Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Trí thức trẻ - Sứ giả cộng đồng chung ASEAN

Lược ghi nội dung chính bài nói chuyên với sinh viên ĐH Hà Nội ngày 11-10-2014 Các bạn sinh viên thân mến, Chúng ta đang ở trong lòng thủ đô, giữa mùa thu Hà Nội, trong không khí phấn khởi, tự hào kỷ niệm 60 năm lịch sử ngày Giải phóng thủ đô. Cách đây 30 năm, tôi bước chân vào một cổng trường đại học ở Sài Gòn. Đó là những năm tháng của thập niên 80, thời bao cấp, đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế. Trong thế bị bao vây, cấm vận, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á. Tôi đã trải qua một quãng đời sinh viên, cũng nhiều hoài bão, ước vọng, nhưng có lẽ không được như các bạn bây giờ - những thanh niên trí thức phơi phới trước xu thế hội nhập và vị thế ngày càng cao của nước ta trong cộng đồng quốc tế. Khác với 30 năm trước, hôm nay, từ vùng đất phương Nam của Tổ quốc, tôi bước chân vào ĐH Hà Nội của các bạn, một ngôi trường có bề dày truyền thống, lịch sử 55 năm, từ 1 trường vốn đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ, nay là trường đ...

Tiếng trống chùa xứ quê xưa

Trần H ữu Hiệp B áo Dân Việt, ngày 11-10-2014 "Chiều về bồng bềnh trên dòng sông Ô Môn quê tôi ..." . Nhạc sĩ Triều Dâng đã giới thiệu về nơi tôi sinh ra, lớn lên và đi học cả quãng đời niên thiếu. Một xứ quê miền Tây vùng da lợn thời chiến tranh, trải qua những khó khăn, thiếu thốn thời bao cấp. Nơi đó, ba má, anh chị em tôi - những người dân quê vẫn sống cuộc đời bình dị ... Xóm tôi nằm ở ngã ba sông. Bên này sông là 2 cái nhà thờ công giáo và đạo Tin Lành. Bên kia sông là ngôi chùa Khmer, còn cạnh nhà tôi là một chùa Phật. Nghe ông tôi kể, ngôi chùa cổ này đã có từ thời cố tôi còn nhỏ. Nhiều thiết chế tôn giáo quần cư trong một xóm nhỏ, kể cũng lạ. Có lẽ người dân xứ tôi từ xưa đã mở lòng tiếp nhận đủ thứ đạo, miễn là cái đạo đó khuyên con người làm điều tốt, việc thiện. Âm thanh quen thuộc đi vào ký ức tuổi thơ tôi là tiếng trống chùa tùng tùng vang lên điểm lúc sang canh giữa đêm khuya, thỉnh thoảng hòa với tiếng chuông nhà thờ ngân nga. Thời trước, dân xứ t...

Xây bảo tàng nông nghiệp ở vựa lúa quốc gia

Trần Hữu Hiệp Báo Lao Động, ngày 09-10-2014 Theo ông Nguyễn Hoàng Học, Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Vĩnh Long , thì l ãnh đạo tỉnh đã thống nhất chủ trương xây dựng Bảo tàng n ông nghiệp, rộng khoảng 3 ha, đặt tại huyện Vũng Liêm, gần khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Việc xây dựng Bảo tàng này cũng nhằm thực hiện ý tưởng của bác Sáu Dân – Người con ưu tú của đồng bằng. Tin Vĩnh Long xúc tiến việc xây bảo tàng nông nghiệp lúa nước ở “Vựa lúa quốc gia” được nhiều người quan tâm. Cách đây 5 năm, tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ I, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đã từng đề xuất việc các tỉnh, thành trong vùng cần chung tay xây dựng một bảo tàng nông nghiệp Việt Nam. Đến Festival Lúa gạo VN lần thứ II - Sóc Trăng 2011, ý tưởng này được nhắc lại, nhưng vẫn chỉ là một ý kiến. Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 195/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, kèm theo dan...

Bye bye “Mr. Duong Cho Lun”

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 09-10-2014 Ông bạn người nước ngoài có lần hỏi tôi : “Mr. Duong Cho Lun là danh nhân nào mà được đặt tên rất nhiều cho các con đường mới được xây dựng ở Việt Nam ?” . Tôi phải vận dụng hết năng lực ngoại ngữ “nói mỏi tay” của mình để giải thích, rằng đó không phải là nhân vật lịch sử, văn hoá mà là “công nghệ” làm đường của Việt Nam. Ở những nơi địa hình phức tạp, nền đất yếu, cầu đường hay bị lún sụt, nhà thầu xây dựng cần có thời gian gia cố công trình sau khi đưa vào sử dụng. Người được giải thích có vẻ không thoả mãn, khi biết nhiều công trình xây dựng bị lún sụt gây tai nạn nguy hiểm cho người dân, nên hỏi tiếp: “ Sao không chờ gì, lại chờ lún? ”. Đến đây thì tôi bí, phải đổ cho “đó là vấn đề kỹ thuật” trong khi tôi không phải là dân kỹ thuật cầu đường. Vừa qua, dư luận cả nước quan tâm theo dõi sự cố “tuyến đường vàng” cao tốc Nội Bài – Lào Cai vừa được khánh thành đã bị nứt, lún. Dân chúng không khỏi hoài nghi, lo ngại về chất lượng...

LỢI ÍCH NHÓM TRONG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO NGA?

Văn Hồ Biểu Chánh - Dấu xưa lục tỉnh Nam Kỳ

Trần Hữu Hiệp Báo Dân Việt, ngày 03-10-2014 Anh bạn tôi người Bắc, làm kinh tế , nhưng lại mê văn chương, hỏi tôi: “Muốn tìm hiểu văn học miền Tây xưa , nên đọc ai?”. Tôi khuyên: “Muốn biết chuyện xưa lục tỉnh, thử đọc Hồ Biểu Chánh”. Lời khuyên của tôi với tư cách là đồng hương của tác giả ở một thời đã xa, chỉ là ý kiến cá nhân. Tất nhiên còn nhiều văn tài đặc sản khác như Vương Hồng Sển, Sơn Nam ... Nhưng quả là rất thú vị khi tìm hiểu giọng văn “đặc sệt” phương ngữ miền Tây Nam bộ Hồ Biểu Chánh. Giai 1975-1985, thời tôi học phổ thông, văn chương Hồ Biểu Chánh không được phổ biến chính thức. Kho tiểu thuyết đồ sộ của cụ cũng không được in ấn, tái bản, dù nó từng là những đầu sách “best seller” một thời, được nhiều nhà xuất bản ở miền Nam trước giải phóng đua nhau phát hành. Lứa tuổi của tôi thời đó, chỉ đọc được vài quyển sách cũ mèm, sờn ráy, còn lại nghe qua chuyện kể. Tôi biết đến dòng tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua câu chuyện kể của một ông già quê xứ tôi. Ông Tư Hộ...

“Chỉ dẫn địa lý” cho du lịch Mekong

Trần Hữu Hiệp Báo Lao Động, ngày 30-9-2014 Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa công bố "Tốp điểm đến hấp dẫn của Việt Nam". Làng cổ Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ nằm trong "Tốp 5 ngôi làng cổ có niên đại hàng trăm năm nổi tiếng của Việt Nam". Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, Châu Đốc, An Giang cũng vào tốp 10 điểm đến du lịch tâm linh thu hút khách nhiều nhất.  Sông nước miền Tây Trước đó, đảo Phú Quốc, Kiên Giang và đảo Hòn Khoai, Cà Mau được xếp trong tốp 10 đảo đẹp tự nhiên hấp dẫn du khách nhất Việt Nam. Ngoài ra, Phú Quốc còn nằm trong “Tốp 10 thắng cảnh du lịch biển hấp dẫn nhất”. Các khu Ramsar vườn quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp và Mũi Cà Mau; nét đẹp tự nhiên, sinh thái đa dạng của Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, lung Ngọc Hoàng, U Minh, … là những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong, ngoài nước mang tên Mekong. Chảy qua 6 nước, dòng Mekong mang theo những giá trị kinh tế, lịch sử, văn hóa và môi trường. Vào đất Việ...