Văn Vĩnh – Minh Hào
Công an nhân dân, 2/04/2017
Nhiều “đại gia” thuỷ
sản ở miền Tây sau khi vay được tiền đã không đầu tư đúng mục đích,
tiêu xài cho mục đích khác dẫn đến mất khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ
tù tội.
Vào đầu năm 2015,
dư luận tại miền Tây xôn xao trước vụ bà Nguyễn Thị Thu Sương, Phó Giám đốc
Công ty TNHH An Khang (KCN Trà Nóc, chuyên về chế biến xuất khẩu thuỷ sản) phải
lãnh mức án 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo HĐXX, bà Sương
là chủ mưu chỉ đạo từ đầu đến cuối các nhân viên lập gần 50 hồ sơ khống vay và
chiếm đoạt của nhiều ngân hàng số tiền gần 200 tỷ đồng. Hay vụ đại gia thủy sản
Lâm Ngọc Khuân, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam
(Sóc Trăng) hiện nay đã bỏ trốn để lại món nợ gần 800 tỷ đồng.
Để kéo dài hoạt
động cũng như có tiền sử dụng với mục đích cá nhân, từ năm 2008 đến năm 2010,
ông Khuân chỉ đạo con gái và cấp dưới lập 19 bản báo cáo tài chính khống. Những
báo cáo này thể hiện kết quả kinh doanh hàng năm có lãi, gửi các ngân hàng xin
vay vốn đồng thời nộp Cục Thuế tỉnh Sóc Trăng nhằm đối phó.
Nguồn ảnh: Internet |
Gần đây nhất, “đại gia” thủy sản
Tòng “Thiên Mã” (Phan Bá Tòng, 43 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập
khẩu thủy sản Thiên Mã, gọi tắt Công ty Thiên Mã, có trụ sở tại KCN Trà Nóc 2,
TP Cần Thơ) bị Cơ quan điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố về hành vi “lừa
đảo chiếm đoạt tài sản”.Căn cứ vào những báo cáo tài
chính giả này, 5 ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với Công ty Phương Nam, tạo
điều kiện cho ông Khuân chiếm đoạt gần 800 tỷ đồng. Khi mất khả năng chi trả,
cuối năm 2011, ông Khuân cùng vợ bỏ trốn sang Mỹ. Con gái ông ta cũng xuất cảnh
giữa năm 2012. Hiện, họ đang bị truy nã quốc tế. Còn 25 cán bộ ngân hàng đã cho
ông Khuân vay phải lãnh án tù.
Khi chưa xộ khám, Tòng “Thiên
Mã” là đại gia chịu chi, chịu chơi nổi tiếng trong ngành thuỷ sản. Thời điểm
làm ăn phát đạt, Tòng bắt đầu tậu xe Hummer H2 và lấy biển số tứ quý 3333 mà
theo người trong giới làm ăn, giá trị của xe này hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, Tòng
còn sở hữu một chiếc xe Camry biển số tứ quý 9999. Ăn chơi được vài năm, đến
cuối năm 2012, Tòng “Thiên Mã” tuyên bố vỡ nợ khi thiếu ngân hàng hàng trăm tỷ
đồng và nợ mua cá của nông dân.
TS Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch
Hội Nghề cá Việt Nam cho biết: “Từ giai đoạn từ năm 2010-2011, do khủng hoảng
tài chính, nhiều công ty thuỷ sản lâm nợ. Nhiều hiệp hội đã họp và làm rõ
nguyên nhân do doanh nghiệp (DN) vay vốn ngắn hạn với lãi suất cao nhưng đầu tư
cho các dự án dài hạn, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến lâm nợ”.
Theo TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, giai đoạn cách đây
3-4 năm, hầu hết các DN trong ngành cá tra đều sử dụng nợ ngắn hạn khá cao,
trung bình chiếm tới 97% tổng số nợ. Tình hình tài chính của nhiều DN đang gặp
khó khăn, lãi suất cao kết hợp với việc sản xuất không hiệu quả đã làm DN “lâm
bệnh”.
Bên cạnh đó, một số DN không có
chuyên môn sâu trong ngành thuỷ sản, đa phần xuất phát từ mua bán rồi chuyển
sang nghề nuôi, chế biến thuỷ hải sản. Họ nghiên cứu thị trường không kĩ và
không am hiểu đầy đủ luật pháp của các nước nhập khẩu, chỉ cần một đơn hàng
chậm thanh toán hoặc bị hủy thì DN đã điêu đứng. Chính vì việc vỡ nợ và “xộ khám”
của nhiều đại gia ngành thuỷ sản nên hiện nay ngân hàng càng dè dặt hơn cho DN
thuỷ sản và người nuôi vay.
Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban
Chỉ đạo Tây Nam bộ) đề xuất: “Các địa phương ở ĐBSCL chưa quan tâm đến việc
đánh giá, thống kê số liệu DN mạnh và yếu để có giải pháp khắc phục. Nếu có
đánh giá thì mới biết được DN còn có thể đứng vững trên thị trường để hỗ trợ
phát triển, còn DN yếu kém, hoạt động không hiệu quả thì cần giải pháp xử lý,
tránh đổ vỡ gây hậu quả dây chuyền”.
(Theo Công an nhân dân)
Nhận xét
Đăng nhận xét