Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng khớp với tìm kiếm "sở hữu đất đai"

SỞ HỮU ĐẤT ĐAI - CẦN SỰ CHÍNH DANH

Bài trên báo ĐẠI ĐOÀN KẾT ngày 17/03/2012 (Click vào để xem)                                                                                  Trần Hữu Hiệp Những cánh đồng xanh trên mảnh đất đang cần chính danh "chủ đất" Sở hữu tư nhân về đất đai rất cần sự "chính danh”, nó không chỉ làm phong phú thêm "chế độ sở hữu toàn dân” về đất đai mà còn giúp từng thửa đất, ngôi nhà, mảnh vườn, miếng ruộng của người dân, cơ quan, doanh nghiệp có chủ thực sự. Thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân về đất đai trong lần sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai sắp tới là nhu cầu bức thiết. Khi "chiếc áo” pháp lý quá chật Câu chuyện về người nông dân ở Long An hàng chục năm trời tích tụ để có được gần 500 ha đất canh tác, đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn nhưng phải đối phó bằng cách nhờ người khác "đứng tên”; hàng loạt khiếu kiện đất đai kéo dài trở thành điểm nóng, chiếm đến 70% các vụ khiếu kiện hiện nay khó giải quyết dứt điểm; hệ quả của các quyết định thu hồi đất, g

QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI TRONG HIẾN PHÁP 1992 SỬA ĐỔI?

NGUYỄN SỸ PHƯƠNG Việc hạn điền hết vào năm 2013 sau 20 năm sử dụng đất nông nghiệp hiện chưa có tiền lệ giải quyết, đang trở thành nan đề sừng sững trước mắt cả người dân lẫn chính quyền, liên quan trực tiếp tới 3 phạm trù luật học: Hiến pháp, Đất đai, Quyền sở hữu, trong 3 mối quan hệ, Hiến pháp – Đất đai, Hiến pháp – Quyền sở hữu, Quyền sở hữu – Đất đai. I. Hiến định quyền sở hữu và đất đai trên cơ sở nào? Trong luật học, quyền sở hữu, bất kỳ sở hữu gì, đều được cấu thành bởi 3 quyền: Quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Quyền chiếm hữu đất được thể hiện trên văn bản nhà nước xác định toạ độ, độ lớn mảnh đất đó, có tên điạ chỉ cá nhân hoặc pháp nhân sở hữu nó, cũng đồng nghĩa với xác lập trách nhiệm pháp lý chủ sở hữu đó đối với nó, như ở Đức được đưa cả vào Hiến pháp, quy định tại Điều 14, khoản 2: “Sở hữu phải chịu trách nhiệm, và khi sử dụng nó phải đồng thời vì lợi ích chung“. Quyền định đoạt là hệ dẫn của quyền chiếm hữu, bao gồm: thừa kế,

Vài nét mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Báo Lao Động thứ năm 18/10/2012 09:50 Ngày 10.10.2012 Chính phủ chính thức đệ trình bản dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trước đó đã có nhiều hội thảo góp ý cho các bản dự thảo. Nhìn qua bản dự thảo với 14 chương và 190 điều có thể thấy gì mới so với Luật đất đai hiện hành (2003)? Những vấn đề nổi cộm mà nhân dân và các doanh nghiệp quan tâm nhất là các vấn đề sở hữu, thời hạn giao (hay thuê) đất, hạn điền, thu hồi đất, giá đất. Dưới đây chỉ ngó qua mấy vấn đề chính đó nếu có sự thay đổi so với luật hiện hành mà không góp ý chi tiết. Vấn đề hệ trọng nhất là vấn đề quyền sở hữu đất. Dự thảo Luật (Điều 12) vẫn giữ nguyên như cũ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai mới chỉ được biết đến từ ngày 18.12.1980 (Điều 19 Hiến pháp 1980). Trước đó khái niệm ấy không tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam và cũng rất hiếm thấy trên thế giới. Khái niệm này được vay mượn từ Liê

BÌNH LUẬN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI 2013

(Bài viết dựa trên Dự thảo trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 9-2012) LS. TRƯƠNG THANH ĐỨC – Trọng tài viên VIAC, Chủ tịch Công ty Luật BASICO (Trang Thông tin pháp luật dân sự) Nhìn chung Dự thảo Luật đất đai là khá tốt, đã tương đối mạch lạc, cụ thể, rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện hơn nữa, tôi xin bình luận và kiến nghị về nhiều nội dung, trong đó một số vấn đề quan trọng như: Chế độ đồng sở hữu đất đai giữa Nhà nước và công dân; thay đổi Giấy chứng nhận bất động sản; bất hợp lý trong việc thu hồi đất, bồi thường đất, thế chấp đất và điều kiện giao dịch đất đai… 1. Yêu cầu chung là phải quy định triệt để, cụ thể, rõ ràng và thực tế hơn: 1.1. Đất đai là tài sản lớn nhất, quan trọng nhất, đặc biệt nhất và minh bạch nhất (vì luôn hiển hiện muôn đời giữa thanh thiên bạch nhật và trơ gan cùng tuế nguyệt) đối với con người cũng như quốc gia, nhưng pháp luật về nó thì lại lạc hậu nhất, bất cập nhất, lộn xộn nhất, sai bản chất nhất, xa rời thực tế nhất và đi

Sở hữu đất đai - cần sự chính danh

Đón đọc Đại Đoàn Kết số 77 ra ngày 17-3-2012 (16/03/2012) Đại Đoàn Kết số 77 ra ngày 17-3-2012 trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những tin, bài chính sau đây: * Trang 12, tiếp chuyên mục  Đất đai, pháp luật, người dân số báo ra ngày thứ bảy 17-3-2012 có bài Sở hữu đất đai -  Cần sự chính danh   của Vụ trưởng Vụ KT - XH - Ban chỉ đạo Tây Nam bộ  Trần Hữu Hiệp . Từ thực tiễn thực hiện Luật Đất đai trong thời gian qua, tác giả đã nêu lên 2 vấn đề. Đó là vấn đề nhận thức lại khái niệm "chế độ sở hữu toàn dân" về đất đai và "chính danh" cho hình thức sở hữu tư nhân về đất đai đang tồn tại trong thực tế dưới dạng này hay dạng khác nhưng chưa được thừa nhận. Trên cơ sở phân tích chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, tác giả cho rằng cần có sự phân biệt khái niệm "đất đai", có nghĩa trừu tượng thuộc chế độ sở hữu toàn dân và khái niệm thửa đất, miếng đất... có nghĩa cụ thể thuộc một hình thức sở hữu. Theo tác giả, việc không xác định rõ hai khái niệm nói trê

TS Trần Hữu Hiệp: 'Cần may lại chiếc áo pháp lý cho đất đai'

Vietnam Finance, 08:17 01/05/2019 Tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã có tờ trình xin lùi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đến sau năm 2020. Vậy là một lần nữa, đạo luật quan trọng này lại trễ hẹn. Cần may lại chiếc áo pháp lý cho đất đai. Ảnh minh họa, Sức nóng từ đất Mặc dù chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện, quyền sử dụng đất được mở rộng, thị trường bất động sản được hình thành, nhưng quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế. Quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều vướng mắc. Trong nhiều trường hợp, lợi ích của người dân bị thu hồi đất và lợi ích của Nhà nước chưa được bảo đảm. Quyền sử dụng đất không chỉ được mua bán kèm theo các loại bất động sản như nhà, công trình kiến trúc mà nó còn được sang nhượng một cách riêng lẻ dưới dạng các giao dịch dân sự. Hoạt động mua bán này đang diễn ra theo cơ chế thị trường

TRỌNG TÂM SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Cụ thể nhân quyền và kiểm soát quyền lực

BÁO PHÁP LUẬT TP. HCM Trong hiến pháp hiện hành, nhiều nội dung của quyền con người đang được lồng ghép vào quyền công dân. Hiện nay quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 và đề xuất những nội dung cần phải sửa đổi đã vào giai đoạn nước rút. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về những nội dung lớn cần cấp thiết sửa đổi trong Hiến pháp 1992, GS-TS Nguyễn Đăng Dung (khoa Luật, ĐHQG Hà Nội) nhấn mạnh: Có nhiều vấn đề cần sửa đổi trong đợt này nhưng sửa đổi gì cũng cần phải đảm bảo sự ổn định của chế độ chính trị cũng như sự ổn định của xã hội. Sửa đổi nhiều gây xáo trộn thì cũng không phải là điều hay. Tôn trọng quyền con người . Theo GS, những vấn đề nhất thiết phải bổ sung, sửa đổi, không thể trì hoãn trong đợt sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này là gì? + Theo tôi, trước hết vấn đề nhân quyền phải thể hiện rõ trong bản hiến pháp sửa đổi. Trong hiến pháp hiện hành, những quyền con người đang được lồng ghép vào quyền công dân, ví dụ như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư t

Dự thảo sửa đội Bộ Luật Dân sự: Sửa đổi 297 điều, bãi bỏ 149 điều

SGGP, Thứ hai, 22/09/2014, 10:02 (GMT+7) (SGGPO).-  Sáng 22-9, phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Sau phát biểu khai mạc phiên họp của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bàyTờ trình về sửa đổi Bộ luật Dân sự. Phó Thủ tướng cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự lần này là cơ bản và toàn diện. Dự thảo Bộ luật có tổng số 672 điều, giữ nguyên 263 điều, sửa đổi 297 điều, bổ sung 126 điều, bãi bỏ 149 điều so với Bộ luật hiện hành. “Dự thảo Bộ luật có nhiều quy định mới, quan trọng còn có ý kiến khác nhau”, ông Nguyễn Xuân Phúc báo cáo. Đáng lưu ý, về tôn trọng và bảo vệ quyền dân sự, có hai loại ý kiến. Dự thảo quy định theo hướng bổ sung quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự thì Tòa án Nhân dân không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Trong trường hợp chưa có điều luật thì Tòa án cần áp dụng quy định về áp dụng t

Còn hạn điền, tích tụ ruộng đất bằng cách nào?

Trung Chánh T BKTSG, t hứ Bảy, 12/11/2016 Một trong những “điểm nghẽn” của sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn thời gian qua là nông dân chưa được phép tích tụ đất đai đủ lớn do “vướng trần” hạn điền. Ảnh Trung Chánh (TBKTSG) - “Tích tụ ruộng đất” là cụm từ xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều khi bàn về phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. TBKTSG trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, về ý nghĩa của việc này cũng như bàn luận, phác thảo cách thức, lộ trình thực hiện. TBKTSG: Tích tụ ruộng đất đang được thảo luận như là lời giải cho bài toán sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào? - Ông Trần Hữu Hiệp:  Tôi nghĩ rằng, đặt vấn đề tích tụ ruộng đất là đúng nhưng nếu chỉ nói khơi khơi như vậy mà không kèm với việc giải quyết một số rào cản đang tồn tại thì những điểm nghẽn của sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn liên quan đến đất đai vẫn ch