Chuyển đến nội dung chính

TỪ HÀ NỘI, THƯƠNG NHỚ NHẠC SĨ “NHỚ VỀ HÀ NỘI”


Hoàng Hiệp có tên khai sinh là Lưu Trần Nghiệp. Ông sinh ngày 1.10.1931 tại An Giang. Tham gia cách mạng từ tháng 8.1945, Hoàng Hiệp cùng nhiều nhạc sĩ miền Nam tập kết ra Hà Nội và tham gia tu nghiệp sáng tác khóa đầu tiên của Trường Âm nhạc VN. Khi miền Bắc bắt đầu cuộc chiến đấu chống máy bay Mỹ bắn phá, ca khúc “Ngọn đèn đứng gác” - phổ thơ Chính Hữu - qua giọng hát trầm tĩnh của Mai Khanh, đã thắp lên trong lòng cả thế hệ thời ấy ngọn lửa hừng hực của lòng yêu nước. Người trụ bám hậu phương hát vang. Người lên đường “xẻ dọc Trường Sơn” cũng hát vang trên mọi nẻo đường hành quân.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp
Sáng nay mở máy, bỗng gặp bài hát “Nhớ về Hà Nội” của Hoàng Hiệp. Lời ca mộc mạc nhưng âm nhạc thì mênh mang sâu nặng: “Dù có đi bốn phương trời/ Lòng vẫn nhớ về Hà Nội/ Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu/ Một thời đạn bom, một thời hòa bình…” Vâng, 20 năm sống với Hà Nội từ ngày tập kết ra bắc (1954), Hoàng Hiệp đã sống với thủ đô suốt tuổi thanh xuân để thành một người nhạc sĩ viết những bài hát nổi tiếng gắn với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước: Câu hò bên bến Hiền Lương, Lá đỏ, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác… Âm nhạc của ông bao giờ giai điệu cũng đẹp, cũng da diết nỗi nhớ quê hương phương nam của ông. Và ông đã về nam ngay sau ngày đất nước thống nhất, để rồi lại không nguôi nhớ về đất bắc với Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội…
Còn bây giờ, tôi vừa nghe tin ông đã khởi hành chuyến đi vào cõi vĩnh hằng vào sáng 9/1/2013. Đời người mà, ai chả phải có một chuyến đi cuối cùng như thế. Từ Hà Nội, tôi nhớ về ông.
Ông tên thật là Lưu Trần Nghiệp, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi (1945), gia nhập vào đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà và bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 1948. Nhưng phải đến khi tập kết ra bắc công chúng mới biết đến ông với bài hát Câu hò bên bến Hiền Lương (lời phỏng thơ Đằng Giao). Rồi ông vào học khóa sáng tác âm nhạc đầu tiên ở Hà Nội cùng với Hoàng Việt, Lưu Cầu, Trần Kiết Tường… là những nhạc sĩ từ miền nam ra bắc. Học xong, ông về làm việc tại nhà xuất bản Mỹ thuật – Âm nhạc. Là một biên tập viên nhưng ông tham gia dịch sách viết về lý luận và hướng dẫn tìm hiểu âm nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vẫn còn nhớ là hồi nhỏ đã đọc say mê cuốn “Các thể tài âm nhạc” do Hoàng Hiệp dịch, và giữ suốt gần nửa thế kỷ qua.
Hoàng Hiệp và Xuân Hồng (phải)
Hoàng Hiệp và Xuân Hồng (phải)
Khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước xảy ra, Hoàng Hiệp lấy thêm bút danh Lưu Nguyễn để ký dưới những bài hát viết cho miền nam (Hành khúc giải phóng của Lưu Nguyễn và Long Hưng…). Còn những bài hát viết cho miền bắc ông vẫn ký bút danh Hoàng Hiệp. Nhiều bài hát của ông gây ấn tượng mạnh mẽ trong công chúng yêu nhạc như Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn đông – Trường Sơn Tây, Lá đỏ. Tôi nhớ giọng hát cao chót vót của nghệ sĩ Tường Vy bắt chước tiếng chim đầy khát vọng khi hát Cô gái vót chông rung động lòng người. Tôi nhớ giọng hát của cặp song ca không chuyên Ngọc Bé – Huy Túc hát Trường Sơn đông – Trường Sơn Tây sưởi ấm tình cảm những đoàn quân ra trận. Tôi nhớ giọng hát Quý Dương hát Lá đỏ như tạc vào trùng điệp núi rừng hình ảnh người em gái tiền phương cùng đoàn quân giải phóng… Có thể nói, đó là những “bài ca không quên” mà nhạc sĩ Hoàng Hiệp tài hoa đã để lại cho đời.
Từ ngày trở lại miền nam, Hoàng Hiệp như trẻ lại. Âm nhạc của ông gắn bó với đời sống tình cảm của tuổi trẻ. Những bài tình ca ra đời trong sự tiếp đón nồng nhiệt của công chúng: Con đường có lá me bayMùa chim én bayEm vẫn đợi anh vềNơi anh gặp em… và đặc biệt là bài Trở về dòng sông tuổi thơ, như một bài “hát tủ” của nhiều ca sĩ, liên tục được hát từ khi nó ra đời, và chắc chắn còn vượt thời gian để đến với các thế hệ sau: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát/ Con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà…”. Có lẽ đây là bài hát chất chứa thật nhiều kỷ niệm, tình cảm của đời ông với miền quê nhà An Giáng mà ông đã phải biệt ly từ thuở thiếu thời.
Và không chỉ viết ca khúc, Hoàng Hiệp còn thể hiện tài năng của mình qua nhiều tác phẩm viết cho sân khấu và phim. Đó là âm nhạc cho các vở kịch nói Người ven đô, Màu giấy mới, Xa thành phố yêu dấu… Đó là âm nhạc cho các vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga, Tiền và Nghĩa… Và nhiều tác phẩm âm nhạc viết cho phim truyện và phim tài liệu: Cánh đồng mơ ước, Bản nhạc người tù, Mùa gió chướng, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Biệt động Sài Gòn… Ở thể loại nào, Hoàng Hiệp cũng gửi gắm tình cảm sâu đậm của ông vào tác phẩm. Với khoảng 300 ca khúc và nhạc không lời, Hoàng Hiệp đã để lại một gia tài âm nhạc chưa khai thác hết. Với những tác phẩm đã được giới thiệu, ông đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ về một người nhạc sĩ tầm cỡ suốt đời vì công chúng.
Ông cũng là một nhạc sĩ phổ thơ thành công mà có người đã gọi là “ông hoàng phổ thơ”. Và tôi chợt nhớ tâm sự của ông lúc sinh thời về những bài hát mà ông đã phổ thơ: “Như ca khúc Nhớ về Hà Nội đến giờ vẫn làm tôi xúc động. Bởi đó là những cảm xúc thật, sâu và mãnh liệt. Phổ thơ là “phá” thơ nhiều lắm. Nhưng các nhà thơ không trách gì nên tôi cứ việc phổ. Dẫu sao, phần nhạc vẫn quyết định, nhưng không có lời thơ hay thì bài hát cũng không thể hay được”. Một tâm sự khiêm nhường như ông vậy.
Năm 2000, Nhà nước đã trao cho nhạc sĩ Hoàng Hiệp Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Đó là một sự ghi nhận xứng đáng. Còn bây giờ ông ra đi, những giai điệu của ông vẫn vang lên đây đó. Để chia sẻ, vỗ về. Để nhớ lại kỷ niệm xưa. Để vĩnh biệt người nhạc sĩ tài hoa.
Và tôi vẫn nghe “Nhớ về Hà Nội” của ông giữa lúc tôi đang ở giữa lòng Hà Nội và gửi thương nhớ về ông.
9/9/1013
NTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn