Chỉ số Thịnh vượng của Legatum được đưa ra trên cơ sở quá trình nghiên cứu 142 quốc gia chiếm 96% dân số toàn cầu. Các nước được phân tích và xếp hạng dựa vào 89 chỉ số thuộc 8 hạng mục, trong đó có giáo dục, chính phủ và kinh tế. Đầu vào của những chỉ số này bao gồm cả dữ liệu chủ quan, lẫn khách quan.
Theo Forbes, khái niệm "hạnh phúc" rất rộng, bao gồm sức khỏe tốt, có đủ lương thực nuôi bản thân và gia đình, đủ tiền để làm và mua những gì mình muốn. Hạnh phúc còn gắn với một ngôi nhà đẹp, những bộ quần áo tươm tất, một hoặc hai chiếc xe hơi, truyền hình cáp và những khoảng thời gian vui vẻ bên gia đình.
Hạnh phúc còn có nghĩa là có thể nói ra những gì mình nghĩ mà không sợ hãi, được theo tôn giáo mà bạn lựa chọn, cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình và có cơ hội được học tập, trở thành doanh nhân.
Với mục đích chọn ra một danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới để tìm hiểu điều gì đã khiến con người ở nước đó hạnh phúc hơn, giúp các nước kém may mắn hơn học theo, 6 năm trước Lagatum bắt đầu nghiên cứu, nhưng khái niệm "hạnh phúc" rộng như trên, nên họ đã gọi đó là Chỉ số Thịnh vượng.
Theo xếp hạng năm nay của Legatum, Na Uy được chọn đứng thứ nhất, tiếp theo là Đan Mạch và Thụy Điển, Australia và New Zealand. Luxembourg được bình chọn là quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới, trong khi Iceland là quốc gia an toàn nhất, Thụy Sĩ được đánh giá là có nền kinh tế và sự quản lý tốt nhất trên thế giới.
Riêng về Na Uy, các chuyên gia của Legatum đánh giá rằng, thu nhập bình quân đầu người nước này là 57.000 USD. Thêm vào đó, người Na Uy đứng thứ 2 về sự thỏa mãn với mức sống, với 95% người dân cho biết họ hài lòng với sự tự do lựa chọn hướng sống, 74% số người cho biết có thể tin tưởng vào người khác.
Một quốc gia đáng chú ý khác trong bảng xếp hạng năm nay là Mỹ tụt 2 bậc xuống ngôi 12. Theo Legatum, Mỹ tụt hạng trong các lĩnh vực quản lý, tự do cá nhân, doanh nghiệp và cơ hội. Mỹ được cho là mảnh đất của cơ hội, nhưng đã xuất hiện “sự suy giảm trong nhận thức rằng, làm việc chăm chỉ sẽ giúp bạn tiến lên”.
Dưới đây là thứ tự 10 quốc gia hạnh phúc, nhất theo đánh giá của Legatum.
1. Na Uy
2. Đan Mạch
3. Thụy Điển
4. Australia
5. New Zealand
6. Canada
7. Phần Lan
8. Hà Lan
9. Thụy Sỹ
10. Ireland
Chắc thứ 11 là Việt Nam!
Những cái “nhất” ở Việt Nam
(Dân trí) - Thông tin Việt Nam được tổ chức New Economics Foundation (NEF) xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới khiến ai nấy đều nức lòng. Đó là con số thuộc… bề nổi. Bề nổi bao giờ cũng ồn ào. Chỉ có bề chìm là lặng lẽ...
Trong bảng xếp hạng “Happy Planet Index” được Tổ chức New Economics Foundation (NEF) công bố năm 2009, Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới và là nước châu Á duy nhất có mặt trong top 10. Thông tin ấy khiến nức lòng. Hóa ra, mình đang sống trong một đất nước hạnh phúc hàng đầu thế giới mà… không biết!
Còn nhớ dạo năm 2009, các cơ quan thông tấn đua nhau khai thác đề tài “Việt Nam có phải là đất nước hạnh phúc?”. Ở một tòa soạn, 5 phóng viên đã được cử đi phỏng vấn những người dân thuộc nhiều ngành nghề, nhiều tầng lớp, nhiều độ tuổi khác nhau, với một câu hỏi duy nhất “Bạn có hạnh phúc không khi sống ở một đất nước hạnh phúc?”. Có bác tài xe ôm đã “ú, ớ” đến mấy giây trước câu hỏi lạ, rồi cũng trả lời “Đất nước hạnh phúc à? Có chứ. Tôi có hạnh phúc”. Có người phụ nữ bán rau cười xòa như không hiểu. Bà bán thịt lợn đứng kế bên phải giục mãi, người phụ nữ bán rau mới ngại ngùng “Hạnh phúc gì, suốt ngày kiếm cơm còn chả xong…!”. Một số sinh viên nghe xong câu hỏi lại thắc mắc “Ơ, em tưởng Việt Nam mình là một trong những nước nghèo nhất thế giới?”.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
Việc Việt Nam lọt vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới cũng giống như tất thảy những con số thuộc bề nổi khác, dễ ồn ào, dễ náo nhiệt, dễ gây xúc động với đám đông. Chỉ có những con số thuộc bề chìm là lặng lẽ. Cũng “nhất thế giới” đấy, cũng sốc đấy, cũng gây bất ngờ, chấn động đấy, nhưng ít thấy ai bình luận bao giờ.
Theo bản báo cáo Guttmacher Institute của Kế hoạch hóa Gia đình, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 2 triệu ca phá thai. Trong đó, có khoảng 111 trong số 1000 phụ nữ thuộc lứa tuổi từ 15-44 phá thai hằng năm, hay nói một cách khác, cứ 100 lần mang thai, là có 58,3 trường hợp bị phá. Tỷ lệ phá thai này ngụ ý trung bình mỗi người phụ nữ Việt Nam sẽ có 3,32 lần phá thai trong đời mình.
Đây là con số cao nhất thế giới.
Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.
Những con số này, chẳng thấy ai bình luận bao giờ!
Theo thống kê năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội cho thấy, tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
Con số này cũng không thấy ai bình luận.
Mặc dù, những cái chết tức tưởi của trẻ em (hầu hết) đều xuất phát từ… người lớn. Mỗi người lớn có mặt trong những cái chết trẻ, trong cả những cái chết mới hoài thai ấy… Ít thấy băn khăn, dằn vặt như đã băn khoăn, dằn vặt về sự hạnh phúc của cá nhân mình.
*****
Thêm một con số thống kế khác.
Năm 2010, theo số liệu tổng kết của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam ngày một tăng. Trung bình, mỗi ngày có khoảng hơn 30 người Việt Nam chết vì tai nạn giao thông.
Con số này vào hàng cao nhất thế giới.
Và còn bao nhiêu cái “nhất thế giới” nữa mà người viết bài này chưa biết?
Hiền Hương
Nhận xét
Đăng nhận xét