Chuyển đến nội dung chính

Ngõ Cấm Chỉ - Hà Nội


Mình dân trong Nam, mãi năm 2001 mới được ra Hà Nội, hơn 10 năm qua đã hàng trăm lần trở lại Thủ đô, hàng chục lần ngồi phố Cấm Chỉ ăn hàng, khi bát phở, lúc bát bún. Con phố ẩm thực hàng quán bán suốt đêm. Hồi nhỏ, nghe người lớn nói câu "Nợ như chúa Chổm", không biết căn nguyên, lớn lên mới rõ. "Ngõ Cấm Chỉ chạy từ phố Tống Duy Tân đến cuối phố Hàng Bông, thời Pháp có tên là phố Lông Đơ (Rue Lhonde), sau năm 1945 đổi tên là phố Cấm Chỉ, sau năm 1964 lại đổi tên là ngõ Hàng Bông Lờ còn bây giờ thì bỏ Lờ đi mà gọi là ngõ Hàng Bông. Dù có đổi tên đến mấy lần dân gian vẫn gọi phố này là ngõ Cấm Chỉ. Đây là một con phố ẩm thực. Ai muốn ăn bún bò Huế với sợi bún to, thịt bò, giò heo, nước dùng ninh từ xương bò ngọt lự, lại thoang thoảng hương vị cay cay của sả, của ớt và sa tế thì đến đó mà ăn".  

Thêm chú thích
Năm 1527 Mạc Đăng Dung làm phản bắt giam rồi giết vua Lê Chiêu Tông và tự xưng làm vua. Thời ấy nhiễu nhương, vua không ra vua mà quan cũng chẳng ra quan. Vua hèn nhát, thấy quân Minh sửa soạn sang đánh nước ta thì sợ mất mật dẫn tùy tùng hơn bốn mươi người đi chân đất lên Ải Nam Quan xin hàng. Vua tự trói mình quỳ lạy dâng nộp sổ sách vàng bạc châu báu cho giặc, lại còn cắt đất của châu Vĩnh An, trấn Yên Quảng dâng cho nhà Minh để họ nhập vào Khâm Châu của họ. Về sự kiện này Việt Nam Sử Lược còn ghi, vết nhơ muôn đời không rửa sạch. Vua thì như thế, còn quan thì đông như rươi, nhiều như kiến, những bậc ngũ phẩm tứ phẩm không thể nào đếm xuể. Quan nhiều như thế nên đến bậc tứ phẩm mà cũng đội mũ mang hia ra đứng ngã tư ở kinh thành chỉ đường cho ngựa xe qua lại. Còn quan tòa ngồi công đường xử án thì lại gây ra những chuyện tức cười. Một hôm có ba anh canh điền đi cày ruộng thuê, lúc nghỉ tay thấy nhạt mồm mà ở ruộng nước bên cạnh lại có đàn vịt đang kiếm ăn bèn bảo nhau bắt hai con vịt vặt lông mổ bụng đắp bùn nướng chín làm mồi nhậu. Người chủ đàn vịt đem việc này báo quan. Quan chẳng cần suy xét phạt ngay mỗi anh canh điền bốn năm tù giam và sai lính đánh mỗi anh mười gậy. Người thời ấy chê cười: “Hai con vịt, mười hai năm tù/Quan gì mà lại xử ngu thế này”.
Trong thời gian vua Lê Chiêu Tông bị giam chờ ngày chịu chết ở gần nhà ngục có một cô hàng rượu hằng ngày vẫn bán rượu cho lính canh. Mỗi lần bán rượu cho lính cô hàng rượu lại rót mời vua một chén. Một hôm cô hàng rượu  pha thuốc mê vào rượu chuốc cho quân canh ngục rồi lẻn vào gặp vua. Chỉ một lần thế thôi mà có thai. Sau khi nhà vua bị giết nàng bỏ trốn khỏi kinh kỳ rồi đủ ngày đủ tháng sinh được một người con trai đặt tên là Chổm. Người mẹ dặn con: “Có ai hỏi cha con đâu thì nói là cha con họ Lê, đi rừng chẳng may bị hổ vồ”. Chổm sáng dạ nhưng ngỗ nghịch. Chổm tìm thầy học võ để lớn lên đánh hổ trả thù cho cha. Nhà nghèo nhưng lại thích ăn chơi. Chổm thích nhất món cháo lòng tiết canh nhà mụ Thuận, hay đến hàng này ăn rồi ghi nợ. Con mẹ Thuận không muốn bán chịu nhưng hôm nào Chổm đến ăn thì hàng nhà mụ đắt như tôm tươi, còn hôm nào Chổm không đến thì mụ chỉ ngồi xua ruồi. Thôi thì đành cho nó ăn chịu vậy. Những món nợ cứ chồng chất mãi, người mẹ dù có cố gắng tảo tần làm lụng đến đâu cũng không trả hết.
Hồi ấy có một tôi trung của nhà Lê là Nguyễn Kim chiêu binh mãi mã gây dựng lực lượng để khôi phục vương triều. Nguyễn Kim muốn tìm một người thuộc dòng chính thống dựng lên để khởi binh nhưng con cháu nhà Lê đã bị họ Mạc giết gần hết nên chưa tìm được. Một hôm ông được thần báo mộng: “ Ngày mai giờ thìn ông hãy đi về hướng tây, đến quán cháo lòng tiết canh nhà mụ Thuận thấy rồng đen quấn cột thì đó đích thị là thiên tử”. Nguyễn Kim theo lời, giờ thìn đi về hướng tây đến quán mụ Thuận thấy một chàng trai trẻ da đen sì, mặt đỏ lựng đang đứng ôm cây cột. Đó chính là Chổm sau khi ăn cháo lòng tiết canh, uống dăm ba ly rượu say quá đứng lên ôm lấy cột nhà. Thấy một người quyền quý khăn áo chỉnh tề có quân theo hầu vỗ vào vai mình, Chổm sực tỉnh, hơi rượu bay mất và chực bỏ chạy. Nguyễn Kim giữ lại lễ phép thưa rằng: “ Xin điện hạ đừng sợ!”. Nguyễn Kim đưa Chổm về gặp mẹ trong một túp lều tranh. Tự nhiên thấy quan quân vào nhà người mẹ ban đầu sợ sệt nhưng thấy ông quan tỏ ra cung kính với mình, bà mẹ kể hết khúc nhôi sự tình. Sau khi đón được Chổm  thanh thế quân Lê mỗi lúc một to, chẳng mấy chốc khôi phục được ngôi vua. Ngày khải hoàn trở về trong đám dân chúng hân hoan chào đón vua có con mẹ Thuận cháo lòng tiết canh, tuy ở xa kinh thành nhưng cũng hân hoan về trẩy hội. Mắt mở to, mồm há hốc, mụ chỉ vào chiếc kiệu sơn son thếp vàng trên đó có vua ngồi thảng thốt kêu lên: “ Ơ kìa Chổm! Đúng là Chổm rồi! Trả nợ cho tôi!”. Ông thầy dạy võ và nhiều người khác cũng nhận ra Chổm. Mọi người đưa ngón tay trỏ chỉ vào kiệu vua: “ Đúng là Chổm rồi!”. Quân túc vệ theo hầu thấy như thế là bất kính với nhà vua nên thét to: “ Cấm chỉ! Cấm chỉ!”. Đúng cái chỗ mà quân lính thét lên: “Cấm chỉ!” bây giờ là đầu một con ngõ có tên là ngõ Cấm Chỉ. Ngõ Cấm Chỉ chạy từ phố Tống Duy Tân đến cuối phố Hàng Bông, thời Pháp có tên là phố Lông Đơ (Rue Lhonde), sau năm 1945 đổi tên là phố Cấm Chỉ, sau năm 1964 lại đổi tên là ngõ Hàng Bông Lờ còn bây giờ thì bỏ Lờ đi mà gọi là ngõ Hàng Bông. Dù có đổi tên đến mấy lần dân gian vẫn gọi phố này là ngõ Cấm Chỉ. Đây là một con phố ẩm thực. Ai muốn ăn bún bò Huế với sợi bún to, thịt bò, giò heo, nước dùng ninh từ xương bò ngọt lự, lại thoang thoảng hương vị cay cay của sả, của ớt và sa tế thì đến đó mà ăn.

Huỳnh Văn Úc (Blog Nhà văn Trần Nhương)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...