Trần Hữu Hiệp
TT - Lực lượng hùng hậu các cơ quan chức năng được giao
quản lý nhưng thực tế thì hàng bẩn, hàng nhái, hàng đội lốt vẫn lọt vào mâm cơm
của người tiêu dùng.
Ví von ba bộ
cùng quản mâm cơm người dân của ông Nguyễn Quốc Triệu, bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm
kỳ trước, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự và là câu hỏi lớn cho yêu cầu
quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
đâu là thật, giả? |
Trong khi
các cơ quan chức năng thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ
Công thương khẳng định “làm hết trách nhiệm” kiểm soát, quản lý của mình, thì
một lượng lớn trái cây Trung Quốc vẫn được hô biến thành trái cây trong nước
hay của Mỹ với tem nhãn đầy đủ, có mặt từ chợ lớn đến chợ nhỏ, gây tâm lý hoang
mang, lo ngại cho người tiêu dùng.
Theo quy
định, trái cây nhập khẩu vào VN phải có xác nhận kiểm tra chất lượng của Cục
Bảo vệ thực vật mới được thông quan. Nhưng khi lưu thông trên thị trường, có
gian lận thương mại hay gian lận về nguồn gốc xuất xứ thì Cục Quản lý thị
trường, Bộ Công thương có trách nhiệm kiểm soát.
Chủ công
trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và điều trị
bệnh (khi ăn phải thực phẩm không an toàn) thì lại thuộc ngành y tế.
Một lực
lượng hùng hậu các cơ quan chức năng được giao quản lý nhưng thực tế thì hàng
bẩn, hàng nhái, hàng đội lốt vẫn lọt vào mâm cơm của người tiêu dùng.
Điều đáng
nói là những gian lận này không phải nhỏ lẻ mà là trên quy mô lớn, thậm chí
thành công nghệ như với trường hợp dán tem Mỹ cho trái cây Trung Quốc.
Thật bi hài
khi các cơ quan chức năng nói đã làm hết trách nhiệm, nhưng người tiêu dùng, vì
không thể trông chờ vào sự bảo vệ từ các đơn vị này, đã phải tự bảo vệ mình.
Trên báo
chí, mạng vẫn thường xuất hiện những hướng dẫn cách thức phân biệt trái cây nội
hay ngoại, hàng Trung Quốc hay hàng Việt. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm nhiều năm
đi chợ, nhiều bà nội trợ cũng bó tay khi chọn lựa, nhất là với sản phẩm đã được
phù phép, thay tên đổi họ.
Chuyện trái
lê để năm tháng không hư, khoai tây Trung Quốc “lăn” đất Đà Lạt rồi mới ra chợ,
nay là công khai xóa dấu vết cho trái cây Trung Quốc và hoạt động gian lận này
ngày càng mở rộng trên quy mô lớn, thậm chí trở thành công nghệ “lên đời” cho
trái cây Trung Quốc.
Các cơ quan
chức năng không thể lặp lại điệp khúc đã làm hết trách nhiệm được giao nhưng
nạn gian lận thương mại vẫn tràn lan, sản phẩm độc hại, hàng giả vẫn lọt ra thị
trường và đến bữa ăn của người tiêu dùng.
Đã đến lúc
phải làm rõ trách nhiệm trong từng “phân khúc quản lý”, nơi nào chưa làm hết
trách nhiệm, kẽ hở nếu có thì phải xác định rõ để qua đó quy trách nhiệm, chấn
chỉnh. Không thể chuyện xảy ra, cả xã hội bức xúc, rồi đâu vẫn vào đấy.
Nhận xét
Đăng nhận xét