BĐS VIỆT NAM TỤT DỐC DO KHÔNG DỰ BÁO ĐƯỢC " NỒI CƠM " ĐÔ THỊ Ở ĐÂU?
Ở Việt Hệ quả là sau 15 năm phát triển kể từ mốc Khu đô thị mới Linh Đàm ở Hà Nội và Khu Phú Mỹ Hưng ở TP HCM ra đời, khi mà đại bộ phận dân cư đô thị chưa có nhà ở thì đã xảy ra khủng hoảng: Bất động sản ế không có ai mua. Hay nói cách khác: Đô thị đang sản xuất ra cái gọi là bất động sản để buôn bán trong một thị trường ảo lấy mục tiêu đầu cơ kiếm lời là chính và bỏ quên loại bất động sản thực sự cần cho nhu cầu con người đô thị (đang tích tụ ngày một tăng ở tất cả các đô thị Việt Nam). Một phần mục tiêu ban đầu không đạt được là do định hướng về tư duy quy hoạch đô thị còn thiếu bài bản, chưa bao hàm hết được tầm nhìn và lồng ghép được tối đa chính sách phát triển đô thị.
NỒI CƠM ĐÔ THỊ LÀ KHÔNG GIAN KINH TẾ ĐÔ THỊ. CẦN CHỒNG KHÍT KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ VÀ KHÔNG GIAN KINH TẾ
Dưới góc độ đô thị học, chúng ta đang thiếu một nghiên cứu bền bỉ, hệ thống, liên ngành giữa hiện đại hóa với kinh tế đô thị , giữa mô hình đô thị với người sử dụng, với tính bền vững tự nhiên của đô thị khi câu hỏi theo nghĩa đen được đặt ra: Nồi cơm của đô thị ở đâu? Con người sống ở đô thị làm việc gì để sống, không gian kinh tế của họ ở đâu? Chính cái nồi cơm - không gian kinh tế này sẽ hấp dẫn con người đến cư trú lâu dài trong các khu ở mới xung quanh nó; Hay nói cách khác, cư dân muốn sử dụng một đô thị có việc làm và các tiện ích đô thị tại chỗ, thân thiện với cuộc sống hàng ngày của họ. Và kéo theo nó là bất động sản phát triển bền bỉ, lành mạnh để phục vụ đúng đối tượng cần sử dụng. Những loại "bất động sản vì dân" như vậy không bao giờ "chết yểu", nó tuân theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường. Bất động sản không phải phép màu biến một đêm ra hàng loạt. Nó như đời sống của các phố hàng ở khu phố cổ, như các trung tâm thương mại ở khu phố Pháp, như các bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn khắp nơi ở nước ta lặng lẽ hình thành qua nhiều thế hệ, được thử thách của cung - cầu và góp phần tạo ra nồi cơm của kinh tế đô thị.
Có thể khẳng định theo các lý thuyết kinh tế hậu hiện đại: Đô thị là môi trường tăng trưởng nhanh nhất do tích tụ được các nguồn lực để phát triển kinh tế dịch vụ, kinh tế xanh và các ngành nghề sản xuất của công nghệ thông minh. Đó chính là sự gắn kết giữa đô thị và kinh tế trong một tổ chức không gian coi trọng sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn - là "nồi cơm" đô thị, là không gian kinh tế đô thị. Không gian ấy cần các bất động sản như hạ tầng kinh tế xây dựng trước để hấp dẫn các khu dân cư bám theo nó. Bất động sản đó chính là các trung tâm kinh tế - dịch vụ, dịch vụ sản xuất xanh đô thị (những khái niệm về đô thị nông nghiệp, đô thị du lịch, đô thị vành đai xanh, hành lang xanh, năng lượng tái tạo... nằm trong loại dịch vụ này), trung tâm cộng đồng và giao tiếp đô thị, trung tâm dịch vụ kinh tế tri thức. Chúng là động lực phát triển và thúc đẩy tăng trưởng đô thị.
BĐS của chúng ta chưa có nền tảng kinh tế - xã hội mà chỉ là những nhà đầu tư theo phong trào, còn thiếu kiến thức xin đất làm dự án, san nền bán nhà. Người mua bỏ tiền mua theo kiểu góp vốn rồi chờ làm giá, mua bán trao tay kiếm lời, trở thành nhà nhà đầu tư, người người đầu tư nhưng đầu ra không có. Về bản chất chúng là bất động sản bị đẩy giá trên trời, lại không dùng được vì... không có nồi cơm đô thị ở cạnh lấy đâu việc làm, lại thiếu tất cả các tiện ích tối thiểu như chợ, trường học, phòng khám, hành chính, giao thông cách trở... Trong gần 800 dự án được cấp phép trước ngày 1/8/2008 ở tỉnh Hà Tây cũ, hiện tỷ lệ là đô thị hoàn chỉnh được rất ít cũng do căn bệnh phong trào. Từ góc độ của nghiên cứu đô thị và nồi cơm kinh tế của nó, cũng nên lùi xa và nhìn lại toàn cảnh đô thị của chúng ta để có cái nhìn thấu đáo hơn về tương lai của nó. Đặc biệt trong bối cảnh đô thị hoá hiện nay, những kinh nghiệm đô thị truyền thống hài hoà với nền kinh tế và tự nhiên, rất tiết kiệm không gian, đất đai, lại linh hoạt, đa năng trong sử dụng chưa được nhìn nhận một cách nghiêm túc trong phát triển đô thị ở Việt Nam.
NHẬN DẠNG HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM ĐỂ THẤY RÕ THỰC TRẠNG CỦA BẤT ĐỘNG SẢN ĐÓNG BĂNG
Trong khoảng 10 năm gần đây, nhiều nghiên cứu quốc tế và trong nước đã lên tiếng cảnh báo về sự bùng nổ dân số đô thị và hiện tượng đô thị hóa không bình thường ở Việt Nam, càng đặc biệt khi vấn đề này lan rộng ở quy mô toàn quốc, kể cả vùng sâu vùng xa, có thể trở thành vấn nạn ở tầm mức quốc gia nếu không quan tâm đúng mức. Trào lưu đô thị hoá kiểu này không dễ gì kiểm soát. Có thể phân tích nhận dạng hiện trạng đô thị hoá hôm nay và gợi mở một số ý kiến cho lối ra. Khu ĐTM xây dựng bên cạnh Bệnh viện quốc tế VINMEC, Hà Nội Đô thị hoá là hệ quả tự nhiên của công nghiệp hoá ở phương Tây W.Curtis, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về kiến trúc hiện đại thế kỷ 20 đã khẳng định “Quy luật của sự chuyển hoá thời kỳ hiện đại cho thấy đô thị là sản phẩm tất yếu của quá trình công nghiệp hoá. Nước Anh trước khi phát triển những thành phố hiện đại đầu tiên có 80 năm công nghiệp hoá, nước Mỹ là 50 năm và các con rồng châu Á là 30 năm”. Chỉ trong thế kỷ 20 các nước phát triển đã chuyển gần như 80, 90% dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú ở đô thị, đưa số người sống trong đô thị hiện nay lên 50% dân số của trái đất (khoảng hơn 3 tỷ người chỉ trong một thế kỷ). Trong trào lưu đô thị hoá, không có điểm khởi đầu rõ ràng nhưng chính cuộc Cách mạng Công nghiệp đã chuyển hoá cả thành thị và nông thôn một cách sâu sắc và toàn diện. Khác với chúng ta, các nước phát triển có hàng trăm năm để xây dựng nếp sống, văn minh đô thị. Cư dân nội thị dần quen với các chức năng chung của đô thị và coi trọng các giá trị công ích của đô thị - vốn rất nhiều thành phần cho kinh tế công cộng. Họ có văn hoá đô thị hình thành trong nhiều thế hệ.
Sự đảo ngược - Việt Nam, đô thị hoá xảy ra nhiều năm trước công nghiệp hoá và nay là công nghiệp và dịch vụ của kinh tế xanh. Chúng ta có kịp chuyến tàu?
Ít ai nhận ra rằng ở Việt Nam quá trình đô thị hoá xảy ra nhiều năm trước quá trình công nghiệp hoá, khiến cho các mô hình và tư duy đô thị gặp sự khủng hoảng lớn. Nay thế giới đã khởi xướng được gần 10 năm của kinh tế xanh và tăng trưởng xanh thì tư duy đô thị cần chuyển đổi nhanh hơn nữa. Chưa kịp phân tích nguyên nhân do đâu dẫn tới hiện tượng này (có thể do sức ép nhà ở, làm giàu sau chiến tranh và giá quá hời do đầu cơ nhà đất vì lỗ hổng chính sách chăng?) nhưng ai cũng nhận thấy các đô thị Việt Nam càng phát triển càng bộc lộ các yếu kém gây tác hại lâu dài. Các căn bệnh đô thị như giao thông, nước thải sinh hoạt, di dân tự do, xây dựng tràn lan, an ninh xã hội… ngày càng trầm kha. Công tác hoạch định đô thị chưa bao giờ là đối tượng quan tâm hàng đầu của quốc gia. Chúng ta xem sự lệch pha lớn không giống ai này tạo hậu quả gì cho đô thị Việt Nam về cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hoá? Và phải chăng đây là đặc điểm nhận dạng tương đối rõ nét để hiệu chỉnh các lý luận và chính sách đô thị ở Việt Nam cho phù hợp với thực tiễn. Quy hoạch vốn là gốc của phát triển đô thị nhưng vẫn còn chưa hoàn thành thật tốt vai trò, khiến cho căn bệnh đô thị ngày càng trở nên bế tắc. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, mỗi năm có khoảng hơn 1,5 triệu người nhập cư vào các thành phố. TP Hồ Chí Minh dân số khoảng 8 triệu người thì dân nhập cư chiếm 28,9 %, chưa kể số người nhập cư không chính thức. Theo TS. W. Frenner - Trưởng đại diện Viện Konrad - Adenouer tại Việt Nam “Đến 2020 dân số Việt Nam sẽ tăng khoảng hơn 100 triệu và trong đó 70% tức là 70,84 triệu người sẽ sống trong các đô thị. Họ sẽ cư trú và làm việc tại đâu, phân bố trong mạng lưới đô thị kiểu nào, hay tập trung vào thành phố lớn để hình thành các đô thị đầu to 20, 30 triệu dân như Sao Paulo và Mexico City?”. Đây thật sự là thách thức lớn của thời đại. Vậy mà bất động sản đóng băng, ai ai cũng hiểu do đâu ra nông nỗi. Hệ thống dịch vụ công cộng của đô thị truyền thống và trung tâm kinh tế - dịch vụ của ngày nay luôn là nồi cơm đô thị, là thước đo chất lượng sống của các thời kỳ văn minh, từ nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp đến văn minh tri thức. Quan điểm mới: Các quan điểm tiến bộ nhất hiện nay đều coi đây là thành phần cơ bản của cấu trúc kinh tế - xã hội, vận hành theo kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, càng quan trọng hơn bởi đường lối kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là rất nhiều dịch vụ công cộng (DVCC) vừa mang thuộc tính thị trường, là động lực đô thị, lại vừa mang thuộc tính phục vụ, biểu hiện lý tưởng phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu tổ chức không gian kinh tế đô thị đang trở nên cấp bách để góp phần hoạch định bất động sản đô thị lành mạnh ở Việt Nam, thúc đẩy kinh tế đô thị và các dòng hoạt động sản xuất - tiêu dùng, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động đời sống, văn hoá, tinh thần của dân cư trong thời kỳ hiện đại hoá đất nước. Các nghiên cứu như vậy cần có tiếp cận liên ngành và đồng bộ từ nền tảng kinh tế - xã hội, quy hoạch, tổ chức không gian, đầu tư và quản lý chúng trong đô thị, trong tương quan vùng đô thị và vùng kinh tế trọng điểm, phù hợp với tự nhiên, xã hội và lối sống của dân cư - vốn rất đặc trưng của Việt Nam. Trong bối cảnh đô thị hoá rộng khắp ở Việt Nam hiện nay, các quy hoạch không tập trung giải trình về không gian kinh tế đô thị mà chỉ vẽ viễn cảnh tổ chức không gian đô thị là chính. Không gian kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển về phía Đông và Đông Bắc, những không gian đô thị vùng Thủ đô Hà Nội mở rộng lại chạy về... phía Tây, xứ Đoài để phát triển đô thị. Các loại hình cho nồi cơm đô thị cần chia làm 2 loại đầu tư: 1) Nhóm A - phục vụ đời sống thiết yếu, cần trở thành chính sách bắt buộc các nhà đầu tư đô thị mới phải xây dựng, vì dân, để họ an cư tại chỗ. Dân mua nhà để ở phải có đủ dịch vụ thiết yếu trong khu đô thị mới. 2) Nhóm B và C thường là hạt nhân của các trung tâm kinh tế - dịch vụ đô thị thì Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ ban đầu, kể cả đầu tư hạ tầng ban đầu, theo hướng xã hội hoá để khuyến khích đầu tư từ quy hoạch nhằm xây dựng các trung tâm kinh tế làm lực hút đô thị, tạo tiền đề cho đầu tư bất động sản về sản xuất, dịch vụ và khu dân cư theo nhu cầu tăng trưởng thực sự của đô thị. Về quản lý DVCC, khai thác vận hành các không gian kinh tế đô thị cũng nên theo phương thức xã hội hoá. Bởi gốc của quản lý dịch vụ là tạo điều kiện tối đa cho cung gặp cầu, theo quy luật thị trường nên việc xã hội hoá quản lý hệ thống này là bước đi tất yếu.
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ " NỒI CƠM " ĐÔ THỊ
a. Không gian kinh tế - dịch vụ công cộng (Public services space) Không gian dịch vụ công cộng chứa đựng các hoạt động dịch vụ công cộng, là một bộ phận của không gian kinh tế đô thị. Không gian hè phố vừa là không gian công cộng vừa là không gian dịch vụ công cộng. Các đô thị đều có hệ thống trung tâm DVCC theo nhiều cách phân bố: Kiểu truyền thống, kiểu trung tâm tập trung hay phân tán, kiểu Trung tâm chuyên biệt... để có thể phục vụ tốt cho nhu cầu hàng ngày, thời gian rỗi và các nhu cầu khác của dân cư. Có vai trò quan trọng nhất trong không gian dịch vụ công cộng là khu trung tâm thương mại (Central Business District - CBD; ở Hoa kỳ gọi là Downtown), nơi tập trung cao độ các hoạt động dịch vụ công cộng, cũng là nơi có mật độ việc làm cực cao. Đại bộ phận dân đô thị sống bên ngoài CBD, hàng ngày đổ vào CBD làm việc. Nhiều loại hình dịch vụ công cộng, lại phân tán và hình thành mạng lưới (network), như hệ thống đô thị tài chính - ngân hàng, đô thị dịch vụ sản xuất xanh, đô thị du lịch, đô thị nông nghiệp, đô thị đại học, đô thị công nghệ cao, đô thị thương mại-đời sống, vui chơi giải trí, hành chính - hành pháp… Việc phân bố hợp lý các mạng dịch vụ này là một nhiệm vụ của quy hoạch đô thị. b. Chính sách phát triển không gian kinh tế - dịch vụ đô thị trên thế giới - Chính sách công thể hiện mối quan hệ giữa chính quyền và thị trường Chính sách phát triển dịch vụ công cộng thuộc phạm trù chính sách công đối với các hoạt động thị trường, và do đó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chính quyền với thị trường. Mối quan hệ này lại phụ thuộc vào đường lối chính trị của mỗi nước trong từng thời kỳ. Do cấu trúc đặc thù của dịch vụ công cộng nên chính sách dịch vụ công cộng gồm hai nhánh: chính sách dịch vụ tư và chính sách dịch vụ công ích. - Chính sách phát triển dịch vụ tư Các dịch vụ tư đều rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân, nhưng một số dịch vụ lại rất hệ trọng đốí với sức khỏe như khám chữa bệnh, đối với quyền công dân như tư vấn pháp luật, đối với tài sản và tính mệnh người dân như thiết kế công trình... thì vì lợi ích của người dân nên chính quyền không thể phó mặc hoàn toàn cho thị trường mà phải quy định rõ và kiểm tra chất lượng hành nghề của bên cung ứng dịch vụ thông qua việc công nhận các chức danh nghề nghiệp như bác sĩ, luật sư, kỹ sư kết cấu, kiến trúc sư... Nhà nước quy định các tiêu chuẩn hành nghề và ủy nhiệm cho các hội đoàn nghề nghiệp đánh giá công nhận và định kỳ kiểm tra tư cách hành nghề theo các tiêu chuẩn đó. Do những điều kiện lịch sử mà một số dịch vụ tư lại do khu vực công cung ứng, như giáo dục, sau khi tách giáo dục thế tục khỏi tôn giáo, hay y tế, do cần đề phòng các dịch bệnh truyền nhiễm như dịch tả, dịch hạch, thương hàn. Dần dần, do nhu cầu của xã hội đối với các dịch vụ này tăng nhanh khiến ngân sách không kịp đáp ứng, và sự đòi hỏi của tầng lớp giàu có đối với dịch vụ chất lượng cao nên các nước đều có chính sách chuyển một phần việc cung ứng các dịch vụ giáo dục và y tế cho khu vực tư nhân đảm nhiệm. - Chính sách phát triển dịch vụ công ích Các dịch vụ công ích đô thị như điện, nước và vệ sinh, viễn thông, vận tải công cộng, chiếu sáng công cộng... thì theo truyền thống đều thuộc khu vực công. Sở dĩ phải hình thành khu vực dịch vụ công như vậy vì đó là các dịch vụ thiết yếu mà mọi người dân đều có quyền được hưởng. Một số dịch vụ thuộc loại hàng hóa công cộng thuần túy như chiếu sáng công cộng, phát thanh, truyền hình… lại rất khó thu phí. Dần dần nhu cầu dịch vụ công ích tăng trưởng cả về chủng loại, số lượng và chất lượng, vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách đô thị, nên nhiều quốc gia có chính sách mở cửa lĩnh vực dịch vụ công ích cho khu vực tư nhân vào đầu tư. Trước tiên là các dịch vụ tuy là hàng hóa công nhưng có thể cung ứng như hàng hóa tư, chẳng hạn điện năng, cấp nước, xe buýt… đồng thời có chính sách thu phí dịch vụ thích hợp để nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận thỏa đáng. Hiện nay phương thức đối tác công tư (Public-Private Partnership-PPP) là phương thức thịnh hành để thu hút khu vực tư nhân vào cung ứng cả dịch vụ hạ tầng kinh tế cũng như xã hội, thậm chí cả dịch vụ giam giữ tù phạm. c. Đối tác tư nhân trong xây dựng cơ sở vật chất cho không gian kinh tế - dịch vụ đô thị Sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung ứng dịch vụ công cộng đô thị đem lại nhiều lợi ích như: Giảm gánh nặng cho ngân sách đô thị; giúp đô thị đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng trưởng dịch vụ công cộng đô thị; chuyển các rủi ro về tài chính, xây dựng, kỹ thuật và vận hành cho bên tư nhân; Vì lợi ích của mình, bên tư nhân hết sức quan tâm đến chi phí hợp lý cho toàn bộ vòng đời của công trình hạ tầng (bao gồm chi phí đầu tư xây dựng và chi phí bảo trì sửa chữa trong suốt tuổi thọ kinh tế của công trình); đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng tiện ích; kết hợp chặt chẽ các yêu cầu về xây dựng với yêu cầu vận hành; Đưa phương pháp quản lý kinh doanh, công nghệ tiên tiến và kỹ năng vận hành của khu vực tư nhân, kể cả tư nhân nước ngoài vào cung ứng DVCC đô thị (điều này rất quan trọng đối với đô thị nhỏ); Tạo điều kiện giảm bớt rồi xóa bỏ bao cấp trong cung ứng dịch vụ công cộng đô thị. Điều kiện để bên tư nhân trở thành đối tác trong PPP là phải có đầy đủ năng lực cần thiết và có động lực mạnh mẽ: Năng lực: Đối tác tư nhân, kể cả bên thầu phụ của họ, phải có năng lực tài chính, khả năng kỹ thuật, nguồn nhân lực và kinh nghiệm đủ để đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng PPP và được đánh giá thông qua đấu thầu cạnh tranh; Động lực: Có hai nhân tố chủ yếu quyết định nguyện vọng tham gia PPP của đối tác tư nhân là: 1/ Các rủi ro và lợi nhuận kinh doanh. Nếu rủi ro không lớn, dù lợi nhuận có thể không cao nhưng ổn định (mà quan hệ cung cầu về dịch vụ công cộng thường là rất ổn định) thì hợp đồng PPP vẫn có nhiều khả năng thu hút các đối tác tư nhân. 2/ Khả năng vụ kinh doanh được thị trường tài chính tài trợ. Khả năng này sẽ tăng lên nếu đối tác chính quyền tỏ rõ quyết tâm và thiện chí trong hợp đồng PPP. Khu vực tư nhân mạnh mẽ đầu tư sớm nhất vào thị trường dịch vụ bán lẻ, ăn uống, may mặc, sửa chữa… tiếp đến là dịch vụ du lịch, biểu diễn, tiền tệ ngân hàng, xuất nhập khẩu… rồi sau đó là các dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như giáo dục, y tế, tư vấn, viễn thông… Thị trường bất động sản hình thành và phát triển trong thập kỷ 90 thế kỷ trước đã tăng trưởng nhanh thành thị trường quan trọng của nền kinh tế. Các nhà đầu tư nước ngoài ban đầu chú trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, gần đây cũng đã chuyển một phần vốn FDI sang các dự án phát triển mạng bán lẻ, giáo dục, y tế, du lịch và bất động sản. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực thương mại và du lịch được cổ phần hóa, nhưng các ngân hàng thương mại của Nhà nước vẫn được duy trì và phát triển.
d. Đầu tư phát triển không gian kinh tế - dịch vụ công ích đô thị theo phương thức đối tác công tư
Để cải biến hiện trạng nhiều loại thị trường vẫn vận hành chưa thật sự thông suốt, hệ thống thị trường vẫn còn thiếu đồng bộ, và nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu. Chiến lược phát triển 10 năm 2011 - 2020 đề ra phương hướng chung là phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư, và định hướng phát triển một số thị trường cụ thể là: Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn, được quản lý và giám sát hiệu quả; Phát triển và kiểm soát có hiệu quả thị trường chứng khoán; Phát triển lành mạnh, bền vững thị trường BĐS, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, hoàn thiện cơ chế vận hành sàn giao dịch BĐS; phát triển thị trường lao động, khuyến khích các hình thức giao dịch việc làm; phát triển nhanh thị trường khoa học và công nghệ, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường. PGS.TS Nguyễn Hông Thục - Viện Nghiên cứu định cư Nguồn ảnh: InternetTheo Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam số 11/2012 |
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét