YẾN PHƯƠNG - Thứ bảy, 05/10/2024 19:30 (GMT+7)
Sách
“Văn hóa khăn rằn” gồm 160 trang, với nội dung khái quát về hành trình chiếc
khăn từng là “vật bất ly thân” của người Nam bộ. Sách có 3 phần chính gồm: Khăn
rằn, những chặng đường xưa; Khăn rằn trong hoạt động văn hóa - du lịch; Báo chí
và tình yêu khăn rằn.
Sách gồm 160 trang
với 3 phần chính. Ảnh: Yến Phương
Lý
giải về việc chọn khăn rằn làm đề tài cho một công trình nghiên cứu, biên soạn
và viết thành sách, soạn giả Nhâm Hùng cho biết, chiếc khăn rằn tuy nhỏ nhưng
lại có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hóa, bởi hành trình của khăn rằn đã có từ
hàng trăm năm.
“Từ
thời chiến đến thời bình, khăn rằn gắn liền với đời sống của người dân Nam bộ,
trong đó có thấm mồ hôi, nước mắt và kể cả máu... Bước vào đời sống hiện đại,
cùng với chiếc áo bà ba, khăn rằn đang tiếp bước trên chặng đường mới tại các
sàn diễn thời trang, cuộc thi nhan sắc", soạn giả Nhâm Hùng nói.
Đặc
biệt, khăn rằn được cả 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer, Hoa tại ĐBSCL sử dụng. Khăn
rằn đã tạo được vị thế vững vàng, hòa nhập vào không gian du lịch miệt vườn,
sông nước Cửu Long.
“Lý
do lớn nhất thôi thúc tôi phải viết cuốn sách này đó là vì tình yêu văn hóa Nam
bộ, trong đó có văn hóa khăn rằn”, vị soạn giả xúc động nói.
TS Trần Hữu Hiệp chia sẻ. Ảnh: Yến Phương
Chia sẻ tại buổi ra mắt sách, TS Trần Hữu Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL - bày tỏ sự trân quý khi soạn giả Nhâm Hùng dù ở tuổi 75 nhưng vẫn miệt mài nghiên cứu, viết và cho ra đời đều đặn 2 cuốn sách mỗi năm.
Qua đây, TS Hiệp đọc 2 câu thơ gửi tặng tác giả: “75 đừng nghĩ đã già/ Nhâm Hùng - soạn giả vẫn là đang xuân”. Đồng thời, TS Hiệp cho biết đang chờ những tác phẩm mới, những kết nối mới từ văn hóa khăn rằn trong tương lai.
Soạn giả Nhâm Hùng
(bên trái) và ông Nguyễn Khánh Tùng. Ảnh: Yến Phương
Ông
Nguyễn Khánh Tùng - Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ - cho rằng,
những hoạt động nghiên cứu của Soạn giả Nhâm Hùng vừa mang tính lý luận, vừa
mang tính thực tiễn cao, đặc biệt là sức sáng tạo vô biên hướng đến việc bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa của ĐBSCL, đặc biệt là Cần Thơ.
“Qua
cuốn sách này, tôi mong soạn giả Nhâm Hùng có thể đến các trường đại học, cao
đẳng trò chuyện cùng sinh viên về các tác phẩm của mình, giúp các em trang bị
thêm kiến thức về văn hóa Nam bộ trong quá trình học tập”, ông Tùng bày tỏ.
https://baocantho.com.vn/ra-mat-sach-van-hoa-khan-ran--a179048.html
Nhận xét
Đăng nhận xét