kết với cán bộ ngân hàng rút tiền tín dụng tiêu xài hay đầu tư vào bất động sản hay ngành kinh doanh khác rồi vỡ nợ; cần phân tích thấu đáo thực trạng, rút ra bài học cho ngành cá tra.  Thu hoạch cá tra ở Thốt Nốt, Cần Thơ Phía sau kỳ tích con cá Lịch sử hình thành và phát triển của nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL đã tạo ra kỳ tích. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, khởi điểm từ cuối ...