Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Những nghịch lý hàng ngày

1.Người ta có thể dừng xe lại khá lâu chỉ để xem một vụ tai nạn nhưng lại không đủ kiên nhẫn để dừng xe khi đồng hồ giao thông vẫn đang báo đèn đỏ ở những giây cuối cùng… 2. Người ta có thể ngay lập tức kỷ luật và trừ lương nhân viên, thậm chí đuổi việc vì mắc lỗi gây thiệt hại không lớn lắm, nhưng lại thật khó làm thế với các lãnh đạo cho dù có thiệt hại lớn hơn nhiều… 3.Người ta có thể nhậu nhẹt với bạn bè hàng giờ, nhưng lại không đủ kiên nhẫn và sẽ phát cáu nếu một trang web không mở được sau 10 giây… 4. Người ta có thể ngồi cả buổi với người yêu tâm sự mọi chuyện, rồi an ủi, sẻ chia… nhưng lại không đủ kiên nhẫn để nghe Bố mẹ , nói trọn câu: dạo này Bố/ mẹ thấy hơi mệt, khó thở và tức ngực lắm, hôm nào con rảnh đưa Bố/ mẹ đi khám nhé… 5. Người ta có thể sẵn sàng “bo” cho một “chân dài” nào đó với số tiền không nhỏ, nhưng lại không thể cho bà lão xin số tiền chỉ bằng 1/50 số tiền đó… 6. Người ta có thể gọi điện tâm sự với người yêu hàng ng

Bất cập trong quy hoạch và dự báo

(LĐ) - Số 55 - Thứ năm 14/03/2013 06:58 Trần Lưu Lúa chất lượng cao vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. NGHỊCH LÝ LÚA CHẤT LƯỢNG CAO KHÓ TIÊU THỤ Ở ĐBSCL: Sau khi Báo Lao Động phản ánh nghịch lý tại ĐBSCL: Lúa đông xuân chất lượng cao khó tiêu thụ... mới đây, giá thu mua lúa chất lượng cao tại các địa phương trong vùng đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, người nông dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được đầu ra ổn định với loại lúa được khuyến khích sản xuất này... Chưa mừng với giá lúa tăng...  Ông Nguyễn Quang Bình - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu và HTKTQT - Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang - cho biết: Sau thời gian tiến hành thu mua tạm trữ, hiện tại lúa chất lượng cao (lúa hạt dài) đang ở mức 5.900đ/kg (lúa tươi mua tại ruộng) và 6.300đ/kg (lúa khô mua tại kho). Với mức giá này, đảm bảo nông dân có lãi trên 30%. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là lúa chất lượng cao vẫn đang rất khó tiêu thụ. Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 36.000ha trồng lú

Bộ luật Dân sự nhiều kẽ hở: Toà án đôi khi phải xử ép

Thứ ba, 12-03-2013 | 08:26:16 GMT+7 Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của DN. Hầu hết mọi hoạt động của DN đều phải thông qua việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều chế định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự (BLDS) đang còn bất cập và chồng chéo với các luật chuyên ngành, gây khó khăn cho DN. Một thiếu sót đáng kể là BLDS năm 2005 chỉ quy định về 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng. Trong khi đó, còn hàng chục loại hợp đồng dân sự rất thông dụng khác chưa được đề cập hoặc không được chỉ rõ trong BLDS.   BLDS thiếu chặt chẽ vô tình tiếp tay cho những kẻ giao dịch lật lọng, bội ước, thậm chí phạm tội... Chưa đạt “mực thước” TS Trần Thị Huệ - Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, các quy định về hợp đồng trong BLDS 2005 phải là chuẩn mực pháp lý cho các DN, cá nhân ứng xử khi tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, quá trình thực hiện và áp dụng những năm qua cho thấy có một số quy định chưa cụ thể, thiếu sự thống nhất trong hệ

Định dạng thành phố đảo đầu tiên của cả nước

Hữu Hiệp Ngày 8-3, tại Phú Quốc (PQ), lãnh đạo BCĐ Tây Nam Bộ, các Bộ: Xây dựng, Nội vụ, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch-Đầu tư và tỉnh Kiên Giang đã họp chuẩn bị đề án nâng cấp đô thị, thành lập thành phố PQ trực thuộc tỉnh Kiên Giang. PQ đã được Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là đảo lớn nhất nước, đang đứng trước cơ hội trở thành thành phố đảo đầu tiên của cả nước. Đảo ngọc PQ có diện tích tương đương quốc đảo Singapore, điều kiện tự nhiên không hề thua kém các đảo du lịch nổi tiếng như Bali (Indonesia), JeJu (Hàn Quốc), Phukhet (Thái Lan) ... Nhưng tại sao PQ chưa giàu? Lời đáp chính là tương lai của PQ, là vai trò của nó trong mối quan hệ với quốc gia, khu vực và quốc tế được phát huy như thế nào. PQ đã được “định dạng” tại Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11-5-2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt qui hoạch chung xây dựng đến năm 2030 để trở thành “khu kinh tế - hành chính đặc biệt” vào năm 2020. Yêu cầu phát triển đảo theo hướng “bền vững, hài hoà giữa kinh tế

QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI TRONG HIẾN PHÁP 1992 SỬA ĐỔI?

NGUYỄN SỸ PHƯƠNG Việc hạn điền hết vào năm 2013 sau 20 năm sử dụng đất nông nghiệp hiện chưa có tiền lệ giải quyết, đang trở thành nan đề sừng sững trước mắt cả người dân lẫn chính quyền, liên quan trực tiếp tới 3 phạm trù luật học: Hiến pháp, Đất đai, Quyền sở hữu, trong 3 mối quan hệ, Hiến pháp – Đất đai, Hiến pháp – Quyền sở hữu, Quyền sở hữu – Đất đai. I. Hiến định quyền sở hữu và đất đai trên cơ sở nào? Trong luật học, quyền sở hữu, bất kỳ sở hữu gì, đều được cấu thành bởi 3 quyền: Quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Quyền chiếm hữu đất được thể hiện trên văn bản nhà nước xác định toạ độ, độ lớn mảnh đất đó, có tên điạ chỉ cá nhân hoặc pháp nhân sở hữu nó, cũng đồng nghĩa với xác lập trách nhiệm pháp lý chủ sở hữu đó đối với nó, như ở Đức được đưa cả vào Hiến pháp, quy định tại Điều 14, khoản 2: “Sở hữu phải chịu trách nhiệm, và khi sử dụng nó phải đồng thời vì lợi ích chung“. Quyền định đoạt là hệ dẫn của quyền chiếm hữu, bao gồm: thừa kế,

Mại dâm khác Nón bảo hiểm ở chỗ nào?

Phạt không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng qui cách,  mũ bảo hiểm dỏm ... đều liên quan đến cái ở trên (cái đầu). Còn phạt gái mại dâm, xử lý hình sự môi giới, tổ chức mại dâm ... nói chung là liên quan đến "ở dưới" (cái ...). Cái "ở dưới" làm lén lút, nên cần che đậy, cái "ở trên" thì công khai, nhưng cũng cần che đậy (đội).   Xem ảnh cho vui vậy thôi. Thực tế nhà nước ta phạt cả đứa bán mũ rởm, nhưng với cách quản lý hiện nay, mũ rởm vẫn được bán tràn ngập ở mọi miền trên cả nước và khó ai có thể phân biệt đâu là mũ thật, đâu là mũ rởm để mua dùng (người dân) hay để phạt (công an), vì đ ể chứng minh mũ bảo hiểm rởm nhất thiết phải qua cơ quan giám định. Tìm hiểu pháp luật:

Con nít và người lớn

Trần Hiệp Thuỷ Vụ “treo cờ Trung Quốc trên nóc trường học” trong sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nhà xuất bản Dân Trí được chính bọn trẻ phát hiện là điều đáng xấu hổ của “những người lớn có trách nhiệm”, nhưng thật ra là rất đáng mừng. Trẻ con 5 tuổi, chưa vào lớp 1 đã có ý thức chủ quyền quốc gia, phản ứng việc “treo cờ lạ” trong tranh mà chính những người lớn cẩu thả, làm dối, làm bậy không thấy, là điều mà nhiều người lớn bây giờ phải suy ngẫm và học tập con nít. Thực ra, những điều cao cả mà người lớn gọi là “‎ ý thức chủ quyền quốc gia, dân tộc”, đối với trẻ con, không phải là những điều xa lạ. Đó chính là những hình ảnh thân thương hàng ngày, là luống cày ngoài ruộng, là chiếc cầu nhò nghập nghềnh, là góc sân, mảnh vườn, là con đường, góc phố, ngôi trường ... Sự trong sáng của con trẻ, chưa vướng bẩn bởi thói “nói dối, làm dối” của nhiều người lớn hiện nay rất cần được giữ gìn, chăm bồi và phát triển, mà những “sản phẩm văn hoá, giáo dục” như sách, tr

Báo Năng Lượng Mới dọa kiện baomoi.com

Bức xúc việc trang thông tin điện tử tổng hợp baomoi.com sử dụng tin bài không xin phép, báo Năng Lượng Mới và trang tin điện tử petrotimes.vn vừa có công văn yêu cầu baomoi.com chấm dứt việc này từ ngày 7/3. Petrotimes yêu cầu Báo Mới ngừng lấy tin bài Theo thông báo của báo Năng Lượng Mới, hiện nay có một số website công khai lấy tin bài của báo điện tử khác, trong đó có baomoi.com, và việc tự động lấy lại tin bài và kinh doanh là “ăn cắp” chất xám của các cơ quan báo chí, vi phạm nghiêm trọng về bản quyền. Bản thân Năng Lượng Mới đã bị baomoi.com khai thác khoảng 10.000 tin bài (trên phiên bản điện tử Petrotimes). Do đó, tờ báo này đã có văn bản yêu cầu baomoi.com từ ngày 7/3/2013 phải chấm dứt việc lấy thông tin và kinh doanh bằng thông tin của tờ báo này dưới bất kỳ hình thức nào. Không thể im lặng được nữa! Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Bộ Thông tin - Truyền thông, cho biết đến chiều 5/3, Cục