Chuyển đến nội dung chính

Giấc mơ thương hiệu “gạo Việt” (Kỳ 2)

Chỉ còn mấy ngày nữa là kết thúc năm 2015. Theo dự báo mới đây của Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu cả năm nay của nước ta có khả năng đạt 6,8 triệu tấn. Với con số này, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới về lượng; còn về giá trị xuất khẩu lại rất khiêm tốn.
Minh chứng là khối lượng gạo xuất khẩu 11 tháng năm 2015 ước đạt 6,24 triệu tấn với 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trò chuyện với PV Báo CAND mới đây, Chuyên gia kinh tế vĩ mô - TS Trần Du Lịch, cho biết mấy năm qua, hạt gạo xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn, song tiền thu được từ xuất khẩu gạo không đủ bù để nhập các loại nguyên liệu khác để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước…  
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn đang ở phân khúc trung bình và thấp. Năm qua, Việt Nam xuất khẩu gạo thơm với giá trung bình 600 USD/tấn, trong khi giá gạo Hom Mali của Thái Lan 1.065 - 1.075 USD/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515-1.525 USD/tấn. Gạo xuất khẩu có chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp (năm 2015, gạo trắng cao cấp và gạo thơm chiếm khoảng 47%), chất lượng gạo chưa đồng đều và mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu.

Cả nước hiện có hơn 200 DN tham gia vào hệ thống thương mại gạo nhưng việc sử dụng thương hiệu (TH) trên thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế. Trong bối cảnh thị trường quốc tế, mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt không chỉ là giá mà còn là chất lượng, TH sản phẩm. 
Để tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu, theo TS Phạm Nguyên Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương), điều quan trọng đầu tiên là khẳng định sự cần thiết phải tăng cường năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 
“Khi đó, chúng ta sẽ có được thông tin thị trường cần cái gì, cần vào thời điểm nào, cần bao nhiêu và giá cả ra sao, có thể thực hiện sản xuất và bán cái thị trường cần... Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng chính là đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng trưởng bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân” – TS Minh nói.
Việc quan trọng tiếp theo là xây dựng TH gạo quốc gia. Theo Đề án phát triển TH gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5-2015, đến năm 2020 hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường xuất khẩu; TH gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia; phấn đấu đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang TH gạo Việt Nam. 
Đến năm 2030, các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành TH hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm, phấn đấu đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang TH gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.
Đây là những mục tiêu rất cụ thể, song hạt gạo Việt hiện vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc về sản phẩm, thị trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, hiệu quả, trước mắt là cho “sân chơi” TPP. Hàng loạt vấn đề mà hạt gạo Việt đang phải đối mặt, trong đó nổi lên nhất vẫn là khâu xây dựng TH. GS.TS Võ Tòng Xuân kể tại các hội chợ lương thực quốc tế, gạo Việt không dám “xuất đầu lộ diện”. Người ta chỉ nhắc tới gạo Khao Dawk Mali và Hom Mali của Thái Lan, gạo Romduol của Campuchia, Paw San của Myanmar và gạo Basmati của Ấn Độ, chẳng ai biết gạo thơm Việt Nam là gì.
“Chưa nói tới việc tận dụng từ cơ hội TPP mang lại tới đây, do không có TH, gạo Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu thời gian qua”. 
Vẫn theo lời GS.TS Võ Tòng Xuân, tại ngân hàng giống lúa thuộc Trường ĐH Cần Thơ hiện đang lưu giữ tới 1.468 giống lúa vùng Tây Nam Bộ, vốn nổi tiếng thơm ngon như: Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Hương, Châu Hạng Võ... chưa kể một số giống lúa cao sản cũng thơm ngon không kém như: Jasmine 85, ST, Nàng Hoa 9. 
“Có rất nhiều giống lúa tốt, cho gạo thơm ngon nhưng do nông dân ta chỉ thích trồng giống lúa nào cho năng suất thật cao, nên hạt gạo Việt đã bị láng giềng qua mặt” – GS.TS Võ Tòng Xuân nói.
Cùng giấc mơ về TH gạo Việt, TS. Đào Thế Anh - Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm, cho biết hạt gạo Việt xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng hiện vẫn chưa có TH gạo mang tên Việt Nam. Gạo Việt Nam vì thế khi vào các siêu thị, điểm phân phối chủ yếu là đóng bao và mang nhãn hàng của DN hay quốc gia nhập khẩu, rất ít TH gạo Việt Nam được người tiêu dùng biết đến.
Có một thực tế khiến cho TH gạo Việt vốn đã yếu, đã bị ảnh hưởng tiêu cực là thời gian vừa qua vẫn tồn tại kiểu làm ăn “chụp giựt” - trộn gạo thường với gạo thơm để bán. Ông Phạm Văn Dư – Phó cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT, bức xúc cho biết gạo thơm Jasmine 85 hiện được XK với tỉ trọng rất lớn, nhưng nhiều DN lại đem gạo này trộn với một số loại gạo khác thơm nhẹ hơn, giá rẻ hơn để xuất. Có DN trộn theo yêu cầu của khách hàng, có DN tự ý trộn để phá giá. 
“Riêng giống Jasmine 85, ta đã có tới 13 dòng với chất lượng khác nhau mà đem trộn với gạo khác nữa thì làm sao đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng nước ngoài ăn và đánh giá không tốt về gạo thơm Việt Nam. Hậu quả là cả ngành lúa gạo Việt Nam bị vạ lây” - ông Dư tâm tư. 
Cùng bức xúc về thực trạng vừa kể, GS. TS Võ Tòng Xuân băn khoăn: “Kiểu làm ăn này góp phần làm cho gạo Việt bị mang tiếng xấu khắp thế giới. Nói đến gạo Việt, người ta nói thẳng đó là gạo trộn. Quá xấu hổ!”.
Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ nói với chúng tôi rằng nông sản nói chung, trong đó có hạt gạo Việt có phát huy lợi thế cạnh tranh hay không tùy thuộc rất lớn bằng chính tư duy, tầm nhìn và cách làm. Danh xưng “Vựa lúa quốc gia” dành cho ĐBSCL đã có từ lâu đời, nhưng đã đến lúc người miền Tây không cần tự hào về mỹ từ này nữa. Hay nhìn rộng ra, người Việt Nam không cần thiết phải tự hào là cường quốc số 1, số 2 thế giới về XK gạo; không cần thiết phải tự hào về “Vựa lúa quốc gia” hay “Bát cơm châu Á”. 
“Tự hào làm chi trong khi những người làm ra thật nhiều nông sản cung ứng cho toàn cầu mà nông dân ta vẫn còn nhiều khó khăn. Việt Nam đã chuyển từ trồng lúa để ăn sang trồng lúa để bán, từ “bát cơm đầy” sang “bát cơm ngon”. Do vậy, cần thương mại hóa ngành lúa gạo và sản xuất nông sản, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn để làm giàu” – ông Hiệp nói.
Thái Bình


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn