Hữu Hiệp
Hôm qua (ngày 16.9), tại Phú Quốc
đã diễn ra Hội thảo khoa học “Xây dựng Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú
Quốc” do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam
Bộ - chủ trì. Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia; lãnh đạo các bộ,
ngành trung ương; Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng tỉnh Kiên Giang, huyện Phú Quốc
tham dự hội thảo, góp ý kiến tâm huyết để “may áo” cho hòn đảo ngọc quốc gia
phát triển xứng tầm với một “Singapore của Việt Nam”.
Một góc đảo ngọc |
Thời gian qua, để phát triển Phú
Quốc, nhiều chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế đã được mời lập quy hoạch,
hàng ngàn tỉ đồng đã được ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, tạo ra diện
mạo mới; nhưng thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều “lực cản” trong phát triển hòn
đảo này. Những “điểm nghẽn” được nhận dạng là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và
chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do Phú
Quốc đang thiếu và rất cần một “động lực thể chế” để phát triển. Các qui định
pháp luật hiện hành thiếu đồng bộ, văn bản này “đá” văn bản nọ. “Cơ chế ưu đãi
cao nhất hiện hành được áp dụng cho Phú Quốc” chỉ là những mỹ từ đẹp, khó dùng;
mà cho dù có được thực thi đầy đủ thì vẫn là “chiếc áo chật” cho một Phú Quốc
trước yêu cầu vươn ra khu vực và thế giới.
Tầm nhìn chiến lược của một “đặc
khu” yêu cầu định vị Phú Quốc trong mối quan hệ cạnh tranh song phẳng, không
chỉ phát huy mà phải tạo ra những lợi thế so sánh của đảo ngọc này trong mối
quan hệ với các đặc khu kinh tế như Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải (Trung Quốc);
Incheon (Hàn Quốc) và các hòn đảo phát triển của các quốc gia như JeJu (Hàn
Quốc), Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia)... Muốn xây dựng thành công đặc khu
Phú Quốc, không biến nó thành “tỉnh thứ 64 của Việt Nam”, phải có tư duy đột
phá, chấp nhận vượt ra ngoài những khung khổ luật pháp hiện hành. Cái gì chưa
có, thấy cần thiết thì đề xuất ban hành. Theo đó, 4 trụ cột trong phát triển
đặc khu này cần được quan tâm đó là tài nguyên đất, nước, không gian kiến trúc
và tạo dựng “sản phẩm đặc thù” có lợi thế cạnh tranh.
Để xây dựng Khu hành chính - kinh
tế đặc biệt Phú Quốc còn phải làm nhiều việc. Tầm quan trọng của nó rất cần một
nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển đảo; cần những nguyên tắc được chế
định trong Hiến pháp mới về mô hình tổ chức chính quyền, Luật về khu hành chính
- kinh tế... và hơn hết là tư duy đột phá. “Chiếc áo” pháp lý cho Phú Quốc
trong tương lai phải đủ rộng cho một không gian phát triển mới.
Hoan ngênh nhiều ý kiến rất hay góp phần cho phát triển đảo Phú Quốc ttrong tương lai. Tuy nhiên theo tôi cần có quyết tâm biến những lời nói thành hiện thực đó là "hành động". Còn những tham luận, đề án sau khi đọc, thảo luận rồi cho vào tủ kính để trưng bày triển lãm thì vô nghĩa.
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã tham gia ý kiến. Chắc nhiều người đồng ý, hành động là quan trọng. Nhưng nếu không có tư duy và hướng đi đúng (tầm nhìn, lộ trình, nói để nhiều người cùng đồng thuận, nhất là những người có quyền), nếu chỉ biết làm tới tới mà thiếu tư duy lý luận, thì có khi không được gì mà còn nguy hiểm.Cha đẻ của thuyết tương đối, các triết gia, ... họ cũng chỉ nói, bắt họ hành động gì? Nhưng quả là họ cũng rất cần cho sự phát triển của loài người. Có đúng không? Chỉ lý thuyết không, quả là không được, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của nó.
Trả lờiXóa