Báo Cần Thơ, thứ sáu, 13/09/2013 20 giờ 00 GMT+7 | ||
* Trần Hữu Hiệp
Phía sau kỳ tích
Nông dân ĐBSCL "được giao" trọng trách "đảm bảo an ninh lương thực quốc gia" qua nghề trồng lúa. Họ không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi sống cả dân tộc mà còn biến Việt Nam từ nước thiếu đói ở thập niên 80 sang một cường quốc xuất khẩu gạo từ đầu những năm 90 đến nay. Năng suất và sản lượng lúa gạo của ĐBSCL đã liên tục tăng trưởng nhanh. Những thành công đó không chỉ góp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc phát triển nông thôn mà còn "cứu nguy" cho kinh tế đất nước ở những giai đoạn khó khăn. Xét trên bình diện chung, một cách không chủ quan, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục được đảm bảo an ninh lương thực một cách chắc chắn.
Cần một cuộc "chuyển đổi lớn" trong nông nghiệp
Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" yêu cầu nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cư dân nông thôn, đề ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu từ nâng cao chất lượng qui hoạch, khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân, hiệu quả đầu tư công đến cải cách thể chế, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách. Mục tiêu của đề án đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008. Tuy nhiên, đề án chỉ mới vạch ra hướng đi, lộ trình và đích đến... nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều yếu tố và điều kiện thực thi. ĐBSCL là vựa lúa của cả nước, cần có một vị trí quan trọng trong việc thực thi đề án này và cũng là cơ sở để đảm bảo "sức khỏe nền nông nghiệp", như nó đã từng làm.
Gần đây, có một số đề xuất cần giảm 2 triệu ha trồng lúa như cách "giảm cung" để "tăng cầu" lúa gạo, nghe qua rất hợp lý. Nhưng có ai đảm bảo được, khi giá lúa gạo tăng, nông dân đổ xô phá vườn, bỏ rẫy để trồng lúa, tăng diện tích lúa trở lại, thì Nhà nước vẫn quản được? Bây giờ mà vội vã "chuyển trồng lúa" sang đậu nành, rau màu hay cây trồng khác chỉ vì lúa gạo đang gặp khó là cách làm không căn cơ. Ai đảm bảo đậu nành làm ra tiêu thụ tốt, nông dân lãi cao trong khi các loại rau màu, khoai lang, con cá tra, tôm cũng đang gặp khó? Chưa kể đầu tư cho "chuyển dịch" này, nông dân cần vốn nhiều hơn, kỹ thuật canh tác tốt hơn. Rồi giống nào để giá đậu nành trong nước đủ sức cạnh tranh, người ta không nhập đậu nành để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản như hiện nay? ĐBSCL cũng đã từng "chuyển đổi" trồng đậu nành, bông vải, mè, nuôi bò sữa …, nhưng không thành công vì thiếu giải pháp đồng bộ.
"Tái cơ cấu nông nghiệp" bắt đầu từ đâu? Câu trả lời chắc chắn không phải là việc chọn cây lúa, con cá, con tôm hay cây trồng, vật nuôi nào khác theo suy nghĩ kiểu cũ - dựa vào "nguồn cung", quên đi "hướng cầu"; mà phải bắt đầu từ "đổi mới tư duy làm nông nghiệp". Một cách tiếp cận "làm như mọi khi" chắc chắn sẽ không hiệu quả trước yêu cầu và thách thức mới. Hơn cả tái cơ cấu, phải là cuộc lột xác thật sự. Nó phải được tiến hành bằng tư duy, từ chính những thế mạnh và yếu kém nội tại của nền nông nghiệp. Nó phải là quá trình hiện đại hóa ngành sản xuất lúa gạo và xây dựng nông thôn mới, giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức, trở thành "doanh nhân nông nghiệp", làm giàu được bằng nghề nông.
Khó có thể có "cuộc chuyển đổi lớn" mang tính cải cách mạnh mẽ, trong khi vẫn còn đó những "cản trở" về chính sách đất đai, thiếu khoa học kỹ thuật cho sản xuất hàng hóa lớn, mô hình tổ chức sản xuất - kinh doanh lương thực… Không thể lắt nhắt một ít chính sách trợ giúp tạm trữ, một ít chính sách hỗ trợ vốn, một vài dự án hỗ trợ khoa học kỹ thuật có tính đối phó, theo đuôi thiệt hại như vừa qua. Việc "chuyển đổi" là cần thiết, nhưng phải trên cơ sở kết quả rà soát qui hoạch, phân công, phân vai trong liên kết vùng, tạo giống mới cạnh tranh, mô hình tổ chức sản xuất và kinh doanh phù hợp hơn hiện nay. Nó rất cần tư duy hoạch định cơ chế, chính sách đất đai, làm nông nghiệp, tổ chức sản xuất. Cái gì Nhà nước làm, cái gì doanh nghiệp làm và thị trường điều tiết, cần chính sách tác động vào. Nông dân cần được giải phóng bằng kiến thức của nhà kinh doanh. Họ phải được đào tạo nghề nông nghiệp, tập trung vào việc nâng cao giá trị sản xuất các ngành hàng chủ lực của vùng; đào tạo nghề phi nông nghiệp để tác động tích cực trở lại cho nông nghiệp, nông thôn. Đó là cách thức giúp nông dân không chỉ đứng vững trên đồng ruộng, mà còn có thể làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Điệp khúc trồng chặt, năng suất thấp, giá bán thấp hay dư thừa không bán được. Thực sự nếu phân tích lợi thế so sánh của M. PORTER để xd chiến lược cho vn thì Nông nghiệp phải là ngành ưu tiên chứ không phải công nghiệp. Vn phải cơ bản là 1 nước nông nghiệp tiên tiến vào năm 2020, kịp không? Hy vọng thôi chứ biết sao giờ. Hiện tại nhìn cái kim ngạch xk gạo là 3 tỷ mà nk nguyên liêu sx thức ăn gia súc là 2.7 ty rầu thiệt, nông dân vẫn nghèo, Nhà nước cũng đau đầu luôn....
Trả lờiXóaBài viết chung chung quá; theo mình, nhà nước nên tập trung vào 2 việc:
Trả lờiXóa1. Phải điều chỉnh mạnh tỷ giá giữa hàng nông nghiệp và các hàng hóa khác sao cho nông dân có lợi, đồng thời tăng tỷ suất lợi nhuận và mở thêm thị trường cho nông nghiệp. Cách làm là phải điều chỉnh mạnh tỷ giá giữa VNĐ và USD.
2. Phải tạo mọi thuận lợi để các DN, nông dân phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ tiêu dùng nông sản. Thuận lợi từ cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng, hỗ trợ mặt bằng, thuế, kỹ thuật...
Bên cạnh đó là chống tham nhũng, ăn cướp của bộ máy chính quyền ở nông thôn...
Nhưng nhìn vào cách điều hành, tư duy quản lý, động cơ lợi ích... của những người có quyền hiện nay thì không có hy vọng sớm có những thay đổi lớn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta. Phải đợi xuất hiện một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mới thì mới có sức ép để thay đổi.
Tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay chỉ là mỹ từ ru ngủ nông dân thôi.