Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Huyền thoại về chiếc đại hồng chung

Nhiều truyền thuyết về vua Gia Long - Nguyễn Ánh thực hư khó biết, nhưng có những câu chuyện mang tính ngẫu nhiên có thể giải thích được, như chuyện cá sấu cản đường, rái cá nâng thuyền... Riêng chuyện đại hồng chung chùa Sắc tứ Linh Thứu giúp ông trốn sự truy đuổi của Tây Sơn vẫn còn gây nhiều tranh cãi.   Biển Sắc tứ Linh Thứu tự - Ảnh: Hoàng Phương Ngôi chùa 3 lần được sắc tứ Sắc tứ Linh Thứu nguyên thủy là ngôi chùa mục đồng nằm giữa khu rừng hoang thuộc làng Tân Thạnh Trung, nay thuộc ấp Chợ, xã Thạnh Phú, H.Châu Thành, Tiền Giang. Vào khoảng giữa thế kỷ 18, vị tiểu tăng Nguyễn Phước Chánh (? -1816) đến trụ trì, về sau trở thành hòa thượng pháp hiệu Nguyệt Hiện, pháp danh Thiệt Thanh. Lúc này ngôi chùa có tên là Long Nguyên tự. Nhà sư Nguyễn Phước Chánh vốn thuộc dòng dõi chúa Nguyễn, vì vậy năm Nguyễn Phúc Ánh bị Tây Sơn truy đuổi đã ghé lại chùa tá túc. Tương truyền chúa Nguyễn ở được ít hôm nhưng do sự truy đuổi gắt gao của quân Tây Sơn nên nhà sư tìm c...

Mía đường năm nay ngọt hay đắng?

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 02-8-2012 Trần Hiệp Thủy  Đốn mía chạy lũ  Theo cam kết, một số nhà máy đường ở Hậu Giang - nơi có vùng nguyên liệu mía hơn 14.200 ha - lớn nhất vùng ĐBSCL đã vào vụ mới , sớm hơn 1 tháng so với cùng kỳ năm trước. Các nhà máy còn lại sẽ đồng loạt vào vụ ép từ tháng 9-2012. Trước đó, UBND tỉnh Hậu Giang đã chủ động bàn bạc, thống nhất với Hiệp hội mía đường Việt Nam và các nhà máy đường giá sàn mua mía và đẩy sớm hơn thời gian vào vụ ép để giải quyết gần 6.000 ha mía “chạy lũ” cho nông dân. Tỉnh này cũng đã chủ động ban hành Kế hoạch phân chia vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy đường để khắc phục tình trạng “tranh mua” khi mía được giá và “đủng đỉnh” khi mía rớt giá; đồng thời cũng phân bổ hơn 18,5 tỷ đồng trong năm 2012 đầu tư nâng cấp đê bao, tu bổ cống bọng, trạm bơm cho 1.712 ha trồng mía thuộc 2 xã Hiệp Hưng , Tân Phước Hưng để chủ động vào vụ mía mới . Dự kiến giai đoạn 2012 – 2015 , tỉnh này sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống đê bao chống...

Đặc thù hay đặc quyền?

SGGP, Thứ tư, 01/08/2012, 01:23 (GMT+7) Cần Thơ - 1 trong 8 tỉnh, thành thí điểm xây dựng CQ đô thị Đầu tuần trước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng đề án xây dựng mô hình chính quyền đô thị, vừa có văn bản giao cho 8 tỉnh, thành phố thực hiện báo cáo chuyên đề nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Các địa phương được chọn bao gồm thành phố Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, tỉnh Nghệ An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Nam Định. Văn bản nêu trên đã khẳng định yêu cầu cần thiết phải làm rõ sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, từ đó xác định mô hình tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm và cơ chế hoạt động phù hợp với chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn nhằm bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả quản lý của mỗi cấp chính quyền. Các báo cáo chuyên đề của địa phương cần đặt trọng tâm vào việc đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị; quy định nhiệm vụ, q...

Bí ẩn pho tượng Bà Chúa Xứ núi Sam

Cập nhật lúc : 7:39 AM, 29/07/2012 Mỗi năm có hơn 2 triệu người dân khắp đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ hành hương về núi Sam (thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang) để viếng Bà Chúa Xứ trong 1 ngôi miếu dưới chân núi. Dù mọi người dân đồng bằng đều muốn đến viếng và ngắm tượng Bà Chúa Xứ, nhưng bà là ai, pho tượng Bà có nguồn gốc từ đâu, không ai có thể trả lời chắc chắn. Câu chuyện về Bà Chúa Xứ mãi mãi là bí ẩn. Dù chưa xác định được chính xác nguồn gốc của pho tượng cũng như lai lịch Bà Chúa Xứ núi Sam, nhưng các sử liệu đều nhìn nhận rằng pho tượng Bà Chúa Xứ đã ngự trị trên đỉnh núi Sam từ rất lâu, trước khi những lưu dân người Việt từ miền Trung đặt chân đến vùng đất này. Phải chăng tượng Bà Chúa Xứ là sản phẩm của nền văn hóa Óc Eo thời vương quốc Phú Nam (thế kỷ 1đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên), hay còn lùi xa hơn thế nữa?         An Tiêm của vương quốc Phù Nam Huyền sử của nước ta có câu chuyện về phò mã An T...

“Chiếc áo pháp lý” nào cho đảo ngọc Phú Quốc?

Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 31-7-2012 Trần Hiệp Thủy Từ năm 2004, Thủ tướng đã ký Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể đảo Phú Quốc; năm 2010 ban hành Quyết định số 633/2010/QĐ-TTg điều chỉnh quy hoạch chung đảo Phú Quốc đến năm 2030 và hàng loạt văn bản khác đã hình thành các cơ chế chính sách đặc thù cho huyện đảo này. Để thực thi, nhiều chuyên gia tư vấn quốc tế đã được mời lập quy hoạch, hàng ngàn tỉ đồng đã được ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng tạo ra diện mạo mới hấp dẫn hơn của đảo ngọc. Có người cho rằng, khó có cơ chế, chính sách nào tốt hơn nữa. Nhưng thực sự có phải vậy? Thực tế cho thấy, các qui định pháp luật thiếu đồng bộ, văn bản này “đá” văn bản nọ. “Cái cần thì chưa có, cái có cũng như không, cái trông mong chưa được cụ thể hóa” nên một số “cơ chế, chính sách đặc thù” chưa đi vào cuộc sống. Có 3 việc cần quan tâm rà soát và đề xuất mới cho phù hợp. Một là, qui định mới được ban hành, nhưng chưa được thực thi. Theo BQL đầu t...

Những mái tóc lạ kỳ ở Giồng Trôm

Thứ ba 31/07/2012 11:45 Tại huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre), quê hương của Nữ tướng Nguyễn Thị Định, nơi xuất phát “Đội quân tóc dài” lừng danh trong chiến tranh chống Mỹ, đang có một chuyện lạ là nhiều người phụ nữ có mái tóc dài khác thường. Hai cụ tóc dài luôn ôm mái tóc quanh người. Ảnh: N.TR Trùng tên với cô Ba Định   Theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Giồng Trôm hiện có khoảng 10 phụ nữ có mái tóc dài khác thường. Người có mái tóc dài nhất tên là Nguyễn Thị Định (76 tuổi), trùng tên với Nữ tướng Nguyễn Thị Định. Bà Định đang ở trong chùa Huệ Phước, ấp 4, xã Bình Thành, có mái tóc dài 5,3 mét. Bà Định cho biết, lúc mới 19 tuổi bà đã phát hiện mái tóc của mình dài ra bất thường. Mỗi khi gội đầu hay cắt tỉa bớt tóc, bà đều bị bệnh nặng. Do đó, càng ngày mái tóc bà càng dài ra. Mái tóc không bình thường như bao phụ nữ tóc dài của xứ dừa Bến Tre, sợi tóc có màu ngà và xoắn cuộn lại với nhau giống như bó rơm người nông dân kết lại để đốt đồng. Từ khi mái tóc biến dạn...

Đầu tư hạ tầng giao thông ĐBSCL: Giải bài toán kinh phí như thế nào?

Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 26-7-2012 Hữu Hiệp Hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá của vùng ĐBSCL, thời gian qua luôn được quan tâm đầu tư “đi trước một bước”. Nhu cầu đầu tư lớn Sân bay quốc tế Phú Quốc đang gấp rút thi công để khánh thành cuối năm 2012 Hệ thống giao thông huyết mạch, nhiều cầu vượt sông lớn giảm ách tắc giao thông liên vùng, liên tỉnh; nhiều công trình trọng điểm của vùng đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Dự án nâng cấp, mở rộng QL1 từ TPHCM - Năm Căn, đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, tuyến Nam Sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh, QL 61, 91B và nhiều tuyến quốc lộ; cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Đầm Cùng... Một số công trình được triển khai sớm hơn so với kế hoạch đề ra như cầu Cổ Chiên, cầu Hàm Luông đã phát huy tác dụng. Các công trình quan trọng như đường Hồ Chí Minh giai đoạn II, đường hành lang ven biển phía Tây Nam cũng được khởi công. Về hàng không, đã hoàn thành xây dựng sân bay quốc tế C...