TTXVN, 6:47' 30/12/2012
Hạt ngọc Việt |
*8 mặt hàng vượt ngưỡng 1 tỷ USD Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp năm 2012 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn là điểm sáng của ngành nông nghiệp trong năm nay. Dù giá nhiều loại nông sản trên thị trường thế giới liên tục giảm, đặc biệt là đối với những nông sản chủ lực của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su… nhưng nhờ có những giải pháp tháo gỡ kịp thời nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản đều tăng mạnh về khối lượng.
Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước. 3 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên là: gạo, cà phê và đồ gỗ; 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn. Những mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh so với năm ngoái là cà phê (tăng 36%), sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng hơn 40%), đồ gỗ và lâm sản (tăng 17,6%)... Bên cạnh các mặt hàng trên thì xuất khẩu rau quả cũng đem tới lợi nhuận khá cao và là một bất ngờ đối với ngành nông nghiệp khi kim ngạch xuất khẩu cũng sắp vươn tới con số 1 tỷ USD.
Cùng với xuất khẩu, ngành nông nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả khích lệ trên các mặt trận sản xuất, phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Sản lượng lúa cả năm đạt mức kỷ lục với 43,7 triệu tấn. Công tác thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và tác động mạnh đến sản xuất. Nhiều phong trào, mô hình tốt như “Cánh đồng mẫu lớn”, “Cơ giới hóa trong nông nghiệp” cũng được các địa phương tích cực triển khai đạt hiệu quả cao.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng, tỉnh đang triển khai tích cực việc dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch nông thôn mới. Hiện Nam Định có trên 70% số xã hoàn thành dồn điển đổi thửa, 1.000 ha đất được người dân đóng góp xây dựng thủy lợi nội đồng; 28 xã xây dựng được 45 mô hình cánh đồng mẫu lớn. “Trong thời gian tới, tỉnh phấn đấu mỗi xã xây dựng từ 1 – 2 cánh đồng mẫu lớn theo phương thức: dồn điển đổi thửa, góp đất – chuyển đổi cơ cấu cây trồng – thâm canh theo hướng hàng hóa”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cho biết.
Mặc dù vậy, đánh giá về kết quả thực hiện trong năm 2012 của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng thừa nhận còn nhiều hạn chế cần khắc phục, tốc độ tăng trưởng ngành còn thấp hơn so với năm 2011. Bên cạnh những ngành phát triển mạnh như lương thực, cao su thì cũng có những chỉ tiêu không đạt được như độ che phủ rừng, trồng rừng mới tập trung. Tình trạng dịch bệnh nhiều trên cây trồng, vật nuôi đặc biệt là thủy sản gây thiệt hại lớn trong dân.
Nguồn vốn hạn chế cũng là khó khăn mà ngành nông nghiệp phải đối mặt. Huy động nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng giảm sút trong khi nguồn vốn ngân sách mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu mà hiệu quả sử dụng lại chưa cao. “Nhà nước bỏ nhiều tiền xây dựng hạ tầng, nhất là thủy lợi, vốn đầu tư ngân sách thông qua Bộ là 8.000 tỷ đồng thì 70% tập trung vào thủy lợi nhưng công tác vận hành còn nhiều bất cập, chưa phát huy hiệu quả của các công trình này, ngay cả cấp nước sinh hoạt cũng không đạt yêu cầu, hư hỏng nhiều”, Bộ trưởng nói.
"Xây dựng nông thôn mới" là chương trình lớn nhất từ trước đến nay trong ngành nông nghiệp, nhiều kế hoạch cơ chế chính sách đã được ban hành nhưng mới dừng lại ở quy hoạch, đề án. Dù có nhiều mô hình tốt nhưng nhìn tổng thể trên cả nước thì còn chậm. “Phải nhìn thẳng vào sự thật để năm 2013 làm có trọng tâm, trọng điểm để đạt hiệu quả cao hơn” Bộ trưởng bày tỏ quyết tâm.
*Tập trung tái cơ cấu
Năm 2013, ngành nông nghiệp đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu như: tốc độ tăng GDP ngành đạt từ 2,8 - 3%; kim ngạch xuất khẩu đạt 28,5 tỷ USD (tăng 1 tỷ USD so với năm 2012); sản lượng lúa cả năm đạt 43,5 triệu tấn; sản lượng thủy sản đạt 5,9 triệu tấn…
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra một số giải pháp trọng tâm đáng lưu ý. Trước hết, ngành nông nghiệp tổ chức triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành có hiệu quả, rà soát lại quy hoạch, xác định rõ cây trồng vật nuôi tạo ra sản phẩm chính có lợi thế của địa phương để phát triển. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, ngành nông nghiệp 20 năm qua thành công là do tập trung phát huy lợi thế từng vùng chứ không làm dàn trải.
“Ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long không dễ gì thay thế cây lúa, nên cần kiên trì phát huy lợi thế ở từng địa phương. Từng cây, con rà soát lại các công đoạn sản xuất, xem khâu nào làm tăng giá trị gia tăng thì tập trung cải tiến khâu đó, nhất là giống”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ Nông nghiệp cũng coi việc tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 và phải chỉ đạo làm quyết liệt để tạo chuyển biến. Hiện Bộ và các đơn vị chức năng đang giám sát, đánh giá theo hệ thống, năm tới sẽ triển khai quản lý theo chuỗi trên cơ sở đánh giá nguy cơ. Rà soát từ đồng ruộng đến bàn ăn để chấn chỉnh những nguy cơ mất an toàn.
Việc tổ chức sản xuất, đổi mới nâng cao hiệu quả các hình thức sản xuất cũng được chú trọng. Bộ sẽ tập trung sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, các nông lâm trường quốc doanh, phát triển các hình thức liên kết theo cánh đồng mẫu lớn, nhân diện rộng các mô hình tốt, phát huy vai trò các hiệp hội để nâng cao hiệu quả trên thực tiễn./.
Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước. 3 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên là: gạo, cà phê và đồ gỗ; 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn. Những mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh so với năm ngoái là cà phê (tăng 36%), sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng hơn 40%), đồ gỗ và lâm sản (tăng 17,6%)... Bên cạnh các mặt hàng trên thì xuất khẩu rau quả cũng đem tới lợi nhuận khá cao và là một bất ngờ đối với ngành nông nghiệp khi kim ngạch xuất khẩu cũng sắp vươn tới con số 1 tỷ USD.
Cùng với xuất khẩu, ngành nông nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả khích lệ trên các mặt trận sản xuất, phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Sản lượng lúa cả năm đạt mức kỷ lục với 43,7 triệu tấn. Công tác thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và tác động mạnh đến sản xuất. Nhiều phong trào, mô hình tốt như “Cánh đồng mẫu lớn”, “Cơ giới hóa trong nông nghiệp” cũng được các địa phương tích cực triển khai đạt hiệu quả cao.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng, tỉnh đang triển khai tích cực việc dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch nông thôn mới. Hiện Nam Định có trên 70% số xã hoàn thành dồn điển đổi thửa, 1.000 ha đất được người dân đóng góp xây dựng thủy lợi nội đồng; 28 xã xây dựng được 45 mô hình cánh đồng mẫu lớn. “Trong thời gian tới, tỉnh phấn đấu mỗi xã xây dựng từ 1 – 2 cánh đồng mẫu lớn theo phương thức: dồn điển đổi thửa, góp đất – chuyển đổi cơ cấu cây trồng – thâm canh theo hướng hàng hóa”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cho biết.
Mặc dù vậy, đánh giá về kết quả thực hiện trong năm 2012 của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng thừa nhận còn nhiều hạn chế cần khắc phục, tốc độ tăng trưởng ngành còn thấp hơn so với năm 2011. Bên cạnh những ngành phát triển mạnh như lương thực, cao su thì cũng có những chỉ tiêu không đạt được như độ che phủ rừng, trồng rừng mới tập trung. Tình trạng dịch bệnh nhiều trên cây trồng, vật nuôi đặc biệt là thủy sản gây thiệt hại lớn trong dân.
Nguồn vốn hạn chế cũng là khó khăn mà ngành nông nghiệp phải đối mặt. Huy động nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng giảm sút trong khi nguồn vốn ngân sách mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu mà hiệu quả sử dụng lại chưa cao. “Nhà nước bỏ nhiều tiền xây dựng hạ tầng, nhất là thủy lợi, vốn đầu tư ngân sách thông qua Bộ là 8.000 tỷ đồng thì 70% tập trung vào thủy lợi nhưng công tác vận hành còn nhiều bất cập, chưa phát huy hiệu quả của các công trình này, ngay cả cấp nước sinh hoạt cũng không đạt yêu cầu, hư hỏng nhiều”, Bộ trưởng nói.
"Xây dựng nông thôn mới" là chương trình lớn nhất từ trước đến nay trong ngành nông nghiệp, nhiều kế hoạch cơ chế chính sách đã được ban hành nhưng mới dừng lại ở quy hoạch, đề án. Dù có nhiều mô hình tốt nhưng nhìn tổng thể trên cả nước thì còn chậm. “Phải nhìn thẳng vào sự thật để năm 2013 làm có trọng tâm, trọng điểm để đạt hiệu quả cao hơn” Bộ trưởng bày tỏ quyết tâm.
*Tập trung tái cơ cấu
Năm 2013, ngành nông nghiệp đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu như: tốc độ tăng GDP ngành đạt từ 2,8 - 3%; kim ngạch xuất khẩu đạt 28,5 tỷ USD (tăng 1 tỷ USD so với năm 2012); sản lượng lúa cả năm đạt 43,5 triệu tấn; sản lượng thủy sản đạt 5,9 triệu tấn…
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra một số giải pháp trọng tâm đáng lưu ý. Trước hết, ngành nông nghiệp tổ chức triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành có hiệu quả, rà soát lại quy hoạch, xác định rõ cây trồng vật nuôi tạo ra sản phẩm chính có lợi thế của địa phương để phát triển. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, ngành nông nghiệp 20 năm qua thành công là do tập trung phát huy lợi thế từng vùng chứ không làm dàn trải.
“Ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long không dễ gì thay thế cây lúa, nên cần kiên trì phát huy lợi thế ở từng địa phương. Từng cây, con rà soát lại các công đoạn sản xuất, xem khâu nào làm tăng giá trị gia tăng thì tập trung cải tiến khâu đó, nhất là giống”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ Nông nghiệp cũng coi việc tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 và phải chỉ đạo làm quyết liệt để tạo chuyển biến. Hiện Bộ và các đơn vị chức năng đang giám sát, đánh giá theo hệ thống, năm tới sẽ triển khai quản lý theo chuỗi trên cơ sở đánh giá nguy cơ. Rà soát từ đồng ruộng đến bàn ăn để chấn chỉnh những nguy cơ mất an toàn.
Việc tổ chức sản xuất, đổi mới nâng cao hiệu quả các hình thức sản xuất cũng được chú trọng. Bộ sẽ tập trung sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, các nông lâm trường quốc doanh, phát triển các hình thức liên kết theo cánh đồng mẫu lớn, nhân diện rộng các mô hình tốt, phát huy vai trò các hiệp hội để nâng cao hiệu quả trên thực tiễn./.
Nhận xét
Đăng nhận xét