Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

8 món ngon miền Tây được ưa thích ở Sài Gòn

Bún cá, hủ tiếu, bánh tằm bì... là những món ăn quen thuộc của miền Tây được người dân Sài Gòn ưa thích. Miền Tây Nam Bộ được biết đến là một vùng đất trù phú với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng. Những món ăn như hủ tiếu, bánh xèo, bún cá, các loại bánh ngọt... đã trở nên quen thuộc đối với người Sài Gòn. 1. Hủ tiếu Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành một món ăn nổi tiếng. Bát hủ tiếu đơn giản với sợi hủ tiếu, nước dùng, tôm, thịt... cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi. Trải qua thời gian, sự pha trộn, chế biến giữa các nguyên liệu đã hình thành nên ba thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng ở miền Nam: Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Mỗi loại hủ tiếu mang đến cho bạn những hương vị khác nhau khi thưởng thức, tuy nhiên cả ba thương hiệu trên đều nổi tiếng và là món ăn quen thuộc với nhiều người. 2. Bún mắm Bún mắm là món ăn có nguồn gốc từ đất nước Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc,

ĐBSCL tìm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hộ đê ngăn dòng lũ dữ Ngày 4/6, tại Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam, và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo về thích ứng với biến đổi khí hậu và vấn đề di cư ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng nếu mực nước biển dâng lên thêm 1 mét thì có đến 1/3 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và 1/4 diện thích Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập sâu trong nước. Do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, cộng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, việc di cư một chiều từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến các đô thị thương mại và công nghiệp trong cả nước diễn ra ngày một tăng. Theo phó giáo sư, tiến sỹ Lê Thanh Sang, Phó Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ, hiện Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số cao (chỉ sau Đồng bằng sông Hồng) với 80% dân số sống ở nông thôn và 1/4 trong số này không có đất nông nghiệp phải làm thuê chủ yếu trong nông

Bộ Công Thương không đồng ý đề xuất tạm trữ đường

Hơn 10 năm chương trình 1 triệu tấn đường, vẫn loay hoay chuyện xuất hay nhập (03/06/2012)  Bộ Công thương vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ trả lời về kiến nghị tạm trữ đường với lãi suất 0% trong 3 tháng, và việc xuất khẩu qua lối mở 100.000 tấn đường của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.  Theo đó, để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, Bộ Công thương không đồng ý với đề xuất tạm trữ đường trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời đề nghị không cho phép xuất khẩu đường qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới 100.000 tấn như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất.  Theo Bộ Công thương, việc không cho phép xuất khẩu đường qua cửa khẩu phụ là do đường là mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá và nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, nên không được xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.  PV (Đại Đoàn Kết) Đọc lại bài CÂU THẦN CHÚ CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

Võ Thị Mỹ Xuân không phải là Hoa hậu Nam Mekong năm 2009

Mấy ngày qua, báo giấy và báo mạng có nhiều tin, bài, từ viết tên tắt đến ghi họ tên đầy đủ về HOA HẬU NAM MÊ KÔNG NĂM 2009 Võ Thị Mỹ Xuân. Cô nàng vừa bị Công an bắt do cầm đầu và "cầm mình" đường dây người đẹp, người mẫu, diễn viên chuyên bán dâm cho các đại gia. Giá "đi khách" của các chân dài này lên đến 2.500 USD/lần (tương đương khoảng 12 tấn lúa hoặc 5 con trâu).  Thật ra, người đẹp Miền Tây thích khoe thân và hay phát ngôn gây sốc này chưa từng đạt danh hiệu Hoa hậu Nam Mê Kông, chính xác là chỉ đạt tên gọi NGƯỜI ĐẸP SÓC TRĂNG NĂM 2009 mà thôi (Xem lại bài và ảnh trên Dân Trí tại đây) . Lý do khiến cô này (nay phải gọi là "Bà này" thì mới đúng - vì người ta gọi là "Tú Bà", đâu có gọi Tú cô đâu) không trở thành HOA HẬU là vì tên gọi chính thức của cuộc thi (được tổ chức trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế MêKông Expo Sóc Trăng 2009) đã được đổi từ “Cuộc thi Hoa hậu" trước đó thành "Cuộc thi Người đẹp&q

LUẬT SO SÁNH

1. Slide Bài giảng LUẬT SO SÁNH (Phần I) - ThS. Trần Hữu Hiệp 2. Slide Bài giảng LUẬT SO SÁNH (Phần II) - ThS. Trần Hữu Hiệp 3 . Giáo trình LUẬT SO SÁNH - TS. Nguyễn Ngọc Điện 4 . Giáo trình LUẬT SO SÁNG - ThS. Tăng Thanh Phương (Có 2 tài liệu được tải về trên mạng của Trường ĐH Cần Thơ được sử dụng vì mục đích phi lợi nhuận. Chân thành cáo lỗi tác giả do chưa xin phép trước).

"Sơ-lốc-hôm" Nam bộ Trương Ngọc Tường

NGƯỜI LAO ĐỘNG, thứ Sáu, 01/06/2012 16:30 Đến nhà của nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường ở thị trấn Cai Lậy, Tiền Giang, ắt hẳn nhiều người trẻ phải… le lưỡi, bước khẽ và… khom lưng. Chúng tôi gọi ông là “Sơ-lốc-hôm Nam Bộ”! Mỗi đồ vật là một câu chuyện hay Khom lưng bởi kính nể trước một phần kho tàng văn hóa Nam Bộ mấy trăm năm đang hiển hiện trước mắt. Bước khẽ là… sợ vấp phải những món đồ từ xưa tới… cổ đang bày khắp từ trong nhà ra hành lang. Còn le lưỡi vì nếu bạn “vớ” phải bất cứ thứ gì nơi đây, từ cây thước gỗ đến tấm tranh thêu, từ chiếc nón lá rách te tua đến đôi hài cườm quý tộc,… đều có sự tích, có điển cố và một câu chuyện xưa đang chờ đợi. Lúc đó, những người trẻ chỉ có thể… trố mắt ra và “à há” đầy thích thú lẫn ngạc nhiên. Rồi tự nhủ mình đang sống ngay trên đất mình mà hiểu biết về chính mình còn quá ít. “Sơ-lốc-hôm Nam Bộ” Trương Ngọc Tường Còn chúng tôi gọi ông là “Sơ-lốc-hôm Nam Bộ” bởi qua bất kỳ một đồ vật, một hình ảnh, một quyển sách nào, nhà nghiên

Nhớ rừng

                                                                                                                    Thế Lữ                                                                                                                                                                       Tặng Nguyễn Tường Tam                                              (Lời con hổ trong vườn bách thú) Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.   Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,   Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,   Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,   Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.   Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,   Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.   Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ Thuở  tung hoành hống hách những ngày xưa.   Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,   Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,   Với khi thét khúc trường ca dữ dội,   Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,   Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhà

Mỗi năm gần 40.000 người Việt chết sớm vì thuốc lá

LAO ĐỘNG, Thứ năm 31/05/2012 09:00 Vài lời: Một trà, một rượu,một đàn bà ... thứ tư thuốc lá. Tôi quyết định bò thuốc lá không phải từ ngày 31-5 (Ngày thế giới không thuốc lá) mà từ ngày 01 tháng 6 (Ngày quốc tế thiếu nhi). Nhân Ngày thế giới không thuốc lá, hôm nay (31.5), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm thuốc lá gây ra cái chết sớm cho khoảng 40.000 người tại VN. Ảnh minh họa Và, nếu các biện pháp hiệu quả để giảm hút thuốc không được thực hiện, con số này sẽ tăng lên 70.000 ca mỗi năm vào năm 2030. Theo WHO, hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong. Nạn dịch hút thuốc toàn cầu giết chết gần 6 triệu người mỗi năm. BS Takeshi Kasai - Trưởng đại diện Văn phòng WHO tại VN - cho hay: “WHO kêu gọi tăng cường nhận thức của cộng đồng và sự đề kháng của Chính phủ trước những hành động can thiệp ngày càng trắng trợn của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm cản trở, phá hoại những chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá”.