BÁO CẦN THƠ, Thứ ba, 23/10/2012 20 giờ 37 GMT+7 | ||
ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản quốc gia. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, mức độ cơ giới hóa nông nghiệp của vùng hiện nay còn thấp, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hạn chế đã làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở ĐBSCL. Vì vậy, làm thế nào để tạo nền tảng và sức bật mới cho khoa học công nghệ (KHCN) phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, phục vụ thiết thực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới là vấn đề đặt ra cho các địa phương trong vùng.
Đầu tư chưa tương xứng
Theo nhận định của Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian qua, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN ở ĐBSCL chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Chỉ tính từ năm 2010 đến tháng 6-2012, có 570 đề tài, dự án được các Sở Khoa học và Công nghệ của 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện với trên 37% là các đề tài, dự án về nông, lâm, ngư nghiệp. Nhờ đó, trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới, nhiều quy trình sản xuất thâm canh tiên tiến, nhiều giải pháp phòng trừ dịch hại bền vững đối với cây trồng và vật nuôi được áp dụng hiệu quả. Hàng năm, các viện, trường đã tham gia tích cực vào việc lai tạo, cung ứng cây, con giống, vật nuôi và sản xuất các chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp vùng ĐBSCL. Việc nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được các địa phương rất quan tâm…
Tuy nhiên, đánh giá về thực trạng ứng dụng KHCN ở ĐBSCL trong vòng 10 năm trở lại đây, đồng chí Huỳnh Minh Đoàn, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết: "Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở ĐBSCL trong vòng 10 năm trở lại đây chỉ đạt 627.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới ước khoảng 400 tỉ đồng, xấp xỉ 0,6 phần ngàn tổng mức đầu tư cả nước. Nhiều doanh nghiệp thiếu điều kiện đổi mới công nghệ, trang thiết bị dẫn đến hàm lượng công nghệ trong sản phẩm thấp, kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu. Tồn tại, hạn chế dễ nhận thấy của ĐBSCL là giá trị nhiều sản phẩm nông nghiệp không ổn định, sức cạnh tranh thấp".
Theo các nhà khoa học, chất lượng nguồn nhân lực KHCN còn thiếu và yếu, chất lượng giáo dục, đào tạo còn thấp so với yêu cầu và mặt bằng chung của cả nước là một trong những tác nhân chính làm cho KHCN ở ĐBSCL phát triển không theo kịp yêu cầu chung; tác động bất lợi tới nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững ở ĐBSCL. Số liệu thống kê tổng hợp từ Sở KH&CN 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, tính đến tháng 6-2012, toàn vùng có 1.003 cán bộ KHCN đang hoạt động. Trong đó, chỉ có 12 tiến sĩ (chiếm 1,19%); thạc sĩ 146 người (14,55%); số còn lại có trình độ đại học: 624 người (62,21%); cao đẳng và trung cấp: 91 người (9,07%) và lao động phổ thông: 130 người (12,96%). Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh TP Cần Thơ, cho rằng: "Mỗi tỉnh hiện nay đều có ít nhất một trường đại học, nhưng còn vắng bóng hoạt động nghiên cứu. Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của các trường đại học cấp tỉnh gần giống nhau với những ngành cũng tương tự nhau, không có sự khác biệt, không có sự phân công chuyên sâu. Phân tích thấu đáo thì đây cũng là sự lãng phí nguồn lực con người, lãng phí vốn đầu tư".
Tạo sức bật
Với vai trò là "vựa lúa" cả nước, nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh, sử dụng giống mới nên năng suất lúa của ĐBSCL đã tăng từ 4,3 tấn/ha lên 6,3 tấn/ha, sản lượng tăng từ 16 triệu tấn (năm 2001) lên hơn 23 triệu tấn (năm 2011), năm 2011 xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo. Cùng với lúa gạo, ĐBSCL là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước với diện tích chiếm 70%, sản lượng chiếm 58% và đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Đây còn là vùng có truyền thống trồng cây ăn trái với hơn 400.000 ha, chiếm 38% diện tích và 70% sản lượng cây ăn trái cả nước. Từ những sản phẩm nông sản chủ lực này, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đề xuất mô hình 3 "Cụm ngành sản phẩm chủ lực vùng" là lúa gạo, thủy sản, trái cây vận hành theo chuỗi giá trị và tiến trình xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL. Theo ông Hiệp, việc xây dựng các Cụm ngành sản phẩm chủ lực cần được thực hiện trên cơ sở nền tảng liên kết vùng từ khâu qui hoạch, chỉ đạo thực hiện qui hoạch, sử dụng các nguồn lực đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học từ khâu lai tạo, chọn giống, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, thủy sản, trái cây; phản hồi cơ chế, tổ chức và chính sách về liên kết vùng và liên kết "4 nhà" đến tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho cả vùng.
Hàng năm, Viện Lúa ĐBSCL đã nghiên cứu, phóng thích các giống lúa đáp ứng khoảng 79% nhu cầu toàn vùng. Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, để sản xuất lúa vùng ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững, việc ứng dụng các giải pháp KHCN trong chọn tạo giống nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và biến đổi khí hậu toàn cầu là rất quan trọng. Đồng thời cần tập trung chuyển giao các giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao trong sản xuất lúa để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân.
Theo các nhà khoa học và các địa phương, để nông nghiệp vùng ĐBSCL phát triển bền vững, cần xây dựng các cơ chế, chính sách đầu tư cho KHCN, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, việc tổ chức các mô hình nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học và công nghệ. Đầu tư đúng mức cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sẽ là điều kiện thuận tiện để chuyển hóa tri thức thành sức sản xuất, thành ưu thế thị trường, tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL.
MINH HUYỀN
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét