Một thông tin không phải quá bất ngờ, dù biết vậy nhưng buồn đến nát lòng. Con cái chúng ta nói dối cha mẹ đến nước này thì còn gì đạo lý?
Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp TH là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80% - GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng (Đại học Quốc gia TPHCM) - cho biết như vậy tại hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” diễn ra tại Đà Lạt ngày 24.9 vừa qua.
Đây không phải là con số đoán mò mà là kết quả từ công trình điều tra xã hội học. Cho nên sau khi thông tin này được công bố, nhiều ý kiến ở các diễn đàn cho rằng đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, cần phải nỗ lực để cứu lấy nhân cách con cái chúng ta và đó cũng là cứu lấy xã hội này.
Có quá nhiều mỹ từ để ca ngợi về xây dựng con người trong thời đại ngày nay. Nào là lớn lên dưới mái trường này, mái trường kia, nhưng rồi học sinh nói dối cha mẹ tăng theo cấp học như vậy đó. Với cha mẹ mà còn nói dối, thì còn chỗ nào nữa để trung thực.
Phải trả lời được câu hỏi vì sao con cái chúng ta nói dối kinh khủng như vậy? Việc này cũng cần đến những nghiên cứu của các nhà khoa học, nhưng có thể thấy ngay một điều, lỗi là ở người lớn. Sự trung thực ở người lớn quá hiếm hoi và thay vào đó quá nhiều dối trá.
Tuy ở lứa tuổi học sinh, nhưng các em hiểu được những gì mà người lớn làm, đúng hay sai, trung thực hay giả dối.
Người lớn đó có thể là cha mẹ hay những chân dung khác trong cộng đồng xã hội. Những quan chức tham nhũng, phá hoại là những chân dung điển hình của dối trá, gian lận, đạo đức giả. Các em gặp nhiều những gương mặt như vậy trên các phương tiện truyền thông.
Thế giới ngày càng rộng mở về thông tin, có những kiến thức các em được học đôi lúc lại không giống như những điều mà các em khám phá. Vậy sự thật nằm ở đâu, sự hoài nghi và nhu cầu tìm kiếm sự thật dẫn đến việc phát hiện ra sự dối trá. Hậu quả của nó thật khôn lường.
Mà có phải các em nói dối đâu nhỉ? Nếu như làm cuộc điều tra xã hội học đối với người “sau sinh viên”, có lẽ tỉ lệ nói dối còn cao hơn sinh viên. Ví dụ vài chuyện thôi, 99% số công chức hoàn thành nhiệm vụ (?), Đồ Sơn không có gái mại dâm(?) và nhiều con số khác nữa.
Đến mức, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan phải thốt lên: “Tôi không dám tin số liệu thống kê”. Còn Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ thì hoài nghi báo cáo tăng trưởng rằng: “GDP các tỉnh tăng mạnh mà cả nước chỉ 5,5%, không biết GDP chạy đi đâu?”.
Người lớn mà không trung thực thì làm sao con trẻ không nói dối!
Đây không phải là con số đoán mò mà là kết quả từ công trình điều tra xã hội học. Cho nên sau khi thông tin này được công bố, nhiều ý kiến ở các diễn đàn cho rằng đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, cần phải nỗ lực để cứu lấy nhân cách con cái chúng ta và đó cũng là cứu lấy xã hội này.
Có quá nhiều mỹ từ để ca ngợi về xây dựng con người trong thời đại ngày nay. Nào là lớn lên dưới mái trường này, mái trường kia, nhưng rồi học sinh nói dối cha mẹ tăng theo cấp học như vậy đó. Với cha mẹ mà còn nói dối, thì còn chỗ nào nữa để trung thực.
Phải trả lời được câu hỏi vì sao con cái chúng ta nói dối kinh khủng như vậy? Việc này cũng cần đến những nghiên cứu của các nhà khoa học, nhưng có thể thấy ngay một điều, lỗi là ở người lớn. Sự trung thực ở người lớn quá hiếm hoi và thay vào đó quá nhiều dối trá.
Tuy ở lứa tuổi học sinh, nhưng các em hiểu được những gì mà người lớn làm, đúng hay sai, trung thực hay giả dối.
Người lớn đó có thể là cha mẹ hay những chân dung khác trong cộng đồng xã hội. Những quan chức tham nhũng, phá hoại là những chân dung điển hình của dối trá, gian lận, đạo đức giả. Các em gặp nhiều những gương mặt như vậy trên các phương tiện truyền thông.
Thế giới ngày càng rộng mở về thông tin, có những kiến thức các em được học đôi lúc lại không giống như những điều mà các em khám phá. Vậy sự thật nằm ở đâu, sự hoài nghi và nhu cầu tìm kiếm sự thật dẫn đến việc phát hiện ra sự dối trá. Hậu quả của nó thật khôn lường.
Mà có phải các em nói dối đâu nhỉ? Nếu như làm cuộc điều tra xã hội học đối với người “sau sinh viên”, có lẽ tỉ lệ nói dối còn cao hơn sinh viên. Ví dụ vài chuyện thôi, 99% số công chức hoàn thành nhiệm vụ (?), Đồ Sơn không có gái mại dâm(?) và nhiều con số khác nữa.
Đến mức, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan phải thốt lên: “Tôi không dám tin số liệu thống kê”. Còn Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ thì hoài nghi báo cáo tăng trưởng rằng: “GDP các tỉnh tăng mạnh mà cả nước chỉ 5,5%, không biết GDP chạy đi đâu?”.
Người lớn mà không trung thực thì làm sao con trẻ không nói dối!
Nhận xét
Đăng nhận xét