Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Vietnamnet, 26-09-2017 - 08:50 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư Nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp, môi trường nông thông mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới ở ĐBSCL - Ý kiến của ông Trần Hữu Hiệp, ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. ·          24-09-2017   Quyết sách cho sự ‘sống-còn’ của ĐBSCL ·          13-04-2017   Cần Thơ “mắc kẹt” giữa trung tâm ĐBSCL ·          30-03-2017   Nhiều tỉnh, thành ĐBSCL rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư Theo ông Hiệp,  ĐBSCL  được nhận diện là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH với những biểu hiện ngày càng rõ nét ngay trước mắt. Cùng với chuỗi đập thủy điện “treo túi nước” và các kiểu “trích máu dòng sông” bằng các dự án chuyển nước dòng chính - đã và đang làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên nước, tác động trực tiếp đến toàn bộ nền  kinh tế nông nghiệp  của vùng. Ông Trần Hữu Hiệp. Ảnh: TTXVN Trong khi đó, những bất cập nội tại chưa được giải quyết, đ

Về miền Tây hết lụy phà

Báo Người Lao Động, ngày 02/10/2017 05:02 Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh hợp long sẽ rút ngắn thời gian từ TP HCM về vùng Tứ giác Long Xuyên còn 4-5 giờ Những ngày qua, người dân vùng Tứ giác Long Xuyên và các tỉnh, thành ĐBSCL rất vui mừng khi cầu Vàm Cống thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL vừa hợp long và dự kiến thông xe vào cuối năm như cầu Cao Lãnh. Triển khai hàng loạt dự án Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu thuộc địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cách bến phà Vàm Cống khoảng 1,5 km về phía hạ lưu. Cầu có 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ; vận tốc thiết kế 80 km/giờ, dài gần 3 km và độ cao thông thuyền 37,5 m. Đây là cây cầu có nhịp thép dài nhất phía Nam, với tổng vốn đầu tư 7.341 tỉ đồng từ nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong chuyến thị sát đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận mới đây Ảnh: XUÂN TUYẾN Trong khi đó, cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền dài hơn 2

Tìm động lực đổi mới tổ chức, bộ máy

Trần Hiệp Thủy SGGP Thứ Sáu, 6/10/2017 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 diễn ra từ ngày 4 đến 10-10 tại Hà Nội với nhiều nội dung, quyết sách quan trọng đang được chờ đợi. Trong đó có dự thảo Đề án “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã được chuẩn bị công phu, thu hút sự quan tâm trong đảng, trong dân thời gian qua sẽ được trình hội nghị thảo luận, quyết định. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là tất yếu khách quan và là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng ta, nhưng trong tình hình mới đang đặt ra với yêu cầu bức thiết không thể trì hoãn. Hội nghị Trung ương 6 điễn ra từ 4-10/10/2017 tại Hà Nội Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong các tổ chức của hệ thống chính trị là vấn đề mang tính nguyên tắc và cương lĩnh. Song các bất cập của tổ chức, bộ máy và công tác cán

Thúc đẩy liên kết và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao

Báo Nhân Dân, Thứ Tư, 27/09/2017, 15:29:21 NDĐT - Ngày 27-9, tỉnh Hậu Giang phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trường đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy liên kết, phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao theo hướng bền vững tỉnh Hậu Giang”, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu là nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến từ các cơ quan Trung ương, địa phương trong vùng ĐBSCL. Đây là một phần trong chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang sẽ chính thức diễn ra vào ngày mai (28-9), với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ. Phát biểu tại buổi hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho rằng: Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của vùng nói chung và Hậu Giang nói riêng gặp những khó khăn thách thức trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ. Tác động rõ nhất là biến đổi khí hậu, mưa trái mùa, tình hình hạn hán xâm nhập mặn, dịch bệnh diễn biến bất thường; an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiề

Liên kết phát triển chuỗi giá trị lúa

Báo Nông nghiệp Việt Nam, 28/09/2017, 14:05 (GMT+7) Nằm trong chuỗi các hoạt động của Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2017, sáng 27/9, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Viện Lúa ĐBSCL và Trường ĐH Cần Thơ tổ chức hội thảo “Thúc đẩy liên kết, phát chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao theo hướng bền vững”. Tham gia hội thảo có trên 300 đại biểu là nông dân, doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp nước ngoài. Hội thảo do UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các Viện, trường tổ chức Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trương Cảnh Tuyên, cho biết, hàng năm tỉnh sản xuất trên 200.000ha lúa, sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo hiện đang chịu những tác động xấu của biến đổi khí hậu (BĐKH), rõ nhất là những cơn mưa trái mùa, hạn hán, xâm nhập mặn và sâu bệnh ngày càng diễn biến bất thường, các hợp đồng tiêu thụ sản ph

Trạm BOT: Thiếu minh bạch khiến dân phản ứng

Trần Hữu Hiệp PLTPHCM, Thứ Hai, ngày 18/9/2017 (PL)- Trong điều kiện còn tù mù thông tin, người dân có quyền nghi ngờ về cách tính tổng mức đầu tư, mức phí, thời gian thu phí các dự án BOT. Nằm trong tổng thể các trạm BOT giao thông của cả nước, trên địa bàn Tây Nam bộ hiện có hơn 10 trạm thu phí đã và đang triển khai tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, TP Cần Thơ... Trong đó có những trạm thu phí bị phản ứng gay gắt thời gian qua như trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang); trạm T2, quốc lộ 91 (TP Cần Thơ) nên cần được xem xét nghiêm túc, có giải pháp xử lý hợp lý. Dân miền Tây kêu khổ vì trạm thu phí Bức xúc nổi lên do mức thu bất hợp lý, các trạm thu phí dày, vị trí đặt các trạm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km. Nhiều người phản ứng khi trạm thu phí chặn ngang tuyến đường huyết mạch mà người dân, doanh nghiệp (DN) không có đường khác để chọn; đi một đoạn trả tiền suốt tuyến, thu phí tuyến chính gắn với tuyến tránh mà xe của người dân khô

Con đường 'xộ khám' của đại gia thuỷ sản miền Tây

Văn Vĩnh – Minh Hào Công an nhân dân, 2/04/2017 Nhiều “ đại gia” thuỷ sản  ở miền Tây sau khi vay được tiền đã không  đầu tư  đúng mục đích, tiêu xài cho mục đích khác dẫn đến mất khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ tù tội. Đại gia thủy sản Tòng 'Thiên Mã' nợ hơn 891 tỷ Hàng loạt đại gia thủy sản Cà Mau bị truy tố Ngả mũ với đại gia thủy sản miền Tây chơi ngông Đại gia thủy sản Cà Mau: Bùng nợ ngân hàng 200 tỷ Vào đầu năm 2015, dư luận tại miền Tây xôn xao trước vụ bà Nguyễn Thị Thu Sương, Phó Giám đốc Công ty TNHH An Khang (KCN Trà Nóc, chuyên về chế biến xuất khẩu thuỷ sản) phải lãnh mức án 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo HĐXX, bà Sương là chủ mưu chỉ đạo từ đầu đến cuối các nhân viên lập gần 50 hồ sơ khống vay và chiếm đoạt của nhiều ngân hàng số tiền gần 200 tỷ đồng. Hay vụ đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) hiện nay đã bỏ trốn để lại món nợ gần 800 tỷ đồng. Để

Thư viện VideoClip: NÚT THẮT GIAO THÔNG ĐỒNG BẰNG

Phỏng vấn 2.40' và 9.58'