Kỳ 1: ĐBSCL: Tiềm năng và những hạn chế |
Vùng ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác phát triển, ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục và phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, tín dụng ngân hàng sẽ là một động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế vùng phát triển mạnh ở thời kỳ mới. Song cũng cần có giải pháp để doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng vốn, dịch vụ ngân hàng được dễ dàng, hiệu quả.
Khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long) hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư.
Vùng ĐBSCL được xem là vùng có thế mạnh về các yếu tố phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, sản lượng sản xuất chiếm phần lớn tổng sản lượng cả nước. Đồng thời, đây cũng được xem là vùng có nhiều tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp (CN) gắn với tiềm năng nông nghiệp. Song, quá trình khai thác và sử dụng các điều kiện do thiên nhiên ưu đãi vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, có sự phát triển khá chậm chạp của các ngành CN tiềm năng.
Đánh thức tiềm năng
ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi và lợi thế về tự nhiên vượt trội để phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Với 13 tỉnh, thành, trong đó có 4 thành phố gồm: Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau hình thành vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL đóng vai trò thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển kinh tế chung của cả vùng. Ngoài ra, với diện tích tự nhiên khoảng hơn 40.600km2, đường biên giới dài 330km, khoảng 360.000km2 vùng biển thuộc chủ quyền là một điều kiện rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa- Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) thì các điều kiện trên đã cho thấy ĐBSCL đóng góp vai trò hết sức quan trọng, là một trung tâm lớn về nông nghiệp, thủy- hải sản. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của vùng nhiều năm đạt mức 2 con số và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước.
Ông Nguyễn Phong Quang- Phó trưởng BCĐ Tây Nam Bộ thì cho biết tính đến thời điểm cuối năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của vùng chủ yếu là nông- thủy sản đạt hơn 8 tỷ USD. Những kết quả này cùng tiềm năng sẵn có sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ thị trường nội địa phát triển, xuất khẩu và hỗ trợ tích cực cho các ngành CN…
Ngoài lợi thế là nông nghiệp, trong thời gian gần đây, vùng ĐBSCL còn được quan tâm đầu tư phát triển nhiều mặt. Thể hiện rõ nét nhất là đưa vùng trở thành trung tâm năng lượng lớn. Từ đó, Trung tâm Khí- điện- đạm Cà Mau được hình thành. Đây là công trình trọng điểm quốc gia. Hai nhà máy khí điện Cà Mau 1, 2 có công suất 1.500MW, cung cấp trên 9 tỷ KWh điện/năm. Nhà máy đạm Cà Mau vừa đi vào sử dụng có công suất 800.000 tấn urê/năm, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu cả nước. Ngoài ra, còn có đường ống dẫn khí Lô B- Ô Môn, Trung tâm Điện lực Cần Thơ, các nhà máy điện Duyên Hải, Long Phú; Nhà máy điện Kiên Lương… đang được triển khai sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng của vùng và cho cả nước trong thời gian tới.
Theo ông Trần Hữu Hiệp- Vụ trưởng Vụ Kinh tế, xã hội (BCĐ Tây Nam Bộ) thì cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông cũng dần được cải thiện. Trục dọc xương sống Quốc lộ 1 được đầu tư nâng cấp, các cầu lớn vượt sông như cầu Cần Thơ, Hàm Luông, Rạch Miễu… đang góp phần nâng cao vị thế vùng. Các tuyến về giao thông, cầu trọng điểm, tuyến đường thủy, luồng tàu biển khác đang trong quá trình xây dựng hoặc sẽ triển khai trong thời gian tới…
Nhiều hạn chế, thách thức…
Mặc dù có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nhưng xét trên bình diện chung, vùng ĐBSCL vẫn còn được cho là chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng vốn rất dồi dào. Theo ông Nguyễn Trung Hiếu- Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng thì các con số báo cáo chưa nói lên hết tiềm năng và thế mạnh của vùng, tức là chưa thể khai thác đúng giá trị vốn có. Cũng theo ông, cho đến nay, ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế “cố hữu” chưa thể khắc phục được như: hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực, các chỉ số về giáo dục, dạy nghề trong vùng còn rất thấp;… Các hạn chế này khiến cho việc thu hút đầu tư gặp khó khăn, nhất là khoản đầu tư nước ngoài- FDI. Cụ thể, tính đến cuối năm 2010 (giai đoạn khủng hoảng kinh tế), toàn vùng ĐBSCL có 545 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 9,4 tỷ USD, chỉ chiếm 4,5% số dự án và 6,5% vốn FDI cả nước, dẫn đến tỷ trọng của ngành CN toàn vùng vẫn còn ở mức thấp.
Chất lượng giáo dục còn hạn chế, hiện tượng chảy máu chất xám là một trong những hạn chế ở ĐBSCL. (Ảnh minh họa)
Còn theo ông Đỗ Mạnh Hùng- Tổng Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thì ĐBSCL phát triển chưa thật sự bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, các yếu tố rủi ro còn cao. Đặc biệt là chưa thể tạo ra các sản phẩm (nhất là nông sản) chủ lực, có thương hiệu. Cũng theo ông Hùng, mặc dù có đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp nhưng nền nông nghiệp của vùng còn manh mún, tự phát và thiếu chuyên nghiệp; mức tăng trưởng tuy cao hơn so với cả nước nhưng đời sống người dân cải thiện chậm. Trong đó, nông dân không chỉ nghèo khó mà còn yếu kém về lĩnh vực văn hóa, tinh thần.
Ngoài ra, theo các chuyên gia thì vùng ĐBSCL sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Trong đó là các yếu tố về biến đổi khí hậu và tình trạng khai thác sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông. Đây sẽ là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa thì cũng giống như nhiều địa phương, quốc gia khác, có thể xem ĐBSCL đang ở trong giai đoạn đầu phát triển. Do đó, nguồn vốn được xem là then chốt để khắc phục khó khăn; đồng thời khai thác, phát huy tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng cho cả vùng...
(Còn tiếp)
Bài, ảnh: KHÁNH DUY (BÁO VĨNH LONG)
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét