Cuộc sống của người dân vùng đầu nguồn khó khăn khi lũ nhỏ.
Trần Lưu
Trần Lưu
Khi những dòng phù sa ngầu đục từ thượng nguồn Campuchia đổ về cũng là lúc người dân vùng ĐBSCL tất bật đón mùa nước nổi. Năm nay, nước lũ tuy cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn ở mức thấp. Các sản vật mùa lũ ít hẳn, khiến cuộc mưu sinh của người dân vùng đầu nguồn khó khăn...
Chòng chành con nước...
Đã bước sang những ngày cuối tháng tám âm lịch, nhưng mực nước lũ tại vùng đầu nguồn 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp vẫn thấp hơn so với nhiều năm trước. Đăm chiêu nhìn ra phía bờ sông, ông Nguyễn Văn Năm (ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang) cho biết: Mùa lũ năm nay, ông đã chuẩn bị 200 chiếc lộp để đặt tôm, nhưng những ngày qua nước lũ về thấp, tôm càng xanh ít đi, mỗi ngày đánh bắt được khoảng 20 con, chỉ bằng 1/3 năm rồi. “Lặn ngụp từ 7h đến 2-3h chiều, trừ hết chi phí chỉ kiếm được 50.000 - 60.000 đồng” - ông Năm thở dài ngao ngán.
Rời huyện An Phú, chúng tôi đến 2 huyện Thanh Bình, Hồng Ngự rồi qua Tân Hồng (đều thuộc tỉnh Đồng Tháp). Loay hoay bên mớ lưới, lão nông Trần Thanh Sang (xã Tân Phước, Tân Hồng) bộc bạch: “Năm nay lũ nhỏ quá, chắc cư dân vùng lũ phải bỏ đi xứ khác mần ăn!”.
Câu nói của ông Sang làm tôi nhớ đến lần ghé huyện Lai Vung (Đồng Tháp): Chị Lê Kim Lan - chủ cơ sở đóng xuồng ở ấp Long Hưng 2 (xã Long Hậu) - kể chuyện với giọng buồn buồn: “Năm 2011 lũ lớn, xuồng - ghe bán chạy nên năm rồi gia đình tui vay ngân hàng hơn 50 triệu đồng để mua cây, thuê nhân công đóng xuồng, hy vọng sẽ có thêm một mùa bội thu. Ai ngờ lũ nhỏ, chỉ vài thương lái tới đặt hàng, xuồng không bán chạy. Đến giờ nợ vẫn chưa trả hết!”.
Chị Lan không phải là “nạn nhân” cá biệt của một mùa lũ... “không đẹp”. Sau mùa lũ năm 2012, nhiều cơ sở đóng ghe, xuồng nhỏ lẻ ở xã Long Hậu lâm vào cảnh nợ nần do không bán được xuồng hoặc phải bán với giá rất thấp.
Những người có điều kiện đang cố bám trụ bên “cái bào, cây đục”, mong lũ năm nay sẽ “đẹp” để việc làm ăn khấm khá hơn. Nhìn những chiếc xuồng đang “ngoắc ngoải” chờ thương lái, những ngày qua chị Lan thấp thỏm theo dõi từng con nước đổ về...
Câu nói của ông Sang làm tôi nhớ đến lần ghé huyện Lai Vung (Đồng Tháp): Chị Lê Kim Lan - chủ cơ sở đóng xuồng ở ấp Long Hưng 2 (xã Long Hậu) - kể chuyện với giọng buồn buồn: “Năm 2011 lũ lớn, xuồng - ghe bán chạy nên năm rồi gia đình tui vay ngân hàng hơn 50 triệu đồng để mua cây, thuê nhân công đóng xuồng, hy vọng sẽ có thêm một mùa bội thu. Ai ngờ lũ nhỏ, chỉ vài thương lái tới đặt hàng, xuồng không bán chạy. Đến giờ nợ vẫn chưa trả hết!”.
Chị Lan không phải là “nạn nhân” cá biệt của một mùa lũ... “không đẹp”. Sau mùa lũ năm 2012, nhiều cơ sở đóng ghe, xuồng nhỏ lẻ ở xã Long Hậu lâm vào cảnh nợ nần do không bán được xuồng hoặc phải bán với giá rất thấp.
Những người có điều kiện đang cố bám trụ bên “cái bào, cây đục”, mong lũ năm nay sẽ “đẹp” để việc làm ăn khấm khá hơn. Nhìn những chiếc xuồng đang “ngoắc ngoải” chờ thương lái, những ngày qua chị Lan thấp thỏm theo dõi từng con nước đổ về...
Đâu rồi “lũ đẹp”?
Trước đây, mùa nước nổi ở vùng ĐBSCL luôn mang về nguồn lợi thủy sản; bồi đắp phù sa cho đất đai, ruộng vườn... Nói đến lũ, người ta nghĩ ngay đến một mùa người dân được hưởng bao thứ quý giá do thiên nhiên ban tặng. Nhưng rồi bắt đầu có những năm xuất hiện “lũ không đẹp”...
Cá linh - đặc sản mùa lũ - ngày càng khan hiếm.
|
Trước ngày miền Nam được giải phóng, nông dân ở đây chỉ trồng 1 vụ lúa/năm - gọi là lúa mùa. Đến khi gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu, nông dân trồng 2 rồi 3 vụ lúa/năm; kèm theo đó là xây dựng “đê bao ngăn lũ”, “đê bao an toàn”, “đê bao ăn chắc”.
Có người ví dụ rằng: Một vùng đất có diện tích 1 triệu mét vuông, nước lũ dâng cao 2 mét. Khi xây dựng “đê bao khép kín” một nửa diện tích, nước lũ dồn sang phần đất còn lại và sẽ cao gấp đôi. Sự “thất thường” đó đâu phải do thiên nhiên?
Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - cho biết, chúng ta đã có những nỗ lực rất lớn trong việc giúp người dân an cư tại các cụm - tuyến dân cư vượt lũ. Tuy nhiên, bất cập nhất hiện nay là vấn đề an sinh. Người dân không muốn rời xa nơi ở cũ do sợ bị thất nghiệp vì hầu hết bà con đều mưu sinh trên sông nước. Do vậy, ngành hữu quan cần có sự hoạch định để phân biệt ai “sống chung” và ai “không sống chung” với lũ, để từ đó có hướng giải quyết thỏa đáng.
Có người ví dụ rằng: Một vùng đất có diện tích 1 triệu mét vuông, nước lũ dâng cao 2 mét. Khi xây dựng “đê bao khép kín” một nửa diện tích, nước lũ dồn sang phần đất còn lại và sẽ cao gấp đôi. Sự “thất thường” đó đâu phải do thiên nhiên?
Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - cho biết, chúng ta đã có những nỗ lực rất lớn trong việc giúp người dân an cư tại các cụm - tuyến dân cư vượt lũ. Tuy nhiên, bất cập nhất hiện nay là vấn đề an sinh. Người dân không muốn rời xa nơi ở cũ do sợ bị thất nghiệp vì hầu hết bà con đều mưu sinh trên sông nước. Do vậy, ngành hữu quan cần có sự hoạch định để phân biệt ai “sống chung” và ai “không sống chung” với lũ, để từ đó có hướng giải quyết thỏa đáng.
Những năm gần đây, lũ ở vùng ĐBSCL diễn biến thất thường, đã có không ít cảnh báo về chuyện sẽ “thiếu lũ” trong thời gian tới. Ngay cả khi có một mùa “lũ đẹp” theo đúng cái nghĩa mong đợi của người dân, nguồn lợi thủy sản cũng đang giảm sút. Vậy có nên xem mùa lũ là mùa làm ăn chính trong năm hay chỉ là mùa “kiếm thêm” của cư dân vùng lũ?
“Đó chỉ là vấn đề mang tính cục bộ, chúng ta nên có cái nhìn thoát ra khỏi tầm khu vực, điển hình là xem xét những tác động của con người đến dòng Mêkông thượng nguồn - nơi sản sinh nguồn lũ. Có như vậy mới mong những mùa “lũ đẹp” sẽ lại về” - thạc sĩ Trần Hữu Hiệp cho biết thêm.
“Đó chỉ là vấn đề mang tính cục bộ, chúng ta nên có cái nhìn thoát ra khỏi tầm khu vực, điển hình là xem xét những tác động của con người đến dòng Mêkông thượng nguồn - nơi sản sinh nguồn lũ. Có như vậy mới mong những mùa “lũ đẹp” sẽ lại về” - thạc sĩ Trần Hữu Hiệp cho biết thêm.
Nhận xét
Đăng nhận xét