Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

NHỚ BA KHÍA MIỀN TÂY

                                                                                                                      Trần Hữu Hiệp Báo Dân Việt, ngày 04-8-2014 “Tên của tôi biệt danh anh Ba Khía/Sống nơi ruộng đồng quê hương có dòng sông/Miền Tây vùng đất phù sa/Quanh năm mưa nắng gian nan bên ruộng đồng”. Đó là lời bài hát Anh Ba Khía nổi tiếng của nhạc sĩ Sơn Hạ, mượn hình ảnh con ba khía để khắc họa tính cách, chân dung con trai miệt ruộng đồng sông nước Cửu Long. Ai đã từng đến miền Tây, thưởng thức món ăn đượm chất dân dã mà độc đáo này sẽ bâng khuâng thương nhớ về một vùng đất, tình người. Ba khía có ở nhiều nơi , nhưng n ổi tiếng nhất phải kể đến ba khía Rạch Gốc , Cà Mau . Mắm ba khía từ lâu là món ăn dân dã, đạm bạc có mặt thường xuyên trong các bữa ăn của dân miền Tây. Nghề bắt ba khía là “nghề hạ bạc”. Ngày xưa ba khía nhiều vô kể, ăn không hết nên người ta làm mắm. Muối ba khía cũng là một “nghệ thuật ẩm thực bình dân”. Ba khía bắt được, rửa sạch bùn đất rồi

ĐBSCL: "Nghịch lý" giàu gạo, nghèo chỗ ở

Ngọc Tùng Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 5/8/2014, 11:02 (GMT+7) (TBKTSG Online) - Ngoài yêu cầu giữ an ninh lương thực, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm đóng góp 90% lượng gạo, 70% sản lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản xuất khẩu… Tuy nhiên ở vùng này nông dân vẫn nghèo khó, thiếu chỗ ở. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng di dân tự do khó kiểm soát. Sông rạch miền Tây Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế trung ương chiều 4-8 với nội dung tình hình thực hiện chính sách xã hội và thực trạng di cư tự phát vùng ĐBSCL, ông Dương Quốc Xuân, Phó ban chỉ đạo Tây Nam bộ, cho biết với vai trò là kho gạo, thực phẩm nuôi sống luôn cả dân thế giới như vậy nhưng ĐBSCL là nơi nông dân nghèo nhất cả nước, tỷ lệ nghèo ở vùng này còn cao hơn cả Tây Bắc, Tây Nguyên. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo nàn của cư dân vùng ĐBSCL, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, cho rằng, do kinh tế chính là nông nghiệp lại hà

Thu gom lúa gạo xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch: Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Báo Đại Đoàn Kết, (01/08/2014) Khoảng gần 1 tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh (Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp) vùng ĐBSCL hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp khác thường. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản xứ thì có một nhóm các thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro...  Thương lái ở An Giang đang tranh thủ thu mua lúa của nông dân  Xáo trộn thị trường Địa bàn diễn ra thu gom lúa gạo nhộn nhịp nhất là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, đoạn dọc sông Hậu. Hầu hết các ghe thuyền từ khắp nơi tập kết về cảng Mỹ Thới (An Giang). Theo BQL xí nghiệp cảng Mỹ Thới, thời gian gần đây, số lượng các ghe lớn, đặc biệt từ các tỉnh ngoài  đăng ký cập cảng tăng gần gấp đôi… Ông Võ Thanh Phong là thương lái "gạo cội” ở vùng Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp cũng cảm thấy bất ngờ khi khoảng gần 1 tháng nay, dọc sông Hậu các tỉnh ĐBSCL h

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em trong giấc mơ …”.   Nhớ Cần Thơ phố thời bao