Trần Hữu Hiệp
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa
công bố "Tốp điểm đến hấp dẫn của Việt Nam". Làng cổ Long Tuyền, Bình
Thủy, Cần Thơ nằm trong "Tốp 5 ngôi làng cổ có niên đại hàng trăm năm nổi
tiếng của Việt Nam". Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, Châu Đốc, An Giang cũng vào
tốp 10 điểm đến du lịch tâm linh thu hút khách nhiều nhất.
Trước đó, đảo Phú Quốc, Kiên Giang và đảo Hòn Khoai, Cà
Mau được xếp trong tốp 10 đảo đẹp tự nhiên hấp dẫn du khách nhất Việt Nam.
Ngoài ra, Phú Quốc còn nằm trong “Tốp 10 thắng cảnh du lịch biển hấp dẫn nhất”.
Các khu Ramsar vườn quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng
Tháp và Mũi Cà Mau; nét đẹp tự nhiên, sinh thái đa dạng của Đồng Tháp Mười,
Tứ giác Long Xuyên, lung Ngọc Hoàng, U Minh, … là những điểm đến du lịch hấp
dẫn du khách trong, ngoài nước mang tên Mekong.
Chảy qua 6 nước, dòng Mekong mang theo những giá trị kinh tế,
lịch sử, văn hóa và môi trường. Vào đất Việt, dòng sông huyền thoại này đã
tạo ra cảnh quan sông nước miệt vườn, núi non cùng với biển đảo phía Đông và
Tây Nam, tạo nên sức quyến rũ khó cưỡng lại của du lịch Mekong.
ĐBSCL không chỉ sở hữu vẻ đẹp thiên
nhiên, mà còn là kho tàng văn hóa giàu bản sắc. Du lịch đồng bằng có nhiều
khả năng kết nối tour, tuyến với TPHCM, các vùng, miền trong nước, hợp tác
quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mekong. Ngành
du lịch có thể khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái miệt
vườn; nghiên cứu - nghỉ dưỡng, văn hóa, lễ hội, tâm linh đến du biển đảo chất
lượng cao, du lịch mạo hiểm.
Gần đây, các địa phương đã quan tâm “bắt
tay nhau” khai thác du lịch, tạo ra nét đặc thù của từng nơi, đưa ra sảm phẩm
du lịch mới như “Một điểm đến 4 địa phương +”, cùng với nhiễu nỗ lực khác rất
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển thương hiệu
du lịch Mekong chưa được quan tâm đúng mức. Thương hiệu du lịch vùng với các “chỉ
dẫn địa lý” hấp dẫn sẽ tạo ra không gian du lịch sống động hơn với nhiều “sản
phẩm dùng chung” và điểm riêng độc đáo của từng địa phương.
Phát triển thương hiệu du lịch vùng không chỉ có ý nghĩa trong
việc tiếp thị, quảng bá điểm đến, mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ du
lịch. Thương hiệu “du lịch Mekong” được phát huy sẽ lấp lánh trên bản đồ du
lịch quốc gia và thế giới.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét