Báo Giao thông - 02/05/2022, 16:30
Sau nhiều năm "ngủ yên", Đồng bằng sông
Cửu Long đã được "đánh thức" vào những năm 80 của thế kỷ
trước nhưng vẫn chưa thể vươn lên mạnh mẽ.
Bộ
Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị
quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước đột phá mới trong việc phát huy vai
trò, vị trí quan trọng đặc biệt và khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế
phát triển to lớn của Vùng trong giai đoạn mới.
Đến
năm 2030, đồng bằng sông Cửu Long đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km
đường bộ cao tốc; khoảng 4.000 km đường quốc lộ.
Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm 13
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích khoảng 40,6 nghìn km2,
chiếm 13% diện tích tự nhiên cả nước, dân số 17,5 triệu người, chiếm gần 18%
dân số cả nước.
Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển; là một
trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới; là
vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn
nhất của cả nước; đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu,
gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các
loại trái cây của cả nước...
Sau
nhiều năm "ngủ yên", Đồng bằng sông Cửu Long đã được "đánh
thức" vào những năm 80 của thế kỷ trước nhưng vẫn chưa thể vươn lên mạnh
mẽ.
Kinh
tế- xã hội của Vùng vẫn còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách
thức, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Bởi
thế, phát triển vùng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, không chỉ đối với Đồng
bằng Sông Cửu Long, với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn đối với cả
nước.
Tại
Nghị quyết 13, nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể đã được đặt ra. Vấn đề còn lại
là phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện có kết quả Nghị quyết của Bộ
Chính trị lần này về Vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Theo
nội dung Nghị quyết, sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước, kết hợp
với huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển các công trình
trọng điểm có sức lan tỏa, giải quyết các vấn đề phát triển Vùng và liên vùng.
Có
thể nói, đây là một nội dung rất quan trọng, bởi chỉ khi hệ thống hạ tầng giao
thông của Vùng hoàn thiện, phát triển đồng bộ, mọi tiềm năng lợi thế mới có thể
được phát huy tối đa.
Thực
tế, vùng Đồng bằng sông Cửu Long dù đã được Đảng và Chính phủ quan tâm đầu tư,
tuy nhiên kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế.
Đường
bộ còn nhỏ hẹp, nhiều tuyến mới chỉ được láng nhựa, vì thế chưa đáp ứng nhu cầu
vận tải, đặc biệt là đòi hỏi về vận tải hành khách, hàng hóa với thời gian
nhanh, chất lượng cao, đường bộ cao tốc trong vùng đến thời điểm này mới có gần
100 km.
Vùng
chưa có cảng biển nước sâu để có thể làm đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa đi các
nước trong khu vực và đi các tuyến biển xa…; chưa phát huy được lợi thế tự
nhiên của hệ thống đường thủy nội địa, tính kết nối giữa các phương thức vận
tải còn hạn chế…
Nguyên
nhân chủ yếu do đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long địa hình bị chia cắt
bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nền địa chất yếu, bị ảnh hưởng
bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng, do đó, suất đầu tư xây dựng cao so với
các khu vực khác trên cả nước…
Để
ĐBSCL phát triển cùng cả nước, cần dành nguồn lực và tập trung ưu tiên phát
triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung của toàn vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là hệ thống đường cao tốc.
Theo
quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng ký ban hành, đến năm 2030, đầu tư
xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000 km đường
quốc lộ; 4 cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng
hàng hóa đường thủy nội địa.
Cùng
với hệ thống giao thông của địa phương, kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đồng
bằng sông Cửu Long sẽ tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, là tiền đề, động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế cho Vùng.
Việc
cần làm ngay là các địa phương trong Vùng cần khẩn trương hoàn thành quy hoạch
tỉnh đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch
vùng.
Trên
cơ sở đó, xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030 để
tập trung huy động nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kết nối đồng bộ
và phát huy hiệu quả các dự án hạ tầng của quốc gia trên địa bàn.
Dù
đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, chịu nhiều tác động lớn của tự
nhiên, song mảnh đất Chín Rồng chắc chắn sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn nữa cùng cả
nước, vì cả nước nếu chúng ta tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 13
của Bộ Chính trị, nhất là phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại
trong khu vực.
https://www.baogiaothong.vn/de-dat-chin-rong-vuon-len-cung-ca-nuoc-192550259.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét