Trần Hiệp Thuỷ
"Những ngày đầu năm 2013, đi dọc dòng kênh xáng, tôi suy nghĩ miên man về con đường lúa gạo miền Hậu Giang và kỳ tích hạt gạo đồng bằng.
Dòng Xà No |
Kinh
xáng Xà No nối liền Cần Thơ – Vị
Thanh qua Kiên Giang đã trải qua lịch sử hình thành 110 năm, từng được chính
quyền thực dân Pháp xác định là “quả đấm chiến lược”, mở ra triển vọng mới
trong công cuộc hình thành vựa lúa miền Hậu Giang.
Qua
nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, dòng Xà No đảm nhiệm chức năng của con đường
lúa gạo Miền Hậu Giang, khởi phát những giá trị của văn minh kinh xáng, hình
thành các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và chợ dọc bở kinh … Ngày nay,
bờ kè kinh xáng Xà No dài 25 km như một nét vẽ
đẹp chạy qua các huyện Châu Thành A, Vị Thủy, TP. Vị Thanh,
tạo dáng độc đáo cho đô thị trung tâm tiểu vùng Tây Sông Hậu, là một trong
những công trình bờ kè sông đẹp nhất Việt Nam, trở thành một mẩu mực xây dựng công trình giao thông, chống sạt
lở, kết hợp tạo cảnh quan, phát triển
đô thị.
Những ngày đầu năm 2013, đi dọc dòng kênh xáng, tôi suy nghĩ miên man
về con đường lúa gạo miền Hậu Giang và kỳ tích hạt gạo đồng bằng. Nếu như “Vựa
lúa gạo”, “Chén cơm châu Á” Nam Kỳ đã xuất khẩu hơn 1,1 tấn gạo vào năm 1910,
trong 15 năm, đến năm 1925 tăng lên 1,370 triệu tấn; thì năm 2012, vùng ĐBSCL
đã đạt con số kỷ lục chưa từng có: 8 triệu tấn gạo xuất khẩu với sản lượng lúa
đạt hơn 24,3 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so năm 2011.
Đột phá về năng suất, sản lượng và xuất khẩu
Đại
hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra 2 Chương trình lớn thực hiện công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước là “Chương trình lương thực” và “Chương trình xuất
khẩu” mà kết quả của nó đều ghi đậm sự đóng góp to lớn của ngành sản xuất lúa
gạo ĐBSCL. Từ một quốc gia nhiều năm thiếu lương thực, chỉ sau 3 năm đổi mới,
năm 1989, nước ta đã đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và bắt đầu trở
lại tham gia thị trường gạo quốc tế để giữ vững vị trí cường quốc xuất khẩu gạo
trên thế giới, chiếm hơn 20% lượng gạo thương mại toàn cầu. Tổng sản lượng lúa
của cả nước tăng từ 19,2 triệu tấn năm 1990 lên 41,6 triệu tấn năm 2010 và 43,6
triệu tấn trong năm 2012. Đất nước đã chuyển từ thiếu gạo trong thập kỷ 80 sang
dư thừa lần lượt 3 triệu tấn, 5 triệu tấn và 8 triệu tấn gạo vào các năm 1990,
2000 và 2012.
Trong
kỳ tích đó, vùng đất Chín Rồng nổi lên, giữ vai trò quyết định. Chỉ sau 2 thập
niên, sản lượng lúa vùng châu thổ này đã được nhân lên hơn gấp đôi, từ 9,48
triệu năm 1990 lên 21,6 triệu tấn năm 2010, rồi hơn 24,1 triệu tấn năm 2012, chiếm
hơn 55% sản lượng và hơn 92% kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm của cả nước; năng
suất tăng từ 3,3 tấn/ha năm 1990 lên khoảng 5,58 tấn/ha hiện nay, riêng vụ đông
xuân, nhiều nơi trong vùng đạt 7 tấn/ha. “Câu chuyện thành công” của ngành lúa
gạo Việt Nam mà “Vựa lúa” Miền Tây là chỗ dựa đã góp phần rất quan trọng trong
thế chuyển từ một quốc gia thu nhập thấp sang một quốc gia có thu nhập trung
bình của nước ta hiện nay.
Thành
tựu của công nghệ sinh học sản xuất giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí
hậu, dịch bệnh; trình độ ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong canh
tác của nông dân được nâng lên với hiệu quả đáng kể của “4 đúng”, “3 giảm, 3
tăng”, “5 giảm, 1 phải”. Cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch – sau thu hoạch,
tồn trữ, chế biến, tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa như những
thành công bước đầu của “Cánh đồng mẫu lớn” và nhiều chính sách tác động của
Nhà nước, kết quả đầu tư hạ tầng thủy lợi, kho chứa, cộng với sự nỗ lực và sức
sáng tạo của nông dân ... đã nâng cao vị thế hạt gạo đồng bằng, đưa nó đi nhanh
hơn trên con đường ngày càng tiệm cận với thị trường, làm thay đổi đáng kể
phương thức sản xuất lúa, nâng cao giá trị hạt gạo ĐBSCL từ “để ăn” (an ninh
lương thực) là chủ yếu sang “để bán” (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa); từ tư duy
sản xuất được nhiều lúa gạo của người nông dân sang làm ra nhiều giá trị-lợi
nhuận từ lúa gạo của những “doanh nhân nông nghiệp”.
Khi
sản xuất gạo liên tục tăng, vượt xa nhu cầu tiêu dùng trong nước, phần lớn sản
lượng gia tăng trong 2 thập kỷ qua đã được xuất ra nước ngoài theo hai kênh:
thương mại và giao dịch chính phủ (G2G). Trong đó, khoảng 1/3 sản lượng quốc
gia và 70% sản lượng của ĐBSCL đã được xuất khẩu. Ở ĐBSCL đã hình thành những
vùng nguyên liệu chuyên canh lúa cho xuất khẩu mà một số nghiên cứu gọi là
“vành đai lúa” hay “Vùng lõi” sản xuất lúa hàng hóa, tập trung ở khoảng 30
huyện thuộc 3 tỉnh trọng điểm là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và một phần ở
các tỉnh còn lại. Theo nghiên cứu của Nhóm chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới
nêu trên, thì chỉ khoảng 20% người trồng lúa ở ĐBSCL đã tạo ra 63% thặng
dư sản lượng trên thị trường. Trong những năm đầu thập kỷ 2000, khoảng 40% sản
lượng lúa của ĐBSCL đã được xuất khẩu. Hai năm gần đây, tỷ trọng này chiếm
khoảng 65-70%. Đây quả là một thay đổi mạnh mẽ từ xu hướng “gạo ăn” sang “gạo
chợ”. Xu hướng này cần được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa, sự tiếp cận đa ngành, mà
trước tiên là hiện đại hóa ngành sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL gắn với thực hiện Tam
Nông và xây dựng nông thôn mới.
Từ Con đường lúa gạo đến làm giàu
Lúa gạo, trái cây, thủy sản đồng bằng tuy đã làm nên kỳ
tích, nhưng vẫn mang sức ì “4 không” (không đúng chất, không đủ lượng, không
đúng thời điểm và không đạt giá cao).
Nông dân cần được giải phóng bằng kiến thức của nhà kinh
doanh. Họ phải được đào tạo nghề nông nghiệp, tập trung vào việc nâng cao giá
trị sản xuất các ngành hàng chủ lực của vùng; đào tạo nghề phi nông nghiệp để
tác động tích cực trở lại cho nông nghiệp, nông thôn. Đó là cách thức giúp nông
dân không chỉ đứng vững trên đồng ruộng mà còn có thể làm giàu từ nông nghiệp,
nông thôn.
Quá trình doanh nhân hóa nông dân phải diễn ra trong không
gian nông thôn đồng bằng với những đặc thù riêng. Đòi hỏi khắc nghiệt của
thương trường buộc những người nông dân này chuyển đổi từ tư duy “làm ra nhiều
nông sản” sang tư duy “làm ra nhiều giá trị từ nông sản”. Những người từng làm
ra “chém cơm đầy” để chống đói hôm qua, nay phải biết làm ra “chén cơm ngon” để
bán được giá. Thương trường là cạnh tranh, muốn cạnh tranh phải có nguồn lực và
kiến thức, không chỉ kiến thức về canh tác, nuôi trồng mà còn kiến thức quản lý
đồng vốn, quản trị doanh nghiệp.
Từ “Con đường lúa gạo miền Hậu Giang” trong lịch sử, từ
ánh hào quang của kỳ tích hạt gạo đồng bằng trong hiện tại đến tương lai của
những nông dân ĐBSCL phấn đấu làm giàu đang mở ra phía trước, nhưng không phải
dễ dàng.
Rất OK vể nội dung bài viết của bạn. Nhưng thiết nghĩ tình hình hiện nay không nên khoe thành tích XK gạo nữa mà cần phải tìm giả pháp không vắt kiệt đất trồng lúa mà nông dân vẫn khấm khá lên.
Trả lờiXóaĐúng rồi, như câu kết của bài (nhưng cũng mở ra câu hỏi để cùng đi tìm) "Từ “Con đường lúa gạo miền Hậu Giang” trong lịch sử, từ ánh hào quang của kỳ tích hạt gạo đồng bằng trong hiện tại đến tương lai của những nông dân ĐBSCL phấn đấu làm giàu đang mở ra phía trước, nhưng không phải dễ dàng". Con đường đó, rất cần "giải pháp" như ý của bạn. Khoe? Tác giả bài viết và những người nông dân đbscl chắc chắn không muốn và sẽ không "khoe" dù họ xứng đáng được trân trọng.
Trả lờiXóa