Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chuyện Thầy Hai, Con Tám Sài Gòn Xưa

Tác giả: Nguyễn Thị Hậu   Published: 25 Tháng Chín 2017 Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy? Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”… “Em không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc. Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này… Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào ...

Vụ mua bán 100 USD, phạt 270 triệu: COI CHỪNG TIỀN LỆ XẤU

Báo Tuổi Trẻ, ngày 27/10/2018 09:43 GMT+7 Trần Hiệp Thủy TTO - Vụ trao đổi 100 USD đang làm nóng dư luận cả nước. Xét về vật chất, số ngoại tệ trao đổi và số tiền phạt vi phạm chỉ là "chuyện nhỏ", nhưng nó đã làm ngộ ra nhiều điều đáng suy ngẫm dưới góc độ pháp lý, môi trường kinh doanh và niềm tin xã hội. ·          Vụ đổi 100 USD: Bất thường từ lệnh khám nhà chủ tiệm vàng ·          Vụ 100 USD: Phạt doanh nghiệp theo lệnh khám nhà? Việt Nam xếp thứ 2 khu vực và là một trong 10 nước nhận lượng kiều hối hàng đầu thế giới, phần lớn trong số đó là USD. Mức lan tỏa của vụ việc sẽ có tác động mạnh đến niềm tin của doanh nghiệp và người dân, vì đụng chạm đến một lĩnh vực phổ biến và nhạy cảm là kiều hối và việc thực thi pháp luật trong môi trường kinh doanh đang được Chính phủ nỗ lực cải thiện. Dưới góc độ pháp lý, có ý kiến phân tích các căn cứ để chính quyền Cần Thơ xử phạt hành vi mua bán ...

Nâng chất công tác xây dựng quy phạm pháp luật

Trần Hữu Hiệp SGGP  Thứ Hai, 29/10/2018 03:41 Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật và tình trạng nợ đọng, nợ xấu văn bản đang là thách thức lớn của nhà nước pháp quyền, Chính phủ kiến tạo. Mặc dù hơn 90% văn bản luật là do Chính phủ dự thảo, trình Quốc hội thông qua, nhưng Chính phủ lại là “con nợ” lớn. Một thời gian dài, số lượng văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh chậm ban hành, nợ đọng kéo dài, không bám sát thực tiễn cuộc sống. Một báo cáo của Bộ Tư pháp năm 2014 cho thấy tình trạng “nợ đọng văn bản” chiếm tới 74,44%. Nhiều dự thảo văn bản hướng dẫn luật xa rời thực tế, bị dư luận phản đối. Khi Luật Thi hành án hình sự quy định hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực, thì tử tội vẫn phải “chờ chết kiểu mới” vì chưa có nghị định hướng dẫn thi hành. Tình trạng chờ nghị định hướng dẫn thi hành cũng xảy ra đối với Luật Quy hoạch năm 2017. Trong khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ lâu đã quy định “Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn ...

Giải cứu... động lực tăng trưởng!

Báo Tuổi Trẻ, 16/10/2018 10:21 GMT+7 TTO - Trái ngược với cảnh nhộn nhịp những năm trước đây của thời mua hàng miễn thuế, các trung tâm thương mại, siêu thị, khu phi thuế quan ở các khu kinh tế (KKT) cửa khẩu giờ đây đang “chết lâm sàng”, chờ chuyển đổi công năng. Số liệu từ Bộ Kế hoạch - đầu tư cho thấy cả nước hiện có 26 KKT cửa khẩu đã đi vào hoạt động nhưng chỉ có vài KKT được đánh giá thành công, trong đó đặc biệt là Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Những công trình trăm tỉ rệu rã  2h chiều một ngày tháng  10-2018, trung tâm của KKT cửa khẩu Mộc Bài tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh vắng hoe, chốt gác trống trơn. Phía trong cổng chào, gần chục cửa hàng miễn thuế bị bỏ hoang, vật liệu trang trí bên ngoài các cửa hàng bắt đầu bong tróc, hư hỏng. Phía sau cửa kính vẫn còn ngổn ngang quầy kệ và một vài gói hàng vương vãi... Kể từ khi chấm dứt chính sách miễn thuế, tình trạng kinh doanh ế ẩm, doanh nghiệp, siêu thị nào cũng thua lỗ...

Thời sự & Suy nghĩ: Thuốc trừ cỏ: cắt ngọn hay diệt gốc?

Báo Tuổi Trẻ, ngày 01-10-2018 Trần Hữu Hiệp Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn yêu cầu tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc trừ cỏ trong giao thông, đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở chuyên ngành, UBND các cấp và các tổ chức, cá nhân liên quan không dùng thuốc trừ cỏ với mục đích phi nông nghiệp, tại nơi công cộng, đông dân cư, ven đường, trên các công trình giao thông gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường. Mấy năm trước đây Tổng cục Đường bộ VN đã yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý nghiêm việc sử dụng thuốc diệt cỏ dọc theo các tuyến giao thông. Điều 5.1.2.5, Tiêu chuẩn cơ sở số 07:2013/TCĐBVN về Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ đã quy định “Tuyệt đối không được sử dụng các thuốc hóa học, thuốc diệt cỏ thay cho cắt cỏ”. Nhiều địa phương đã chỉ đạo việc tăng cường quản lý nhà nước thuốc bảo vệ thực vật, nhưng tình trạng lạm dụng thuốc sâu, thuốc cỏ cứ diễn ra. Môi trường ngày càng ô nhi...

Sụt lún, nước lên và mạnh ai nấy lo

Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, 12/10/2018 06:37 Đợt triều cường lịch sử nửa đầu tháng 10 năm nay làm ngập nhiều khu vực đô thị ở ĐBSCL. Đã qua thời đợi mùa nước nổi hằng năm mang theo bao sản vật trời cho của dòng Mê Kông, người dân ĐBSCL nay phải căng mình ứng phó, xoay chuyển đảo chiều từ khô hạn đến ngập sâu.   Biến đổi khí hậu, nước biển dâng không còn là dự báo trong kịch bản mà đã hiển hiện ở ĐBSCL. Trận hạn mặn lịch sử năm 2016, thời tiết thay đổi thất thường và tần suất các vụ sạt lở bờ sông diễn ra thường xuyên hơn. Đặc biệt, sụt lún nền đất như "kẻ thù giấu mặt" đang làm cho ĐBSCL "chìm dần", rất cần những nghiên cứu bài bản để góp phần lý giải cho tình trạng khu vực đô thị, nông thôn bị ngập sâu cục bộ năm sau cao hơn năm nước. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy tốc độ sụt lún ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng hơn (trung bình 1,1cm/năm), có nơi 2,5 cm/năm, cao hơn 10 lần so tốc độ nước biển dâng. Mực nước ngầm ở một số nơi đã hạ thấp hơn ...