Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hậu Giang: Bước tiến 10 năm

Trần Hữu Hiệp   Bài trên Báo Xuân Hậu Giang 2013       Kết thúc năm 2012, Hậu Giang hoàn thành đạt và vượt 19/19 chỉ tiêu KT-XH, tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,13%, cao nhất vùng ĐBSCL, giảm nghèo nhanh 3,59%. Năm 2013, tỉnh non trẻ nhất vùng ĐBSCL này bước sang năm thứ 10. Vượt lên trên những tổng kết khuôn mẫu của một chặng đường gần 10 năm xây dựng và phát triển là dấu ấn đậm nét của một Đảng bộ đoàn kết vượt khó, chính quyền năng động, nhân dân cần cù, vươn lên từ một xuất phát điểm thấp, tạo ra điểm sáng trong vùng ĐBSCL. Nhớ ngày đầu nhiều “cái nhất” Nhìn lại đầu năm 2004, khi mới chia tách từ tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang là tỉnh mới nhất và nghèo khó nhất vùng ĐBSCL. Địa bàn nông thôn chiếm 85%, dân cư nông thôn hơn 83%, có tới 78% lao động là nông nghiệp, trong khi mới có chưa được 7% lao động qua đào tạo, rất thấp so với bình quân toàn vùng (17,5%) và cả nước (27%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thấp nhất, chỉ bằng 3,8% vùng ĐBSCL. Tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Chuẩn Văn hoá "đéo"

Khách phương xa đến tìm nhà người quen ở một thôn văn hoá, gặp anh thanh niên hỏi đường. Chàng trai  nghễnh ngãng nghe nhắc lại câu hỏi hai ba lần, rồi chậm rãi đáp:  “ Tôi… đéo hiểu  ông nói gì cả ". Kiên trì, người khách đi thêm một đoạn, lần này tìm một cô gái độ tuổi trăng tròn, gương mặt lịch sự mà hỏi: - " Cô ơi, có biết nhà ông Năm Nộm,  Trưởng thôn văn hóa  này  ở đâu không? ".  Cô gái đáp gọn lỏn: " Đéo biết".   Ông khách ngao ngán lắc đầu, nhưng biết làm sao, đành đi tiếp, tìm người khác hỏi đường. Lần này vớ được đám trẻ con đang chơi nhảy lò cò, ông khách lại hỏi nhà ông Trưởng thôn văn hoá. Một thằng bé  trạc tuổi lên 10, ngước nhìn ông khách lạ bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn:  “ Biết, nhưng  đéo chỉ !” . Cuối cùng, tìm miết ông khách cũng thấy nhà người quen. Bạn bè lâu năm, gặp nhau mừng rỡ. Chủ nhà mần gà đãi khách. Trà dư tửu hậu, khách than vãn chuyện hỏi thăm đường, toàn được dân của thôn văn hoá mình chỉ đường ...

Ngõ Cấm Chỉ - Hà Nội

Mình dân trong Nam, mãi năm 2001 mới được ra Hà Nội, hơn 10 năm qua đã hàng trăm lần trở lại Thủ đô, hàng chục lần ngồi phố Cấm Chỉ ăn hàng, khi bát phở, lúc bát bún. Con phố ẩm thực hàng quán bán suốt đêm. Hồi nhỏ, nghe người lớn nói câu "Nợ như chúa Chổm", không biết căn nguyên, lớn lên mới rõ. " Ngõ Cấm Chỉ chạy từ phố Tống Duy Tân đến cuối phố Hàng Bông, thời Pháp có tên là phố Lông Đơ (Rue Lhonde), sau năm 1945 đổi tên là phố Cấm Chỉ, sau năm 1964 lại đổi tên là ngõ Hàng Bông Lờ còn bây giờ thì bỏ Lờ đi mà gọi là ngõ Hàng Bông. Dù có đổi tên đến mấy lần dân gian vẫn gọi phố này là ngõ Cấm Chỉ. Đây là một con phố ẩm thực. Ai muốn ăn bún bò Huế với sợi bún to, thịt bò, giò heo, nước dùng ninh từ xương bò ngọt lự, lại thoang thoảng hương vị cay cay của sả, của ớt và sa tế thì đến đó mà ăn".    Thêm chú thích Năm 1527 Mạc Đăng Dung làm phản bắt giam rồi giết vua Lê Chiêu Tông và tự xưng làm vua. Thời ấy nhiễu nhương, vua không ra vua mà quan cũng chẳng r

"Ngồi trên trời mà làm chính sách”

Lê Kiên  thực hiện Tuổi Trẻ, 22/01/2013 09:05 (GMT + 7) TT - Ông NGÔ VĂN MINH - ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - đã ví von như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về thực trạng có nhiều nghị định, thông tư quy định thiếu thực tế, gây bức xúc dư luận thời gian qua. Ông Ngô Văn Minh - Ảnh: Nguyễn Khánh Một gánh bún chả trên vỉa hè phố Hàng Đậu, Hà Nội. Từ người bán đến người ăn không ai quan tâm đến giấy khám sức khỏe những người bán, nguồn gốc thực phẩm... của thông tư 30 - Ảnh: Nguyễn Khánh 1 2 Giải pháp nào cho những quy định bất khả thi? Quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, xử phạt hành chính đối với cá nhân, hộ gia đình đổ rác không đúng nơi quy định, UBND các cấp có nhiệm vụ bắt giữ chó mèo chạy rông, không sử dụng điện thoại nơi cây xăng... vốn được người dân gọi là những quy định cho vui vì sự khó thực hiện của chúng. Mới đây, nghị định 94/2012 về sản xuất và kinh doanh rượu (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013) và

Xuất khẩu nông sản – phía sau câu chuyện thần kỳ

Bài 1: Nông dân chịu thiệt SGGP, Thứ sáu, 11/01/2013, 08:20 (GMT+7) 20 năm qua nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu mà chuyên gia nước ngoài nhận định, đó là “những câu chuyện thần kỳ”. Từ thiếu lương thực nhưng sau đó trở thành nước xuất khẩu gạo. Thị trường quốc tế về hồ tiêu, cà phê, nhân điều trước đây chưa có tên Việt Nam, vậy mà sau đó trở thành quốc gia xuất khẩu số 1, số 2 thế giới. Từ món ăn bình dân của người bản địa vùng đồng bằng sông Cửu Long, con cá tra Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu thống lĩnh thị trường thế giới. Những mặt hàng này đến nay vẫn ở tốp đầu thế giới nhưng bối cảnh đã khác, không thể chỉ nói về những con số mà phải là đời sống thực của con người tạo nên những sản phẩm đó thế nào. Sản xuất gạo xuất khẩu tại Xí nghiệp lương thực Sài Gòn Satake. Ảnh: Cao Thăng Nhiều điểm sáng Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cả nước 27,5 tỷ USD, tăng 9,7

ĐBSCL: Đưa tiến bộ khoa học đến với nông dân còn nhiều bất cập

VTV Cần Thơ,  18/01/2013, 18:32:01   (VTV Cần Thơ) - Đưa ứng dụng tiến bộ khoa học vào phục vụ sản xuất là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác tốt tiềm lực kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Đối với vùng nông nghiệp trọng điểm cả nước là đồng bằng sông Cửu Long, thời gian qua, nguồn vốn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất chưa nhiều, đa số đều lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác nên hiệu quả thật sự chưa cao. Đó là chưa kể những bất cập trong cơ chế, chính sách đầu tư khiến nhiều hạng mục dự án chậm đầu tư triển khai, thậm chí tỏ rõ không phù hợp. Chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch là một trong những chương trình trọng tâm nhằm đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đây là chương trình lồng ghép giữa 2 ngành nông nghiệp và khoa học công nghệ, được cụ thể hóa bằng Nghị định 63 của Chính phủ. Thế nhưng, một trong những hạng mục tập trung triển khai là hỗ trợ đầu tư máy g

Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi

Trần Hữu Dũng Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn  Số xuân Quý Tỵ (2013) Trong đời sống hiện đại, kết nối với Internet hầu như là một nhu cầu “không thể thiếu” đối với ngày càng nhiều người.  Chúng ta vào Internet vì công việc, vì muốn tìm kiếm thông tin, nhằm thư giản, hoặc để “sinh hoạt xã hội” (chăm sóc Facebook, viết blog). Những công cụ như máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan... quả có giúp ta tăng gia năng suất trong việc làm, liên lạc với nhau nhanh chóng và dễ dàng hơn, và nhiều việc quan trọng khác nữa.  Tuy nhiên, cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân... Nhìn sâu hơn thì Internet đặt ra nhiều sự đánh đổi: bận rộn hơn nhưng kém sâu sắc đi, giao tiếp rộng rãi thêm song cũng hời hợt hơn, nhận nhiều thông tin nhưng cũng bị “giấu” nhiều thông tin.  Sống trong thời đại Internet quả đem lại cho ta nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Thêm bận r

"Viện lúa ĐBSCL cần có đề án phát triển lúa gạo"

TTXVN, 18/01/2013  |  20:34:00 Kiểm tra tiến độ phát triển giống lúa trồng thực nghiệm trong nhà lưới của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN) Chiều 18/1, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm và làm việc tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý, lúa gạo là sản phẩm chủ lực quốc gia nên Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cần có đề án phát triển sản phẩm này từ nghiên cứu đến thị trường; tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của Viện đáp ứng thực tiễn nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Để Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển và đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng hiện đại và phát triển vững mạnh, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Viện cần xây dựng đề án đổi mới cơ chế, chính sách hoạt động của Viện phù hợp với khoa học công nghệ trong thời kỳ mới theo hướng tự chủ;