Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

ĐBSCL: Trước bước chuyển lịch sử

                                                                                                                             Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam 29/04/2016 Kỷ niệm 41 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước , nhìn lại thành tựu hơn 30 năm qua, càng thấy rõ ý nghĩa lớn lao của sự nghiệp Đổi Mới, đã tạo ra thế và lực mới cho nông nghiệp ĐBSCL. Sau hơn 30 năm đổi mới, vùng ĐBSCL đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nước thiếu lương thực, vươn lên trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, nhiều sản phẩm nông nghiệp của vùng đã vươn xa, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Tiếp nối Đổi Mới, hội nhập đang mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng cũng n...

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Liên kết phát triển mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

Báo Cần Thơ, t hứ năm, 28/04/2016 Thời gian qua, nông dân mạnh dạn liên kết với nhau và liên kết với doanh nghiệp để xây dựng mô hình "cánh đồng mẫu lớn- CĐML, trong sản xuất lúa tại nhiều địa phương ở ĐBSCL đã nâng cao được hiệu quả sản xuất. Song, qua thực tiễn phát triển, mô hình CĐML tại ĐBSCL cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế cần sớm được khắc phục để đáp ứng yêu cầu mới về hội nhập quốc tế và thích ứng biến đổi khí hậu. * Khẳng định hiệu quả CĐML (nay được nhiều nơi gọi là cánh đồng lớn-CĐL) là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, có quy mô ruộng đất lớn, với mục tiêu tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, những năm gần đây ở ĐBSCL xuất hiện mô hình CĐML đã bước đầu đáp ứn...

Thư viện VideoClip: HIỆU QUẢ KTXH CÁNH ĐỒNG LỚN Ở ĐBSCL

Mô hình cánh đồng mẫu lớn chỉ sống được khi hài hòa lợi ích giữa các bên

B áo Đại Đoàn kết, ngày 26-4-2016 Ngày 26/4, Học viện chính trị khu vực IV tổ chức hội thảo khoa học, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường “Cánh đồng mẫu lớn ở khu vực ĐBSCL”. Cánh đồng mẫu lớn. Mô hình sản xuất trên “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở ĐBSCL được manh nha tại An Giang năm 2009 – 2010, đây được xem là giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu nên nông nghiệp, nâng cao gia trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững. Từ đó mô hình được nhân rộng ra nhiều tỉnh ở vùng ĐBSCL diện tích không ngừng tăng theo từng vụ lúa, năm 2010 toàn vùng có 3.000 ha, đến nay đã lên tới 146.353 ha. Từ đó cho thấy việc sản xuất lúa theo mô hình CĐML đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội môi trường cho nền sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, từng bước đưa nền nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL đi lên sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại. Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh, Viện Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia TP HCM: Chúng ta nên học tập các...

Thịt heo, xúc xích… ngoại đổ bộ quán bình dân Sài Gòn

TÚ UYÊN Báo PL TPHCM, t hứ Hai, ngày 25/4/2016 - 05:30 ( PL)- Đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa thịt nội với thịt ngoại và phần thua nghiêng về phía người chăn nuôi trong nước. TIN LIÊN QUAN ·           Sang Ấn Độ mua bò mang về Việt Nam vỗ béo ·           Mê hồn trận thịt... sạch ·           Gà công nghiệp Pháp đổ bộ ·           Thịt ngoại ào ạt đổ bộ vào Việt Nam Thịt heo Canada nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng mạnh. Theo số liệu từ cơ quan chức năng, riêng trong năm ngoái, lượng thịt heo từ nước này vào Việt Nam tăng đến 230% so với năm trước đó. Như vậy sau thịt bò Mỹ, bò Úc, thịt trâu Ấn Độ, thịt heo Brazil, xúc xích Pháp…, nay đến lượt thịt heo Canada dồn dập tấn công vào thị trường Việt Nam. Thịt ngoại chất đầy Hiện nay tại hệ thống siêu thị như Lotte Mart, Metro… thịt ngoại chất đầy ở các tủ...

Cẩn trọng với thị trường gạo

Thế Vinh VFPress, ngày 22/03/2016 Giá lúa gạo nộ i địa nhảy vọt, nhu cầu tăng, lẽ ra mừng nhưng lại lo cạnh tranh nguồn cung giữa xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, áp lực cạnh tranh về giá xuất khẩu, về nạn đầu cơ, trong khi sản lượng gạo Việt Nam sẽ sụt giảm mạnh do hạn hán, xâm nhập mặn. Thế nhưng, những chiến lược hợp lý cho ngành lúa gạo thì đến giờ vẫn loay hoay. Diễn biến thị trường gạo Việt Nam những ngày gần đây nóng lên trước việc các doanh nghiệp (DN) và thương lái đua nhau gom hàng đã đẩy giá lúa gạo liên tục tăng cao, trong khi nguồn cung lúa gạo trong nước năm 2016 được dự báo sẽ sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của hạn và xâm nhập mặn ở vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long (sẽ giảm ít nhất 300.000 tấn vụ đông xuân 2015-2016 so với cùng kỳ năm ngoái). Nhiều mối lo Trong khi đó, từ tháng 3/2016, lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu còn lại chờ giao là 1,392 triệu tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, hợp đồng tập trung là 365.000 tấn và hợp đồng thương mại là...

Giấc mơ thương hiệu “gạo Việt” (Kỳ 2)

B áo Công an Nhân dân, 23/12/2015 Chỉ còn mấy ngày nữa là kết thúc năm 2015. Theo dự báo mới đây của Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu cả năm nay của nước ta có khả năng đạt 6,8 triệu tấn. Với con số này, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới về lượng; còn về giá trị xuất khẩu lại rất khiêm tốn. ·         Suy ngẫm từ hạt gạo Thái Lan (Kỳ 1) Minh chứng là khối lượng gạo xuất khẩu 11 tháng năm 2015 ước đạt 6,24 triệu tấn với 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trò chuyện với PV Báo CAND mới đây, Chuyên gia kinh tế vĩ mô - TS Trần Du Lịch, cho biết mấy năm qua, hạt gạo xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn, song tiền thu được từ xuất khẩu gạo không đủ bù để nhập các loại nguyên liệu khác để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước…   Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn đang ở phân khúc trung bình và th...