Trần Hữu Hiệp
Tuổi Trẻ - 01/10/2023 09:33 GMT+7
Đề tài "thời sự vỉa hè" của nhóm cà phê sáng chúng tôi mấy ngày qua là quy định bắt buộc lái xe máy phải khám sức khỏe định kỳ trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Người
đi xe máy ở khung giờ cao điểm tại nút giao thông An Phú, TP.HCM
Có
người đồng tình vì cho rằng xe cơ giới là loại tài sản có nguồn nguy hiểm cao
độ, cần kiểm soát tình trạng sức khỏe người
lái xe để đảm bảo an toàn. Nhưng hầu hết ý kiến phản đối, chứng minh sự không
cần thiết của quy định này.
Nếu
dự luật buộc lái xe khám sức khỏe định kỳ chung chung dễ dẫn đến hướng dẫn tùy
tiện. Tôi xem khảo sát nhanh của báo Tuổi Trẻ Online cho thấy
có đến 95% người không đồng ý. Hầu hết các chuyên gia pháp lý, y tế, giao thông
vận tải cũng cho rằng quy định này khó khả thi và không cần thiết.
Lắng
nghe ý kiến góp ý của người dân mấy ngày qua, trong bản dự thảo Luật Trật tự,
an toàn giao thông đường bộ lần thứ 4, Bộ Công an - cơ quan chủ trì dự thảo
luật - đã có điều chỉnh, không quy định bắt buộc khám sức khỏe định kỳ với
người lái xe máy. Điều này theo tôi là cần thiết.
Quy
định đảm bảo sức khỏe người lái xe làm tôi nhớ lại chuyện khôi hài về "ngực lép không
được lái xe" hơn 10 năm trước. Năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành thông tư kèm theo
bảng tiêu chuẩn sức khỏe tài xế, trong đó có quy định người cao dưới 1,45m,
trọng lượng dưới 40kg và số đo vòng ngực dưới 72cm không được cấp bằng lái hạng
A1, tức không được đi xe trên 50cc, khiến những người rơi vào hoàn cảnh này
"bỗng dưng muốn khóc".
Dư
luận phản ứng, Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo bộ ngưng thi hành, cơ quan soạn
thảo rút kinh nghiệm sâu sắc về việc ban hành văn bản pháp quy, phải đảm bảo
tiêu chuẩn chuyên môn, tính khả thi và ý kiến người dân bị tác động.
Điểm
yếu trong xây dựng luật là tuổi thọ của các đạo luật của ta thường rất ngắn có
phần do thời thế thay đổi và tính thực tiễn không cao, chậm đi vào cuộc sống.
Pháp luật không chỉ quy định những điều cấm, nghĩa vụ công dân phải làm, được
phép làm mà nó cần tạo ra một không gian hợp lý để người dân thật sự thoải mái
thi hành luật.
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộđược
sửa đổi bổ sung qua phiên bản mới vẫn cần tiếp tục được xem xét, góp ý nhưng
thái độ lắng nghe, tiếp thu ý kiến người dân cũng cho thấy tín hiệu tích cực
trong công tác xây dựng pháp luật. Tôi từng được một tài xế taxi tuổi ngoài 70 chở đi
khắp đường phố Nhật Bản. Ông ta rất tự hào về thái độ phục vụ chuyên nghiệp và
sức khỏe của mình khi tôi ngỏ ý phụ giúp việc xách hành lý của tôi.
Chính
phủ Nhật cũng quy định việc tài xế ô tô chuyên nghiệp tuổi trên 70 phải khám
sức khỏe định kỳ ba năm/lần với các bài test đơn giản, thực chất. Và hiện nay
trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào buộc người lái xe gắn máy phải khám
sức khỏe định kỳ.
Pháp
luật là đúng sai, là mệnh lệnh, là phương tiện điều hành xã hội nhưng pháp luật
cũng là "ẩm thực" của người dân, là bệ phóng cho đổi mới, sáng tạo và
phát triển khoa học công nghệ.
Cần
một tư duy làm luật, cách thức xây dựng và thực thi pháp luật theo tinh thần
khai phóng, kiến tạo hơn là nghĩa vụ bắt buộc. Đông đảo người dân rất cần các
nhà làm luật làm cho dễ hiểu, dễ thi hành như "món ăn sạch" hằng ngày
để họ vui sướng hưởng thụ và cung kính tuân thủ, quan trọng là mở đường để cuộc
sống bà con đi tới.
Nhận xét
Đăng nhận xét