Chuyển đến nội dung chính

Cẩn trọng với thị trường gạo

VFPress, ngày 22/03/2016
Giá lúa gạo nội địa nhảy vọt, nhu cầu tăng, lẽ ra mừng nhưng lại lo cạnh tranh nguồn cung giữa xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, áp lực cạnh tranh về giá xuất khẩu, về nạn đầu cơ, trong khi sản lượng gạo Việt Nam sẽ sụt giảm mạnh do hạn hán, xâm nhập mặn. Thế nhưng, những chiến lược hợp lý cho ngành lúa gạo thì đến giờ vẫn loay hoay.
Diễn biến thị trường gạo Việt Nam những ngày gần đây nóng lên trước việc các doanh nghiệp (DN) và thương lái đua nhau gom hàng đã đẩy giá lúa gạo liên tục tăng cao, trong khi nguồn cung lúa gạo trong nước năm 2016 được dự báo sẽ sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của hạn và xâm nhập mặn ở vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long (sẽ giảm ít nhất 300.000 tấn vụ đông xuân 2015-2016 so với cùng kỳ năm ngoái).
Nhiều mối lo
Trong khi đó, từ tháng 3/2016, lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu còn lại chờ giao là 1,392 triệu tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, hợp đồng tập trung là 365.000 tấn và hợp đồng thương mại là 1,027 triệu tấn.
Đó là chưa kể sự cạnh tranh quyết liệt về nguồn cung giữa xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Điều đáng nói là theo dự báo, Trung Quốc sẽ nhập đến 5 triệu tấn gạo nhưng chưa chắc đã tăng mua theo đường chính ngạch. Ngoài ra, giá lúa gạo bị đẩy lên cao còn bởi nạn đầu cơ do tâm lý hạn hán dẫn đến thiếu lúa gạo.
Giới chuyên gia nhận định điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài thời điểm giá còn thấp. Ngay trong cạnh tranh xuất khẩu, hiện giá gạo 5% tấm ở trong nước là 380-390 USD/tấn, trong khi Thái Lan chỉ 360 USD/tấn, nên rất khó bán cho thị trường thế giới.
Thực tế cho thấy áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt hiện nay không chỉ là giá mà còn là chất lượng, thương hiệu sản phẩm. Hơn 200 doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô trung bình và lớn tham gia vào hệ thống thương mại gạo sẽ đối mặt nhiều vấn đề còn tồn tại khi mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay.
Dự báo của Bộ Công Thương cho thấy xuất khẩu gạo trong năm 2016 sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…, không chỉ về giá mà còn về chất lượng, thương hiệu.
Chỉ ra bất cập của vấn đề này, Gs Võ Tòng Xuân cho biết, trên cùng một cánh đồng có nhiều giống lúa, thương lái mua về rồi trộn chung lại để sơ chế, sau đó bán cho DN chế biến để xuất khẩu gạo, không thể truy nguyên nguồn gốc. Vì vậy, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có được loại gạo nào có thương hiệu mạnh.
Áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt hiện nay không chỉ là giá mà còn là chất lượng, thương hiệu sản phẩm
Băn khoăn chiến lược
Trong một tham luận gần đây, Ts Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng giải pháp phát triển thị trường lúa gạo có thể xem là biện pháp lâu dài để kích thích và ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro cho nông dân và gia tăng lợi nhuận.
Ts Bảnh cho biết, trong quá trình tái cơ cấu trong sản xuất, ngành nông nghiệp có chủ trương giảm diện tích trồng lúa. Nhưng trồng cây gì lại là một vấn đề, từ khâu giống, canh tác, cơ giới hóa cho đến xử lý sau thu hoạch, vấn đề quan trọng là thị trường, thu nhập…
Cũng theo Ts Bảnh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải quan tâm liên kết vùng, tùy đất đai thổ nhưỡng từng vùng sinh thái chứ không phải nơi nào trồng lúa nước được thì dễ dàng trồng những loại cây khác, giá thành sản xuất và tiêu thụ ở đâu là vấn đề lớn.
Cũng nên nhắc thêm, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã than phiền rằng danh xưng “Vựa lúa quốc gia” dành cho ĐBSCL đã có từ lâu đời, nhưng nay cần nhận thức lại. Đã đến lúc người miền Tây không cần tự hào về mỹ từ “vựa lúa”.

Hay nhìn rộng ra, theo ông Trần Hữu Hiệp, người Việt Nam chúng ta cũng không cần thiết phải tự hào là cường quốc số một, số hai thế giới về xuất khẩu gạo; không cần thiết phải tự hào về “Vựa lúa quốc gia” hay “Bát cơm châu Á”. Tự hào làm gì khi những người làm ra thật nhiều nông sản cung ứng cho toàn cầu mà vẫn còn nhiều khó khăn…
Còn nhóm nghiên cứu của Ts Nguyễn Đỗ Anh Tuấn và Ts Nguyễn Trung Kiên, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, đã từng có lưu ý Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đang hoạt động như một cơ quan quản lý ngành hàng, nhất là quản lý việc kinh doanh xuất khẩu gạo dựa trên các biện pháp hành chính là chủ yếu. Điều này đôi lúc đã làm cho thị trường lúa gạo của nước ta bị bóp méo, cứng nhắc, thiếu sự năng động đối với thị trường trong và ngoài nước.
Cũng theo nhóm nghiên cứu này, VFA đã bỏ qua một số vai trò mà các hiệp hội ngành hàng phải tham gia như xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng, xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển và ổn định nguồn cung trong nước, mở rộng hội viên theo liên kết dọc nhằm kết nối hợp tác và phát triển theo chuỗi giá trị ngành hàng hiệu quả hơn…
Những lưu ý này, liệu đến nay, các cơ quan quản lý và VFA có ghi nhận để thay đổi?


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...