Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

PHÓ CHỦ TỊCH QH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN: Việt Nam có một luật rất lạ mà thế giới chưa có...

(LĐO) - Thứ bảy 21/09/2013 07:20 P.T. (Báo Lao Động) Phát biểu tại phiên họp sáng 20. 9 về kết quả triển khai thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bình luận: “Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ban hành ra rồi vẫn không làm, đến khi ra thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng... chưa làm”. Nhiều đại biểu đã “giật mình” sau khi nghe báo cáo về tình trạng yếu kém trong ban hành văn bản hướng dẫn luật. Bộ nào cũng “nợ” Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, tình trạng nợ đọng các văn bản luật vẫn rất phổ biến. Nếu năm 2001 có 60 văn bản nợ, năm 2002 là 80, năm 2003 là 50, năm 2006 vọt lên 165 văn bản do quá trình gia nhập WTO, 2007 còn 52, 2010 nợ 45, năm 2011 có 58 văn bản thì đến thời điểm hiện tại của năm 2013 là nợ 93 văn bản.  Trong đó, bộ nợ nhiều văn bản chi tiết luật nhất là
Cuộc sống của người dân vùng đầu nguồn khó khăn khi lũ nhỏ. Trần Lưu (LĐ) - Số 220 - Thứ ba 24/09/2013 12 Khi những dòng phù sa ngầu đục từ thượng nguồn Campuchia đổ về cũng là lúc người dân vùng ĐBSCL tất bật đón mùa nước nổi. Năm nay, nước lũ tuy cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn ở mức thấp. Các sản vật mùa lũ ít hẳn, khiến cuộc mưu sinh của người dân vùng đầu nguồn khó khăn... Chòng chành con nước... Đã bước sang những ngày cuối tháng tám âm lịch, nhưng mực nước lũ tại vùng đầu nguồn 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp vẫn thấp hơn so với nhiều năm trước. Đăm chiêu nhìn ra phía bờ sông, ông Nguyễn Văn Năm (ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang) cho biết: Mùa lũ năm nay, ông đã chuẩn bị 200 chiếc lộp để đặt tôm, nhưng những ngày qua nước lũ về thấp, tôm càng xanh ít đi, mỗi ngày đánh bắt được khoảng 20 con, chỉ bằng 1/3 năm rồi. “Lặn ngụp từ 7h đến 2-3h chiều, trừ hết chi phí chỉ kiếm được 50.000 - 60.000 đồng”  - ông Năm thở dài ngao ngán. Rời huyện A

Khi người lớn không làm gương về sự trung thực

Lê Thanh Phong (Báo Lao Động) (LĐ) - Số 223 - Thứ sáu 27/09/2013 06:31 Một thông tin không phải quá bất ngờ, dù biết vậy nhưng buồn đến nát lòng. Con cái chúng ta nói dối cha mẹ đến nước này thì còn gì đạo lý? Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp TH là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80% - GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng (Đại học Quốc gia TPHCM) - cho biết như vậy tại hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” diễn ra tại Đà Lạt ngày 24.9 vừa qua. Đây không phải là con số đoán mò mà là kết quả từ công trình điều tra xã hội học. Cho nên sau khi thông tin này được công bố, nhiều ý kiến ở các diễn đàn cho rằng đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, cần phải nỗ lực để cứu lấy nhân cách con cái chúng ta và đó cũng là cứu lấy xã hội này. Có quá nhiều mỹ từ để ca ngợi về xây dựng con người trong thời đại ngày nay. Nào là lớn lên dưới mái trường này, mái trường kia

Ai lãng phí nhất?

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 222 - Thứ năm 26/09/2013 15:51 Lãng phí  được hiểu là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, thời gian, lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Nhiều ý kiến cho rằng, các công trình đầu tư công đang gây thất thoát, lãng phí từ 20 - 30%. Nhưng bức xúc hơn, có những công trình như chợ xây xong không ai vào mua bán, cầu hoàn thành không có đường đi, kênh mương thuỷ lợi làm cho có... thì lãng phí đến 100%. Trả lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về dự án Luật Đầu tư công, Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh khẳng định: "Lãng phí nhất, thất thoát nhất chính là chủ trương đầu tư”. Hỏi ai có quyền ra chủ trương đầu tư công? Là chủ tịch tỉnh, bộ trưởng, thủ tưởng cơ quan ngang bộ... Việc phê duyệt chủ trương, quyết định đầu tư tràn lan, dàn trải, không tính đến khả năng cân đối vốn, dẫn đến thi công kéo dài, nợ đọng xây dựng cơ bản, gây lãng phí. Tình trạng trên còn được “tiếp tay” bởi cơ chế “ứng trước vốn kế hoạch”, “địa phương xây dựng công tr

Sức bật cho Phú Quốc vươn tầm: Cần chiếc áo hoàn toàn mới cho hòn đảo ngọc ngà này

                                                                                                Huy Bình - Hiệp Thủy Hội thảo khoa học “Xây dựng Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc” (gọi tắt là đặc khu – ĐK) diễn ra đầu tuần qua ngay tại Phú Quốc, đã xới lên nhiều suy nghĩ cho các nhà chiến lược phát triển, về tương lai hòn đảo ngọc ngà này - vốn có diện tích “nhỉnh” hơn hẳn quốc đảo Singapore - đang khát một cơ chế đầu tư để tự đánh thức. Một góc Phú Quốc Thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên cho Phú Quốc. Hàng ngàn tỷ đồng đã được đổ vào hòn đảo lớn nhất và đẹp nhất Việt Nam này. Kinh tế Phú Quốc hiện đạt mức tăng trưởng 22%, có sân bay hiện đại hơn và tần suất bay cũng cao hơn sân bay quốc tế Cần Thơ – “thủ phủ” miền Tây… Đặc khu Phú Quốc, hay tỉnh Phú Quốc? Tuy nhiên, theo ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng vụ Kinh tế trực thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, thì “Nhiều mỹ từ trong Quyết định 178 của Chính phủ ban hành tháng ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển t