Tại hội nghị tổng kết cuối năm của cơ quan nọ, cử tọa rất ngạc nhiên thấy vị thủ trưởng đọc báo cáo tổng kết và dõng dạc tuyên bố: "Tính đến ngày "không ba" (03) tháng "không sáu" (06) năm hai ngàn không trăm mười hai (2012), viện ta đã có thêm "không năm" (05) cán bộ bảo vệ luận án đúng thời hạn...". Mọi người ngơ ngác không hiểu tại sao lại có mấy chữ "không" thêm vào tên ngày tháng và số liệu kia.
Nghe thắc mắc, cô thư ký chuyên "chấp bút" viết diễn văn cho lãnh đạo giải thích rằng, với con số thống kê mà chỉ thuộc hàng đơn vị (từ 1 đến 9) thì theo quy định, người ta nên thêm số 0 (zéro) vào cho hợp lý. Hợp lý đâu không biết nhưng thú thực, tôi vẫn cảm thấy khó nghe vì quá ư là lạ kỳ. Sợ mình là dân ngôn ngữ, kiến thức toán học có hạn, hiểu không đúng vấn đề, tôi bèn gọi điện thoại cho Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ, rồi gọi cả cho một CBGD tại khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (TS Nguyễn Hắc Hải) để hỏi cho rõ. Kết quả cả hai nơi trả lời là, chẳng có quy định nào về việc bắt buộc đặt số 0 vào các số liệu (là số nguyên, hàng đơn vị) như vậy trong văn bản mang tính chất giao tiếp thông thường như thế cả.
Tìm hiểu thêm, tôi thấy cũng có một vài ngoại lệ.
Chẳng hạn để ghi ngày tháng, ta phải dùng 2 chữ số (từ 1 đến 31: Chỉ ngày trong tháng, từ 1 đến 12: Chỉ tháng trong năm,). Riêng trường hợp ghi số 1 (tháng giêng hoặc ngày mồng một) và 2 (tháng hai hoặc ngày mồng hai), người ta có thể thêm số không (01, 02) để khỏi có sự nhầm lẫn (với số 12 và 22).
Với giáo viên chấm bài cũng vậy, người ta yêu cầu giám khảo nếu hạ bút cho điểm 1 (theo thang điểm 10) nhớ thêm số không (thành 01) để nếu có quên (không mở ngoặc ghi rõ bằng chữ: 1 (một) thì sẽ đảm bảo độ chính xác, an toàn và tránh được gian lận. Bởi ai đó nếu có ý đồ không trong sáng, gặp cơ hội (người ráp phách chẳng hạn), họ có thể làm sai lệch kết quả. Bài thi đang điểm 1 có thể biến thành 10 (cho thêm số 0 vào sau) và tháng 1 (tháng giêng) có thể lùi lại 11 tháng (thành tháng 12, nếu thêm số 2 vào sau). Những trường hợp như vậy sẽ đem lại cho đương sự nào đó một lợi thế rất lớn: Điểm 1 và điểm 10 cách xa nhau một trời một vực, lẽ ra tháng 1 hết hạn lại lùi tới tháng 11 hoặc 12 (dĩ nhiên, khi chữa phải dùng một loại bút cùng mực hoặc văn bản sau khi sửa đem photocopy).
Ngoài ra, trong thống kê, nhất là trên máy tính, căn cứ vào con số thống kê tối đa của văn bản, người ta phải thiết kế các ô vừa đủ các ký tự. Ví dụ, cho biểu cần tối đa 2 chữ số phải có 2 ô (ký tự), 3 chữ số là 3 ô, 4 chữ số là 4 ô... Và để tiện cho việc xử lý, dễ soát xét, máy đọc không nhầm lẫn, người nhập dữ liệu phải điền cho đủ ký tự vào các ô hiện có. Nếu số nhập thực tại nhỏ, không lấp đầy ô thiết kế thì phần trống dư ra trước đó sẽ là số 0 (chẳng hạn: 0001, 0035, 0479, 9999, 1000, lúc nào cũng chèn số đầy các ô).
Trong toán học, người ta chỉ bắt buộc điền số 0 khi ghi số thập phân. Với số thập phân, độ chính xác căn cứ vào số lượng chữ số kéo dài đến đâu. Chẳng hạn, sau dấu phẩy, người ta ghi thêm 1 số nữa (1,0) thì có nghĩa là độ chính xác cần tới "chục phần trăm", ghi 1,00 là độ chính xác tới một phần trăm, 1,000 tức là độ chính xác tới một phần nghìn. Vì vậy, người lập biểu luôn luôn phải ghi đầy đủ thông số: 1,259; 1,450; 1,700; 1,000... Số thống kê cần phải chính xác tới bao nhiêu chữ số thập phân thì ta phải ghi cho đủ lượng số 0 cần thiết, trong trường hợp số đang dẫn là số nguyên (ví dụ: 5,000.000, giá trị chỉ là 5, nhưng 6 số 0 ghi sau đó chỉ độ chính xác tới một phần triệu).
Trở lại với con số 0 mà ta hay bắt gặp trên văn bản bình thường (đơn từ, diễn văn, báo cáo...), nếu ai đó có theo thói quen (hoặc chưa hiểu rõ) mà cứ điền thêm số 0 (vào trước con số thuộc hàng đơn vị: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) thì thôi cũng tạm chấp nhận (vì không phải vì thế mà làm sai lệch văn bản, tuy khó coi). Nhưng khi đọc, ta phải bỏ qua số 0 này. Bởi nghe đọc, đại loại như "không bốn (04) chiến sĩ thi đua", "không bảy (07) tổ lao động xuất sắc", "ngày không sáu (06)"... nghe kỳ cục đến... vô duyên. Làm như thế khác nào "vẽ rắn thêm chân". Thật tội nghiệp cho mấy con số 0 vô tội. Chúng có lỗi gì đâu?
Tìm hiểu thêm, tôi thấy cũng có một vài ngoại lệ.
Chẳng hạn để ghi ngày tháng, ta phải dùng 2 chữ số (từ 1 đến 31: Chỉ ngày trong tháng, từ 1 đến 12: Chỉ tháng trong năm,). Riêng trường hợp ghi số 1 (tháng giêng hoặc ngày mồng một) và 2 (tháng hai hoặc ngày mồng hai), người ta có thể thêm số không (01, 02) để khỏi có sự nhầm lẫn (với số 12 và 22).
Với giáo viên chấm bài cũng vậy, người ta yêu cầu giám khảo nếu hạ bút cho điểm 1 (theo thang điểm 10) nhớ thêm số không (thành 01) để nếu có quên (không mở ngoặc ghi rõ bằng chữ: 1 (một) thì sẽ đảm bảo độ chính xác, an toàn và tránh được gian lận. Bởi ai đó nếu có ý đồ không trong sáng, gặp cơ hội (người ráp phách chẳng hạn), họ có thể làm sai lệch kết quả. Bài thi đang điểm 1 có thể biến thành 10 (cho thêm số 0 vào sau) và tháng 1 (tháng giêng) có thể lùi lại 11 tháng (thành tháng 12, nếu thêm số 2 vào sau). Những trường hợp như vậy sẽ đem lại cho đương sự nào đó một lợi thế rất lớn: Điểm 1 và điểm 10 cách xa nhau một trời một vực, lẽ ra tháng 1 hết hạn lại lùi tới tháng 11 hoặc 12 (dĩ nhiên, khi chữa phải dùng một loại bút cùng mực hoặc văn bản sau khi sửa đem photocopy).
Ngoài ra, trong thống kê, nhất là trên máy tính, căn cứ vào con số thống kê tối đa của văn bản, người ta phải thiết kế các ô vừa đủ các ký tự. Ví dụ, cho biểu cần tối đa 2 chữ số phải có 2 ô (ký tự), 3 chữ số là 3 ô, 4 chữ số là 4 ô... Và để tiện cho việc xử lý, dễ soát xét, máy đọc không nhầm lẫn, người nhập dữ liệu phải điền cho đủ ký tự vào các ô hiện có. Nếu số nhập thực tại nhỏ, không lấp đầy ô thiết kế thì phần trống dư ra trước đó sẽ là số 0 (chẳng hạn: 0001, 0035, 0479, 9999, 1000, lúc nào cũng chèn số đầy các ô).
Trong toán học, người ta chỉ bắt buộc điền số 0 khi ghi số thập phân. Với số thập phân, độ chính xác căn cứ vào số lượng chữ số kéo dài đến đâu. Chẳng hạn, sau dấu phẩy, người ta ghi thêm 1 số nữa (1,0) thì có nghĩa là độ chính xác cần tới "chục phần trăm", ghi 1,00 là độ chính xác tới một phần trăm, 1,000 tức là độ chính xác tới một phần nghìn. Vì vậy, người lập biểu luôn luôn phải ghi đầy đủ thông số: 1,259; 1,450; 1,700; 1,000... Số thống kê cần phải chính xác tới bao nhiêu chữ số thập phân thì ta phải ghi cho đủ lượng số 0 cần thiết, trong trường hợp số đang dẫn là số nguyên (ví dụ: 5,000.000, giá trị chỉ là 5, nhưng 6 số 0 ghi sau đó chỉ độ chính xác tới một phần triệu).
Trở lại với con số 0 mà ta hay bắt gặp trên văn bản bình thường (đơn từ, diễn văn, báo cáo...), nếu ai đó có theo thói quen (hoặc chưa hiểu rõ) mà cứ điền thêm số 0 (vào trước con số thuộc hàng đơn vị: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) thì thôi cũng tạm chấp nhận (vì không phải vì thế mà làm sai lệch văn bản, tuy khó coi). Nhưng khi đọc, ta phải bỏ qua số 0 này. Bởi nghe đọc, đại loại như "không bốn (04) chiến sĩ thi đua", "không bảy (07) tổ lao động xuất sắc", "ngày không sáu (06)"... nghe kỳ cục đến... vô duyên. Làm như thế khác nào "vẽ rắn thêm chân". Thật tội nghiệp cho mấy con số 0 vô tội. Chúng có lỗi gì đâu?
Nhận xét
Đăng nhận xét