Trần Hiệp Thuỷ
Một
mùa tuyển sinh nữa sắp kết thúc, năm học mới đang mở ra. Cổng trường đại học (ĐH) không phải là đích đến duy nhất của học sinh
tốt nghiệp phổ thông, nhưng vẫn là niềm mơ ước của phần đông các em bước vào
tuổi trưởng thành. Việc ưu tiên hay không cho các thí sinh tại các vùng khó
khăn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ lại tiếp tục được tranh cãi. Những người
làm chính sách GDĐT đứng trước áp lực hai phía: đồng tình, ủng hộ và phê phán, phản bác
chính sách ưu tiên xét tuyển.
Vất vả đường đến trường: Học trò Miền Tây đi học. |
Năm 2012, xét đề nghị của
Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ, Bộ GD-ĐT đồng ý cho thí sinh khu vực “ba Tây” được hưởng ưu tiên từ 0,5
lên 1 điểm. Các trường ĐH tại 3 khu vực này được xét
tuyển bổ sung thí sinh có điểm thi ĐH dưới điểm sàn không quá 1 điểm với điều kiện phải qua khoá bổ sung kiến thức. Mới
đây, trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Bùi Văn Ga cho rằng, năm nay Bộ chấp thuận điểm chuẩn thí sinh thuộc diện này thấp hơn 1-2 điểm so
với điểm chuẩn ngành đào tạo tương ứng tại các trường.
Ý kiến phản bác cho rằng, việc “ưu tiên” cho thí sinh các vùng khó khăn
là “thiếu công bằng”, thậm chí còn phê phán đó là quan
điểm duy ý chí, thiếu tính khoa học khi lấy số lượng bù chất lượng. Chế độ ưu tiên như cử tuyển,
chính sách dành cho 62 huyện nghèo
đã được áp dụng cho các vùng kinh tế - xã hội khó khăn rồi, không nên “đẻ” thêm lắm ưu tiên thành
“phổ cập cử nhân”. Ý kiến này cũng rất đáng được cân
nhắc, chọn lựa thiệt hơn trong việc giải quyết mâu thuẫn lượng - chất nguồn nhân
lực. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, người có thẩm quyền, khi đưa ra quyết định,
có thể chưa phải là tốt nhất, nhưng nếu nó tốt hơn tất cả những cái có
thể làm được thì ... cũng nên. Theo
qui định hiện nay, thì 106 huyện của ĐBSCL, không có bất kỳ địa phương nào được
hưởng chính sách ưu đãi theo "62 huyện nghèo". Còn chế độ cử tuyển ĐH, được áp dụng chung cho cả nước mấy
chục năm nay, nhưng với điều kiện hết sức hạn hẹp như chỉ dành cho người dân tộc ít người, xã đặc biệt khó khăn, giới hạn trong một số ngành học ..., nên “vùng trũng”
GDĐT vẫn trũng.
Đến nay, ĐBSCL mới đạt 110 so với chỉ tiêu 190 sinh viên/vạn dân vào năm 2015 theo Quyết định 1033/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Không thể lấy số lượng bù chất lượng, nhưng rõ ràng, nếu không
được tiếp sức bằng “cơ chế đặc thù”, thì nguồn nhân lực của vùng này càng bị
tụt hậu xa hơn. Đừng để đến lúc người “vùng trũng” bỏ trồng lúa, đưa con em ra thành phố; thì người “vùng cao” mới
giựt mình, hết gạo ăn, lo thiếu đói.
Nhận xét
Đăng nhận xét