Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Bài toán xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc (*): Cơ hội cho người tiên phong

  NGỌC ÁNH - THANH NHÂN NLĐ - 19-04-2023 - 08:39| Kinh tế Siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch sẽ là động lực cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đầu tư sản xuất bài bản hơn Chỉ có xuất khẩu chính ngạch mới bảo đảm nền sản xuất lớn, tạo động lực chuyển đổi cả chuỗi giá trị hàng hóa với tiêu chuẩn cao hơn. Đây cũng là cơ hội để nâng cao giá trị nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc vì chỉ có xuất khẩu chính ngạch hàng hóa mới có thương hiệu, nâng cao hơn khả năng cạnh tranh với hàng loạt đối thủ mới đang hiện diện tại thị trường gần 1,5 tỉ dân này. Đón đầu cơ hội Ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (Long An), cho rằng với thị trường Trung Quốc, trước đây doanh nghiệp (DN) Việt Nam bán hàng sang chủ yếu lấy số lượng nhưng nay phải chú trọng chất lượng. "Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, họ đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận an toàn… không thua gì Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ năm nay, chúng tôi sẽ xây dựng dần để đón đầu các tiêu...

Cần có cơ quan cấp vùng trong liên kết ĐBSCL - TP.HCM

  Trần Hữu Hiệp (ANH HÀO ghi) PLO - 11/03/2023 | 05:48 (PLO)- Theo Luật Ngân sách thì chỉ có ngân sách trung ương và địa phương, chưa có ngân sách cấp vùng vì hiện nay chưa có… chủ thể vùng! Trong những năm qua, TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã ký kết và triển khai nhiều chương trình hợp tác, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương cũng như đóng góp nhất định cho sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơ quan nào đóng vai trò chủ thể trong mối liên kết này. Cao tốc Bắc - Nam phía đông, đoạn nối Cần Thơ với Hậu Giang là một trong những công trình hạ tầng kết nối các tỉnh trong vùng kinh tế TP.HCM - ĐBSCL. Ảnh: ANH HÀO Chủ thể vùng chưa rõ Lâu nay giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL có mối gắn bó “máu thịt” hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trước đây, hằng năm Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL theo từng chủ đề nhất định. Đồng thời, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện của từng năm, từ đó đề ra nhữ...

Choáng váng khi gần 50% mẫu rau quả ở chợ đầu mối TP.HCM có dư lượng hóa chất

  TRẦN HỮU HIỆP TTO -  18/07/2022 08:49 GMT+7 Gần 50% mẫu rau quả ở các chợ đầu mối TP.HCM có dư lượng hóa chất, hơn 40% mẫu hải sản chứa kim loại nặng, nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép. Đó là thông tin từ kết quả kiểm tra của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM gây choáng váng nhiều người. Nhìn rộng ra thị trường tiêu dùng thực phẩm trong nước ở các địa phương khác càng đáng lo hơn. Không thể phủ nhận những nỗ lực của các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm với các chuỗi an toàn, công nghệ truy xuất nguồn gốc, quản lý mã số vùng trồng, áp dụng mã vạch thực phẩm, dán nhãn sản phẩm OCOP. Nhưng trong thực tế, hệ thống quản lý tầng tầng lớp lớp, nhiều cấp, nhiều ngành liên quan đến "cánh cổng sức khỏe" của người dân vẫn đang xảy ra tình trạng thực phẩm bẩn "rờ đâu rầu đó", thành "chuyện thường ngày ở chợ". Ai cũng biết việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; sử dụng các chất phụ gia, hóa chất, ph...

Cần gấp rút mở rộng hai đoạn cao tốc TP.HCM – Trung Lương - Mỹ Thuận

24/07/2022 | 06:59 ĐÀO TRANG (PLO)- Các chuyên gia cho rằng cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận dù mới đi vào khai thác song đã quá tải, do đó cần gấp rút thực hiện giai đoạn 2. Mới đây Sở GTVT TP.HCM và Sở GTVT tỉnh Tiền Giang đã có kiến nghị lên Bộ GTVT về việc sớm thực hiện giai đoạn 2 của cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận. Có thể thấy, cơ quan quản lý nhà nước cũng đã thấy rõ những bất cập và mong muốn sớm mở rộng hai tuyến cao tốc này. Tập đoàn Đèo Cả cho biết cao tốc từ TP.HCM - Trung Lương đã không thu phí từ năm 2019 đến nay dẫn đến thiếu kinh phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng làm cho chất lượng công trình xuống cấp. Từ đó, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng nhu cầu đi lại an toàn cho người dân. Đặc biệt gây lãng phí cho ngân sách nhà nước khi để kéo dài nhiều năm không được giải quyết. Bên cạnh đó, lưu lượng phương tiện lưu thông trên cao tốc đã mãn tải bởi các tính toán đã thực hiện cách đây hơn 10 năm. Do đó, hai tuyến cao tốc không...

Giải cơn khát nhà ở xã hội

  Theo H.Nhân - B.Quyên/Báo Đại Đoàn Kết 18:50, 07/08/2022 Nằm trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, nhưng nhìn lại khoảng 10 năm qua, chương trình nhà ở xã hội mới thực hiện được hơn một nửa mục tiêu đề ra. Sự chậm trễ được chỉ rõ là: thiếu nguồn vốn tín dụng; cơ chế ưu đãi đầu tư không đủ mạnh, thiếu quỹ đất, thông tin kém minh bạch và bất cập về cơ chế phân phối… Làm gì để gỡ những nút thắt nhằm giải cơn khát nhà ở cho người nghèo, công nhân lao động, những người nhập cư tại các đô thị lớn là vấn đề cấp thiết đặt ra. Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030   Người lao động khó tiếp cận Anh Nguyễn Văn Cương - công nhân một công ty tại Đông Anh, Hà Nội cho biết, anh quê ở huyện Tam Nông, Phú Thọ về Đông Anh làm được 10 năm. Đến nay 2 vợ chồng và cô con gái vẫn ở trong căn nhà trọ 16m². Tổng thu nhập của vợ chồng anh khoản...

Đánh thức tiềm năng 28.000 km thủy lộ miền Tây

HẢI DƯƠNG PLO -  06/09/2022 | 06:55 PLO)- Được đánh giá là phương thức vận tải có nhiều ưu thế nổi trội, thế nhưng hiệu quả của vận tải đường thủy ở ĐBSCL đến nay chưa tương xứng với tiềm năng. Các chuyên gia cho biết ĐBSCL có hệ thống sông ngòi dài đến 28.000 km nên giao thông đường thủy đóng vai trò then chốt của vùng. Tuy nhiên, điểm nghẽn hiện nay là thiếu đầu tư, hạ tầng yếu kém nên vận tải thủy nội địa của vùng được đánh giá chỉ mới phát triển ở vai trò tập kết, thu gom hàng hóa với quy mô chưa lớn. Kết nối đường thủy còn nhiều hạn chế Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn cho biết trong một thời gian dài, giao thông thủy là hình thức giao thông chính của khu vực ĐBSCL, góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế của vùng. Riêng Trà Vinh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu là hai tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia rất quan trọng của vùng. Hai tuyến này liên kết giữa các tỉnh trong khu vực với nhau và kết nối với một số tỉnh, TP lớn như Cần Thơ, ...

Hạn mặn vượt lịch sử, chuyên gia hiến kế né để sống khoẻ

Vietnamnet - 10/03/2020    09:00 (GMT+07:00) Hạn, mặn khốc liệt đang gây thiệt hại về kinh tế, làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Tây. Các chuyên gia cho rằng, dân cứ loay hoay chống hạn, mặn thay vì né để sống khoẻ.  Tính đến nay đã có 5 tỉnh ở ĐBSCL công bố tình huống khẩn cấp về hạn hán và xâm nhập mặn gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau. Đã cảnh báo hạn, mặn khốc liệt từ nhiều tháng trước Trao đổi với VietNamNet, Th.s Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL cho biết, tình hình hạn, mặn năm nay gay gắt và khốc liệt hơn cả đợt lịch sử năm 2015- 2016. Điều này đã được cảnh báo từ tháng 7/2019. Người dân đau đớn cắt lúa non nhiễm mặn về cho bò ăn   “Như 1 quy luật, ở ĐBSCL quan sát mùa lũ năm trước là có thể đón hạn, mặn năm sau. Đơn cử, năm 2015 lũ rất thấp, sang năm 2016 hạn, mặn lịch sử; lũ năm 2019 thấp, sang năm nay 2020 hạn, mặn lại dữ dội”, ông Thiện nói. Theo ...