Chuyển đến nội dung chính

Từ định hướng “vùng kinh tế” đến chính sách cho cụm công nghiệp


SGTT.VN - Theo báo cáo của bộ Công thương trình lên Thủ tướng Chính phủ ngày 21.12, “cả nước có 878 cụm công nghiệp (CCN) được thành lập theo quy hoạch, tuy nhiên đến nay có 412 CCN chậm triển khai hoặc hiệu quả đầu tư kém”. Cũng theo báo cáo này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khoảng 47% các CCN chưa đạt yêu cầu là “do thiếu vốn đầu tư hạ tầng, khó giải phóng mặt bằng, khó kêu gọi doanh nghiệp vào cụm”. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy đó chưa phải là nguyên nhân cốt lõi và đầy đủ.
Để hình thành nên cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh ở Tiền Giang khó thu hút đầu tư. 
Trước tiên, có thể nhận thấy, việc chuẩn bị nguồn lực để hình thành các CCN tại Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề bất ổn. Thứ nhất, hiện nay khái niệm CCN ở Việt Nam được hiểu một cách mơ hồ. Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19.8.2009 của Thủ tướng Chính phủ đã có giải thích khái niệm CCN nhưng vẫn còn chung chung, chưa đi đến phân loại hoặc xây dựng các mô hình cụ thể. Điều này dẫn đến các CCN hiện nay đang muôn hình vạn trạng, khó có khả năng điều chỉnh.
Sau khi quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ra đời được một tháng, tạp chí Thế giới và Việt Nam (trực thuộc bộ Ngoại giao) đã đưa ra phân loại: “CCN được chia thành ba nhóm: Nhóm 1, CCN chủ yếu gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất các sản phẩm giống nhau hoặc có liên quan đến nhau trong một khu vực địa lý nhất định. Nhóm 2, CCN gồm có một hoặc một số doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp mỏ neo) và các doanh nghiệp là thầu phụ, nhà cung cấp cho một hoặc một số doanh nghiệp lớn đó. Nhóm 3, CCN có mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp – tổ chức nghiên cứu, giáo dục – chính phủ”. Các chủ thể trong các CCN vừa phải cạnh tranh với nhau, vừa phải cùng nhau cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài. Tạp chí trên còn chỉ ra các CCN điển hình trên thế giới như “thung lũng Silicon, khu tam giác nghiên cứu Bắc California (Mỹ), CCN hoá dầu Singapore, CCN ôtô ở Tianjin (Trung Quốc)”. Xét theo “lý thuyết” này, từ thời điểm 2009 đến nay, liệu Việt Nam có bao nhiêu trên tổng số 878 CCN hiện hữu là CCN đúng nghĩa?
Bên cạnh đó, phải biết rằng chính sách CCN và chính sách “vùng kinh tế” tương ứng có quan hệ mật thiết với nhau. Trước hết, chính sách CCN nhằm hướng vào phục vụ một vùng kinh tế chứ không phải các đơn vị riêng lẻ. Trái lại, việc chọn lựa các thế mạnh công nghiệp trong vùng kinh tế sẽ là “kim chỉ nam” cho việc thiết kế các CCN chủ chốt mang về lợi ích lớn nhất. Tuy nhiên hiện nay vấn đề “liên kết vùng” tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đồng thời ý thức liên kết vùng của các địa phương còn kém, nên các “vùng kinh tế” vẫn chưa được định hình, định dạng. Hạn chế “vùng kinh tế” làm yếu đi nền tảng, cơ sở và điểm tựa trong việc xây dựng và vận hành các CCN.
Đặc biệt, khi xây dựng CCN, phải chú trọng đến nhân tố quan trọng đóng vai trò trung tâm là ngành công nghiệp hỗ trợ, bởi hai nhân tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau về vốn, công nghệ, nhân lực, thị trường... Tuy nhiên, trong một khảo sát cuối năm 2011 do trung tâm Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (bộ Công thương) thực hiện tại 346 doanh nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay vừa thiếu nguồn nhân lực chất lượng, thiếu vốn đầu tư và đặc biệt là thiếu công nghệ. Như vậy, ngay cả việc cung cấp “ốc – vít” cho ngành công nghiệp chính còn chưa đảm bảo thì làm sao thành lập, vận hành tốt CCN?
Đó là chưa kể vấn nạn “phi tập trung” trong quá trình quy hoạch và xây dựng các CCN, và trong trường hợp CCN của Việt Nam, châm ngôn “chia rẽ là chết” tỏ ra linh nghiệm. Các CCN hiện nay mọc lên như nấm, nhưng lại hoạt động thiếu tính thống nhất và liên kết dựa trên quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Thực tế này khiến nguồn lực bị chia nhỏ, lãng phí nhiều khâu đầu tư và hiệu quả hoạt động kém. Điều đó được chứng minh khi theo bộ Công thương, chỉ với 614 CCN đang hoạt động đã chiếm diện tích 16.166ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân của CCN trên cả nước chỉ khoảng 50%.
Nhiều tiền chưa chắc đã thành công
Nhằm giải quyết việc hoạt động yếu kém của các CCN, bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ đầu tư hạ tầng CNN cho các địa phương thêm 1.200 tỉ đồng trong giai đoạn 2013 – 2015, mỗi tỉnh có từ 1 – 3 CNN với mức hỗ trợ tối đa 20 tỉ đồng/cụm. Bên cạnh đó có các cơ chế ưu đãi đầu tư như bổ sung các dự án đầu tư hạ tầng CNN vào danh mục ngành nghề, lĩnh vực các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hai năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong bốn năm liên tiếp, hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi 20% trong thời hạn mười năm.
Tuy nhiên, nếu xét kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đang gặp rất nhiều khó khăn và các khoảng chi tiêu công bị “thắt lưng buộc bụng”, thì việc đổ một số lượng lớn vốn vào các CCN chưa hẳn là một yếu tố có tính khả thi và mang về hiệu quả cao nếu các CCN vẫn chưa định hình như hiện nay. Các gợi ý căn cơ đặt ra hiện nay là nhanh chóng lọc lựa và loại bỏ các CCN kém nhằm làm gọn hệ thống, định hướng phát triển các CCN đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, tiến hành phân loại và đưa các CCN vào các khung khổ hoạt động chung tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, quản lý, giám sát và vận hành hiệu quả. Bên cạnh đó, vấn đề “liên kết vùng” hay các “vùng kinh tế” phải được chú trọng xây dựng tạo nền tảng cho việc phát triển CCN. Mỗi vùng kinh tế có đặc trưng riêng phù hợp với mỗi CCN riêng nên địa phương cần xác định vai trò và đưa ra các chính sách phù hợp cho từng loại CCN. Chú ý thêm, yếu tố công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng nhất thiết phải được xây dựng song song đảm bảo cung cấp các yếu tố cơ bản cho quá trình vận hành CCN. Đi theo đó là việc quản lý đất đai, bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững.
Để làm tốt các giải pháp đã đưa ra, các nguyên tắc “nói và làm”, đồng bộ, nghiêm ngặt cần được triển khai từ cấp Nhà nước đến cấp địa phương.
ĐỖ THIỆN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...