Du học
ra trường với tâm bằng kiến trúc danh giá, nhưng lại chọn con đường mà nhiều
người… lắc đầu: “Học cao hiểu rộng mà về làm… nông dân”…
Sản
phẩm rau trồng theo phương pháp thủy canh khi bán cho người tiêu dùng có luôn
bộ rễ - kẢnh: Thanh Tú
Đó là câu chuyện của anh Lê Trí Lân, phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.
Chuyện "bá láp" của Lân
Lân kể năm 2005, anh sang Pháp du học ngành kiến trúc. Ra trường anh ở lại
làm việc gần 8 năm với mức lương (năm 2017) là 2.500 Euro/tháng. Thời gian làm
việc bên Pháp, anh được tiếp cận nhiều mô hình, qui trình sản xuất rau sạch
chất lượng cao, trong đó đáng kể nhất là mô hình thủy canh của Israel.
Thấy ở Việt Nam mô hình nông nghiệp tốn công sức, phụ thuộc nhiều vào thời
tiết, tốn nhiều phân thuốc, trong khi lợi nhuận thấp, lại không an toàn, anh ấp
ủ ước mơ sẽ xây dựng mô hình này ngay tại quê hương của mình.
Giữa năm 2017, người dân ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành (Tiền Giang),
một vùng rau nổi tiếng của tỉnh không khỏi ngạc nhiên khi thấy một chàng thư
sinh từ đâu đó tới lụi cụi dựng lên một nhà lưới để trồng… rau. Nhiều người nói
vui anh chàng này lại làm chuyện "chở củi về rừng", rằng anh đang làm
chuyện "bá láp"…
Nông dân thông minh
Tôi đã từng tận mắt chứng
kiến "nông trại ngoài khơi Địa Trung Hải" của nông dân Israel nuôi cá
trong các lồng sắt tự động, được quản lý bằng hệ thống vi tính, chịu được bão
cấp 10, cấp 12. Việc lọc nước biển thành nước ngọt, các mô hình thủy canh rau
sạch, "chuyển giới" cho tôm để có tôm toàn đực cho năng suất cao, đều
là "chuyện thường" của họ. Nông dân thông minh luôn gắn bó với các
viện, trường đại học.
Vì vậy, để chúng ta có được
một tầng lớp nông dân thông minh thật sự, rất cần một hệ sinh thái nông nghiệp
thông minh và môi trường nông thôn sáng tạo. Những người nông dân cần có sự dẫn
dắt của nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp, sự hỗ trợ của nhà khoa học và kiến tạo
của Nhà nước.
Trần
Hữu Hiệp
Còn nhiều ấp ủ
Trong khu nhà lưới rộng 1.000m² mà Lân vừa mới đầu tư (giá thành khoảng 900
triệu đồng) trồng đủ các loại rau như xà lách, cải bẹ xanh, cải phụng, cải
ngọt, cải thìa, rau muống, rau dền….
Mỗi ngày vườn rau này cho được 70kg. Tính ra trung bình mỗi tháng vườn rau
này cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng. Trong khi đó chi phí chỉ khoảng 1 triệu
đồng tiền điện, lương công nhân và các chi phí phát sinh khác cộng chung không
quá 12 triệu đồng/tháng.
Theo Lân, do vốn đầu tư ban đầu khá lớn, và giá bán rau sạch hiện nay cao
hơn nhiều so với giá rau trồng theo kiểu truyền thống nên nhiều người không dám
đầu tư. Ngoài ra, màu sắc của rau không được bắt mắt bằng rau truyền thống. Đó
là chuyện bất lợi của rau sạch khi đưa ra thị trường.
Dẫu vậy, Lân nói anh vẫn tin rằng rồi đây người tiêu dùng sẽ sớm chấp nhận
loại rau này, bởi tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn hơn
cho người dùng. Một ưu điểm khác là do trồng trong nhà lưới nên không bị tác
động bởi các yếu tố như mưa nắng, nóng lạnh, ẩm độ…nên năng suất ổn định.
Đặc biệt là công lao động rất nhẹ nhàng do mô hình được điều khiển tưới tự
động theo giờ, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm vừa tự động điều chỉnh nhiệt
độ, vừa xử lý nấm hạn chế sâu bệnh đến 90%.
"Ngoài trồng rau, Lân sẽ tiếp tục thực hiện mô hình trồng củ, quả để
sản phẩm được đa dạng hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng" –
Lân tâm sự.
Nhận xét
Đăng nhận xét