Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

ĐBSCL hụt hơi với sản phẩm chủ lực

NLĐ, 06-05-2019 - 09:59 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư Trùng lắp, chạy theo sản lượng khiến nhiều sản phẩm chủ lực của các tỉnh, thành ở ĐBSCL sau một thời gian triển khai sản xuất không tiêu thụ được, nông dân lâm cảnh nợ nần. ·          25-04-2019   Gian nan gỡ "thẻ vàng" thủy sản ·          19-04-2019   Thủy sản tuy không còn phong độ cao nhưng vẫn còn nhiều hy vọng ·          18-04-2019   Xuất khẩu thủy sản sang các nước CPTPP tăng mạnh trong tháng 3/2019 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa, vựa trái cây và vựa thủy sản lớn của cả nước. Thế nhưng, nhiều năm qua, các địa phương trong khu vực cứ luôn "đau đầu" với tình trạng sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh nhà luôn xáo trộn. Đổ nợ vì mía, cá Mía là một trong những cây trồng được kỳ vọng mang lại thu nhập tốt cho nông dân ở một số địa phương của tỉnh Long An, Trà Vinh, Sóc Tr...

Mối nguy sạt lở, sụt lún

Trần Hữu Hiệp SGGP  Thứ Ba, 7/5/2019 01:30 Mặc dù đang mùa khô, nhưng nhiều vụ sạt lở, sụt lún nghiêm trọng vẫn xảy ra ở ĐBSCL. Thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết hiện có 326 vị trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài gần 786km. Trong số đó có 57 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 164km. Còn tốc độ sụt lún trung bình ở ĐBSCL đã lên tới hơn 1,1cm/năm, có nơi 2,5cm/năm, cao hơn 10 lần so với tốc độ nước biển dâng. Từ đầu năm 2019 đến nay, chỉ riêng huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã xảy ra 10 điểm sạt lở, làm mất trên 1.000m² đất. Tại TP Cần Thơ, vụ sạt lở ngày 24-4 ở phường Thới An, quận Ô Môn gây thiệt hại 11 nhà. Cũng tại khu vực này, năm trước sạt lở làm thiệt hại 34 căn nhà. Ước tính hàng năm, sạt lở đã làm mất 300- 500ha đất ở vùng ĐBSCL. Nguyên nhân được nhận diện từ việc sông Mê Công bị chặn dòng, xây chuỗi đập thủy điện, do bị “trích máu” bằng các dự án chuyển nước dòng chính làm giảm một nửa lượng phù sa là chất dinh dưỡng nuôi sống c...

Loay hoay giải bài toán logistics ở ĐBSCL

Trung Chánh Thứ Tư,  8/5/2019, 18:44  (TBKTSG) - Không thể xuất khẩu trực tiếp, hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) buộc phải trung chuyển qua các cảng ở Đông Nam bộ, làm tăng chi phí, tạo gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, bài toán hiệu quả về logistics cho khu vực này vẫn loay hoay và chưa có lối ra. Vận tải thủy đang “mắc cạn” BOT đường thủy cũng lắm vấn đề Một góc Tân Cảng Cái Cui (Cần Thơ), nơi kết nối tàu ra biển qua kênh Quan Chánh Bố. Ảnh: Trung Chánh “Mượn đường” đi quốc tế, doanh nghiệp chịu thiệt Tại hội thảo “Tăng cường tính kết nối nhằm cải thiện chuỗi giá trị hàng nông sản và thủy sản của ĐBSCL” được tổ chức tuần trước ở thành phố Cần Thơ, nhiều ý kiến đã chỉ ra rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông, thủy sản ở ĐBSCL phải chịu gánh nặng rất lớn về chi phí logistics do việc đưa hàng ra nước ngoài phụ thuộc vào các cảng ở Đông Nam bộ. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế bi...

Đôi chân đồng bằng

TS TRẦN HỮU HIỆP Báo Nông nghiệp Việt Nam, 07:05, Thứ 2, 29/04/2019 Tài nguyên đất và nước ví như đôi chân kiến tạo và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đôi chân đó đang đứng trước nhiều thách thức. Sạt lở vì “nước đói” và sụt lún như kẻ thù giấu mặt dưới đất là thách thức lớn cần được chính trị và thích ứng hiệu quả. Nước đói ĐBSCL đang mùa khô, nhưng sạt lở vẫn đang diễn ra dọc theo bờ sông, bờ biển cho thấy tính phức tạp, bất thường và ngày càng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, toàn vùng có 265 điểm sạt lở bờ sông nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 450km, làm cuốn trôi khoảng 500ha đất mỗi năm. Tương tự, hơn một nửa chiều dài bờ biển ĐBSCL cũng đang bị sạt lở nghiêm trọng, làm mất khoảng 5 km2 đất ven biển mỗi năm. Tình trạng sạt lở, sụt lún nghiêm trọng ở ĐBSCL cần được giải quyết ngay từ các vấn đề nội tại của vùng Nguyên nhân sạt lở được nhận diện từ những bất cập nội tại của vùng, sự phá vỡ các “túi trữ nước” tự nhiên như Đồng Tháp Mư...

Tạo lập vốn từ kinh tế chia sẻ và liên kết xây dựng thành phố thông minh

TS.TRẦN HỮU HIỆP Tạp chí Nhà Đầu Tư, ngày 30, Tháng 04, 2019 | 07:02 Nhàđầutư  Trong điều kiện các nguồn lực đầu tư ngày càng khan hiếm, thì việc nhận diện, tìm ra cơ chế, chính sách và giải pháp tạo lập vốn từ kinh tế chia sẻ và liên kết xây dựng thành phố thông minh đang triển khai riêng lẻ ở từng địa phương là nguồn lực đầu tư mới quan trọng. “Tài nguyên ảo” không còn ảo Tài nguyên là nguồn của cải có sẵn trong tự nhiên chưa khai thác hoặc đang được khai thác, là mọi đối tượng của xử lý thông tin như bộ nhớ, tệp dữ liệu, chương trình máy tính (Từ điển Tiếng Việt ,  trang 1373-1374, Trung tâm Từ điển học – Vietlex, 2011).  Tài nguyên thể hiện dưới dạng vật thể như tài nguyên đất, tài nguyên nước hoặc dưới dạng phi vật thể như tri thức khoa học. Trong thời đại kinh tế tri thức, các dạng “tài nguyên ảo” dưới dạng thông tin, dữ liệu sẽ không còn ảo mà là một nguồn lực đầu tư. Trong đó, các loại hình kinh tế chia sẻ được gia tăng và chia sẻ giá trị từ cá...

TS Trần Hữu Hiệp: 'Cần may lại chiếc áo pháp lý cho đất đai'

Vietnam Finance, 08:17 01/05/2019 Tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã có tờ trình xin lùi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đến sau năm 2020. Vậy là một lần nữa, đạo luật quan trọng này lại trễ hẹn. Cần may lại chiếc áo pháp lý cho đất đai. Ảnh minh họa, Sức nóng từ đất Mặc dù chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện, quyền sử dụng đất được mở rộng, thị trường bất động sản được hình thành, nhưng quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế. Quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều vướng mắc. Trong nhiều trường hợp, lợi ích của người dân bị thu hồi đất và lợi ích của Nhà nước chưa được bảo đảm. Quyền sử dụng đất không chỉ được mua bán kèm theo các loại bất động sản như nhà, công trình kiến trúc mà nó còn được sang nhượng một cách riêng lẻ dưới dạng các giao dịch dân sự. Hoạt động mua bán này đang diễn ra theo cơ chế thị trường...