Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Khơi thông điểm nghẽn tín dụng

  Trần Hữu Hiệp Phụ nữ TPHCM -  30/09/2023 - 06:18 PNO - Bảo đảm các nguồn lực lưu thông thông suốt là yếu tố quyết định hiệu quả của nền kinh tế và doanh nghiệp, là hướng giải quyết cho tình cảnh tiền ngân hàng thừa trong khi doanh nghiệp vẫn khát vốn. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước liên tục hối thúc các ngân hàng thương mại hạ lãi suất, áp dụng nhiều giải pháp nới lỏng điều kiện cho vay, đồng thời triển khai nhiều gói ưu đãi tín dụng lớn như gói 120.000 tỉ đồng để xây nhà ở xã hội, gói 10.000 tỉ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Nhưng tiến độ giải ngân vẫn chậm, ít doanh nghiệp tiếp cận được vốn. Tăng trưởng tín dụng nền kinh tế 8 tháng đầu năm 2023 mới đạt 5,56%, thấp hơn cùng kỳ năm trước (9,88%) và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay (14%). Tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10%, nhập khẩu giảm 16,2%. Thị trường tài chính - tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị t...

Khi dự thảo quy định 'lái xe máy phải khám sức khỏe định kỳ' được điều chỉnh sớm

  Trần Hữu Hiệp Tuổi Trẻ - 01/10/2023 09:33 GMT+7 Đề tài "thời sự vỉa hè" của nhóm cà phê sáng chúng tôi mấy ngày qua là quy định bắt buộc lái xe máy phải khám sức khỏe định kỳ trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Người đi xe máy ở khung giờ cao điểm tại nút giao thông An Phú, TP.HCM Có người đồng tình vì cho rằng xe cơ giới là loại tài sản có nguồn nguy hiểm cao độ, cần kiểm soát tình trạng  sức khỏe  người lái xe để đảm bảo an toàn. Nhưng hầu hết ý kiến phản đối, chứng minh sự không cần thiết của quy định này. Nếu dự luật buộc lái xe khám sức khỏe định kỳ chung chung dễ dẫn đến hướng dẫn tùy tiện. Tôi xem khảo sát nhanh của báo  Tuổi Trẻ Online  cho thấy có đến 95% người không đồng ý. Hầu hết các chuyên gia pháp lý, y tế, giao thông vận tải cũng cho rằng quy định này khó khả thi và không cần thiết. Lắng nghe ý kiến góp ý của người dân mấy ngày qua, trong bản dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ lần thứ 4, Bộ Công an...

Du lịch: Đừng chỉ dựa vào các mùa lễ!

  Trần Hữu Hiệp Kinh tế Sài Gòn Online - Chủ Nhật, 24/09/2023 (KTSG) – Một năm có một mùa hè, mấy ngày nghỉ Tết và vài dịp lễ là mùa làm ăn của ngành du lịch. Trong khi du khách có 52 dịp cuối tuần, 365 ngày để du lịch và làm việc. Làm gì để tăng sức hút các mùa du lịch, vượt qua mùa vụ để lên chuyên nghiệp? Câu hỏi cũ vẫn chờ lời đáp mới. Biểu diễn flyboard trên kênh Nhiêu Lộc trong Lễ hội sông nước TPHCM lần thứ nhất năm 2023. Ảnh: N.K   Kỳ nghỉ lễ 2-9 vừa qua, thiên đường du lịch Phú Quốc lặp lại “kịch bản” vắng khách như dịp lễ 30-4 và 1-5 trước đó. Lượng khách đến đảo ngọc giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với nhiều trọng điểm du lịch khác. Lý giải tình trạng này, chính quyền các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước cho rằng, do thời tiết không thuận lợi, đi lại khó khăn, chi phí di chuyển cao, do hết mùa hè, sắp vào mùa tựu trường. Cùng dịp lễ Quốc khánh, các thành phố không phải là trọng điểm du lịch, như TPHCM, Hà ...

Để sầu riêng luôn cười

  Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ - 23/09/2023 10:26 GMT+7 Xuất khẩu trái cây tám tháng đầu năm 2023 đạt hơn 3,4 tỉ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sầu riêng là điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông sản cả nước.  Loại trái cây vua này sau nhiều bận khóc cười bây giờ đang lên ngôi, mang lại lợi nhuận hấp dẫn, tạo ra sức hút mạnh mẽ với nhiều nhà vườn và thương nhân. Xuất khẩu sầu riêng là điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông sản cả nước - Ảnh: THẢO THƯƠNG Tròn một năm sau sự kiện lô hàng  sầu riêng  đầu tiên xuất khẩu chính ngạch chiếm gần 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Ước đến cuối năm, trái sầu riêng sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỉ USD, tăng hơn 3,5 lần so năm trước. Bốn lợi thế của trái sầu riêng Việt thách thức vị trí hàng đầu thế giới mà người Thái chiếm giữ nhiều năm qua. Đó là lợi thế gần Trung Quốc - thị trường tiêu dùng sầu riêng lớn nhất thế giới với khoảng 4,2 tỉ USD/năm. Thương nhân Việt chỉ cần 1,5 -...

Trông đợi quyết sách khơi thông nguồn lực phát triển

  Trần Hữu Hiệp Báo Đại biểu Nhân dân -  Thứ Ba, 19/09/2023, 15:11 Nguồn lực cho sự phát triển mà Quốc hội quyết là có hạn. Thông qua những trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, mong Quốc hội sẽ đưa ra quyết sách nhằm tạo ra nguồn lực mới, ưu tiên giải quyết các vấn đề mới phát sinh mang tính đột phá cho phát triển. Thách thức từ không gian phát triển mới Năm 2023, trước bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, một số nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái, kinh tế nước ta tuy duy trì ổn định, bảo đảm các cân đối lớn, tăng thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn rất lớn! 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,72%, tạo áp lực lớn lên các quý còn lại của năm 2023 ( mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,5%, do đó tăng trưởng 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 9%).  Xuất nhập khẩu - động lực chính của tăng trưởng, 8 tháng qua, kim ngạch ước giảm 10%, nhập khẩu giảm 16,2%. Hoạt độ...

Trợ lực cho miền Tây tăng tốc phát triển

  Trần Hữu Hiệp SGGP 18/09/2023 06:52 (GMT+7) Gần đây, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã và đang có nhiều trợ lực để miền Tây tăng tốc trong giai đoạn phát triển mới. Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với 13 địa phương ĐBSCL về thúc đẩy các dự án cao tốc và ODA; đi khảo sát thực tế và có cuộc làm việc với lãnh đạo các địa phương về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được phân công làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng, làm việc với 8 tỉnh, thành để thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Toàn cảnh cầu Mỹ Thuận 2 song song với cầu Mỹ Thuận hiện hữu, nối tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ. Dự án cầu Mỹ Thuận 2 có tổng chiều dài khoảng 6,6 km, tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng. Ảnh  NAM LONG (Báo Thanh Niên) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với các địa phương trong vùng ĐBSCL về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Phó Thủ tướng...

Tổng cầu tăng trở lại, doanh nghiệp vẫn cần hỗ trợ

  GIA BẢO Báo Cần Thơ - 09/09/2023 - 22:39 Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 8-2023 tiếp tục có những tín hiệu tích cực, tăng so với tháng 7-2023, nhưng chưa có sự gia tăng đột biến do sự phục hồi chậm của kinh tế toàn cầu. Thị trường khởi sắc trở lại sau thời gian dài ảm đạm là tín hiệu vui cho doanh nghiệp (DN), tuy nhiên DN vẫn rất cần sự hỗ trợ đồng bộ hơn để gỡ các nút thắt thị trường, vốn cho sản xuất kinh doanh các tháng cuối năm. Thị trường khởi sắc nhưng chưa vững chắc Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Ấn Độ Dương, KCN Thốt Nốt (TP Cần Thơ). Ảnh: M.HUYỀN Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tháng 8-2023, sản xuất công nghiệp và thương mại tăng so với tháng 7-2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính tăng 2,9% so với tháng 7 và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là tháng thứ 4 đạt mức tăng liên tiếp so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có 49 địa phương có chỉ số IIP tăng; một số địa phương tăng khá cao so với cù...