Trần Hữu Hiệp
Trong kỷ nguyên mới,
yêu cầu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, gạo Việt cần được định vị giá trị
tích hợp. Không gian phát triển mới, con đường lúa gạo mới
không chỉ là ruộng đồng, nhà máy mà còn là không gian sáng tạo, nông nghiệp
xanh, tích hợp đa giá trị với sở hữu trí tuệ, thương hiệu, du lịch, giải trí,
thời trang…
Hạt gạo đa giá trị trong kỷ nguyên mới
Kỷ nguyên mới (new era) là khái
niệm chỉ một giai đoạn lịch sử có tính
bước ngoặt, được đánh dấu bởi những thay đổi mang tính chất nền tảng, ảnh hưởng
sâu rộng đến sự phát triển trên nhiều lĩnh vực. Là
một giai đoạn tăng trưởng mới, thay đổi mới, gắn liền với công nghệ số, đổi mới
sáng tạo và hội nhập quốc tế.
Trong
kỷ nguyên mới, hạt gạo Việt Nam cần được định vị là sản phẩm giá trị, chất
lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường. Điều này đòi hỏi sự chuyển đổi
từ nền sản
xuất lúa sang nền kinh
tế lúa gạo;
từ gia tăng sản lượng sang chất lượng, giá trị. Con
đường lúa gạo mới không chỉ là ruộng đồng, nhà máy mà là không gian sáng tạo,
nông nghiệp xanh, tích hợp đa giá trị với sở hữu trí tuệ, thương hiệu, du lịch,
giải trí, thời trang.
Xuất
khẩu gạo là một điểm sáng nổi bật trong bức tranh xuất khẩu nông sản nước ta trong các năm
qua. Lượng gạo xuất khẩu năm 2024 đạt hơn 9 triệu tấn, mang về hơn 5,7 tỷ USD là những con số
kỷ lục sau 35 năm Việt Nam trở lại thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu. Giá gạo
Việt tại nhiều thời điểm trong năm qua cũng cao hơn gạo Thái và Ấn Độ.
Tuy
nhiên, từ đầu năm 2025 đến nay, xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn. Giá gạo xuất
khẩu giảm mạnh, hiện ở mức thấp nhất so với Ấn Độ và Thái Lan. Thực trạng này
cần xác định rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp và thực thi trước mắt, lâu dài
nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành hàng lúa gạo.
Giá
gạo Việt giảm sâu có nhiều nguyên nhân. Trước hết, việc Ấn Độ quay trở lại thị
trường xuất khẩu sau hai năm hạn chế làm tăng lượng gạo trên thị trường. Các
quốc gia mua gạo, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, gây áp lực cạnh tranh lớn
hơn. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu khác như Thái
Lan, Pakistan cũng khiến gạo Việt Nam phải điều chỉnh giá để duy trì thị phần.
Trong khi đó, dù sản lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng kỷ lục trong năm qua,
nhưng chất lượng và thương hiệu gạo Việt chưa được định vị cao trên thị trường
quốc tế, dẫn đến giá bán thấp hơn so với các đối thủ.
Bài
toán lúa gạo cho Việt Nam
Trong
điều kiện hiện nay và chắc chắn sẽ còn lâu hơn nữa, an ninh lương thực không
chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia mà mang tính toàn cầu. Vấn đề này cần được tiếp
cận và giải quyết hài hòa trên ba phương diện, không chỉ là nhu cầu dinh dưỡng,
không để xảy ra thiếu đói, mà còn phải hài hòa lợi ích kinh tế, sinh kế của
người dân và hài hòa xã hội, tránh tạo ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận
lương thực của người dân, lợi ích chính đáng của người trồng lúa.
Những kỳ tích lúa gạo
đã qua và vinh quang trong hiện tại không phải là một đảm bảo chắc chắn cho
thành công mới trong tương lai. Xuất khẩu gạo giá cao, nhưng doanh nghiệp kinh
doanh lương thực cũng đứng trước nhiều thách thức. Trúng mùa, được giá, nhưng
người trồng lúa vẫn chưa giàu.
Những
bất cập trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo từ đầu vào, tổ chức sản xuất,
chế biến và tiêu thụ có được tháo gỡ nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn đã được
nhận diện, phân tích qua nhiều nghiên cứu từ thực tiễn.
Vẫn còn đó những câu hỏi: Hệ điều hành nào cho ngành hàng lúa gạo?
Lời giải nào cho bài toán chi phí - lợi ích để người trồng lúa thực sự có lãi
cao và làm giàu? Để trả lời, cần phải có cách tiếp cận mới để “chiếc bánh nông
sản” lớn thêm với cách chọn lựa “con đường lúa gạo mới”, không chỉ là
đồng ruộng và nhà máy, mà còn là không gian sáng tạo, nông nghiệp tích hợp đa
giá trị với du lịch, giải trí, thời trang. Theo đó, nông nghiệp xanh là một xu
thế không thể đảo ngược. Để đạt được mục tiêu đó thì nông nghiệp cần tín chỉ
carbon và đây sẽ trở thành một loại hàng hóa. Việt Nam được đánh giá là thị
trường tiềm năng của tín chỉ carbon.
Đề
án phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn
với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang được tiếp cận theo cách
tạo ra không gian phát triển và tích hợp đa giá trị, hàng năm giảm khoảng 10
triệu tấn carbon thu về khoảng 100 triệu USD. Việc gia tăng giá trị từ sản xuất
lúa giảm phát thải nhà kính để có thể bán tín chỉ carbon cũng là cách tiếp cận
kinh tế mới mang nhiều trách nhiệm xã hội và môi trường.
Ngành
kinh tế lúa gạo cần được
tiếp cận theo tư duy khác trước, đánh dấu một bước chuyển lịch sử. Từ đơn
ngành, đơn giá trị sang kết nối đa ngành, tích hợp đa giá trị để mang lại đa
thu nhập, đa lợi ích, giải quyết những bất cập của ngành trồng lúa, thu nhập
bấp bênh của người nông dân bằng cách cân bằng lợi ích dựa trên ba trụ cột phát
triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Bài
toán phát triển cây lúa và thu nhập của người trồng lúa được đặt trong bức
tranh tổng thể của nền nông nghiệp thông minh và nông thôn hiện đại. Vì vậy,
chúng ta đang cần là sản xuất lớn hơn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý
phù hợp hơn, kết hợp chế biến sâu, đổi mới sáng tạo để tạo ra nhiều giá trị hơn
từ hạt lúa bằng cách phát triển các ngành công nghiệp sau gạo, thương hiệu hóa
sản phẩm để ngành hàng lúa gạo có giá trị gia tăng gấp nhiều lần.
Để
nâng cao giá trị lúa gạo,
cần sự tiếp cận tổng thể, sự phối hợp đa ngành và giải quyết liên ngành để nông
sản phát triển bền vững trong tương lai. Cần có chương trình, kế hoạch, lộ
trình cụ thể để mở rộng mã số vùng và cơ sở đóng gói, bao bì đủ điều kiện. Cần
sớm hình thành các tổ hợp đủ mạnh để hỗ trợ, chủ động ứng phó, tạo ra giá trị
gia tăng dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực khoa học công nghệ, đổi mới
sáng tạo, chuyển đổi số.
Ngành
Nông nghiệp cần tiếp tục lan tỏa sâu sắc hơn nữa tư duy kinh tế và tạo ra không
gian giá trị cho nông nghiệp du lịch, nông nghiệp giải trí, nông nghiệp thời
trang. Những thứ vô hình chúng ta chưa khai thác có thể còn mang giá trị nhiều
hơn cái hữu hình mà ta đang theo đuổi. Theo đó, giá trị lúa
gạo không chỉ nằm trong gạo thô, bữa cơm hàng ngày, cà nó cần được mở rộng với
không gian phát triển mới rộng lớn hơn.
Sự
tích hợp với các nguồn lực vật chất, từ lợi thế tự nhiên, các nguồn tài chính,
khoa học công nghệ; đặc biệt là nguồn lực con người trong mối liên kết các tác
nhân quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo. Việc chuyển đổi sang phương thức kinh doanh nông
nghiệp mới đòi hỏi phải nghiên cứu, kết nối thực tiễn, ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa
khoa học công nghệ trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chọn các tiêu chuẩn phù
hợp, xây dựng hệ thống kiểm soát chất luợng tin cậy làm công cụ, xây dựng các
tác nhân nòng cốt tham gia chuỗi và huớng đến cộng đồng.
Không
gian phát triển và con đường lúa gạo mới đang mở ra phía trước từ tư duy mới, cách tiếp
cận mới và cách thức giải bài toán nông nghiệp và chọn con đường đi mới. Định vị gạo Việt theo “con
đường lúa gạo mới”
là chuyển từ
sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; từ đơn ngành sang đa ngành.
Nhận xét
Đăng nhận xét