Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tranh chấp kinh doanh thương mại tòa nhà Master Building (quận 3, TPHCM): Tòa thành phố “xé” luật “phá” án

ĐỖ VĂN   (LĐ) - Số 285  - 10:17 AM, 09/12/2013 Việc vi phạm thẩm quyền tố tụng khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về các “quan” tòa TPHCM. Làm lơ một quyết định phúc thẩm của chính mình, Tòa án Nhân dân (TAND) TPHCM đã tự cho mình quyền kháng nghị giám đốc thẩm và xét xử giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm, tạo điều kiện cho bị đơn chiếm dụng hơn 100 tỉ đồng tiền thuê nhà của nguyên đơn. “Vô tiền khoáng hậu” Ngày 8.12.2009, TAND quận 3 (TPHCM) thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng thuê nhà theo đơn khởi kiện của Cty TNHH xây dựng và kinh doanh nhà Kim Long đòi Cty CP tư vấn và đầu tư địa ốc Hợp Nhất - Uniland trả lại tòa nhà Master Building (địa chỉ 41-43 Trần Cao Vân, phường 6, quận 3).  Trải qua 13 lần phải hoãn phiên tòa, ngày 20.1.2012, TAND quận 3 đã tuyên Cty Hợp Nhất - Uniland phải trả lại tòa nhà cho Cty Kim Long với lý do Cty Hợp Nhất - Uniland đã không thanh toán tiền thuê nhà đúng hạn, vi phạm hợp đồng giữa hai bên (Bản án sơ thẩm số 01/2012/KDTM-ST).  Ngày 21.2.2012, Cty

Lỗ hổng thuế chuyển nhượng vốn

Báo Tuổi Trẻ, 06/12/2013 08:13 (GMT + 7) TT - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, trong đó “điểm mặt chỉ tên” hàng loạt thương vụ chuyển nhượng vốn đình đám có dấu hiệu lách thuế.   Nhiều doanh nghiệp chiếm đoạt tiền hoàn thuế >>   Doanh nghiệp bấn loạn vì thuế >>   Xổ số hóa đơn để chống trốn thuế Trong văn bản này, UBND TP đề nghị Bộ Tài chính sớm áp dụng các biện pháp ngăn chặn tình trạng gian lận thuế ngay từ ngày 1-1- 2014. Bán nhưng không khai Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phở 24 thường được biết đến dưới tên gọi “Phở 24” được chuyển nhượng cho Công ty Việt Thái Quốc Tế, đơn vị sở hữu thương hiệu Highlands Coffee, với giá 20 triệu USD trong khi giá vốn chỉ 1 tỉ đồng. Thương vụ này đình đám trên báo chí từ tháng 7-2013. Sau đó, Công ty Việt Thái Quốc Tế bán 50% cổ phần “Phở 24” cho Jollibee - thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của Philippines - với giá trị giao dịch là 25 triệu USD. Tuy nhiên, khi cơ quan thuế kiểm tra thì

Về miền Tây lai rai với khô “vũ nữ chân dài”

(LĐO)   QUỐC NGỌC   - 7:34 PM, 11/12/2013 Khô nhái được phơi nắng khoảng 2 ngày như thế này là có thể xuất xưởng. Gần đây, nhiều người đã tận dụng và khai thác thêm nhiều “món ăn dân dã” nhưng lại trở thành món “khoái khẩu”, phù hợp với du khách hiếu kỳ, nhất là giới trẻ thích khám phá món ăn mới lạ nhưng đậm chất miền Tây. Vài năm trở lại đây, ở An Giang đã xuất hiện loại nghề “khô nhái” – hay còn được gọi với cái tên mỹ miều là “vũ nữ chân dài” đang được nhiều người ưa thích loại khô đặc biệt này. Khô “vũ nữ chân dài” bắt đầu xuất ngoại Về vùng sông nước An Giang mà nhắc đến “vũ nữ chân dài” thì ai ai cũng biết đến nó, bởi vị vừa lạ vừa ngon, là tâm điểm của nhiều dân ăn uống vùng sông nước. Tuy nhiên, ít ai biết loại khô này đang dần dần hình thành và phát triển giúp hàng chục hộ gia đình nghèo có cuộc sống tốt hơn, nhưng cũng không ít khó khăn. Chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình anh Võ Văn Liền, (sn 1973, ấp Vĩnh Hạ - xã Vĩnh Trung – huyện Tịnh Biên). Anh được xem là

Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh:

Di sản Thế giới đã trải đều trên dải đất hình chữ S  Báo Đại Đoàn Kết  (07/12/2013) Vào chiều 5-12, phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO (diễn ra tại Baku, Azerbaijan) đã ghi tên Nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ  của Việt Nam vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Như vậy, tính đến thời điểm này, Di sản Thế giới tại Việt Nam đã có mặt ở khắp các vùng miền trên dải đất hình chữ S. Đờn ca tài tử là loại hình sân khấu đặc sản của phương Nam  1.  Cho dù là "đặc sản” của Nam Bộ, nhưng theo các nhà nghiên cứu, nhìn vào lịch sử Đờn ca tài tử (ĐCTT), người ta sẽ thấy toàn bộ lịch sử dòng chảy âm nhạc của người Việt trong quá trình Nam tiến. Bởi thế, ĐCTT Nam Bộ được vinh danh không còn là di sản mang khái niệm vùng miền nữa, mà thực sự đã là niềm tự hào của người Việt Nam. Lại càng tự hào hơn, bởi đây là lần đầu tiên một di sản văn hóa phi vật thể của khu vực phía Nam trở thành di sản t

Thấy gì qua vụ “lái ngoại” hại trái cây nội?

TRẦN HIỆP THUỶ   (LĐ) - Số 286 - 9:15 AM, 10/12/2013 Vụ Công an Tiền Giang bắt, xử lý nhóm người nước ngoài thu gom trái cây, tẩm hoá chất lạ, dán nhãn, xuất khẩu... một lần nữa cho thấy hoạt động gian dối, chụp giật của thương lái ngoại cần xử lý nghiêm khắc. Vừa qua, nhiều mặt hàng nông sản trong vùng ĐBSCL đã bị các thương lái Trung Quốc thu gom. Chiêu thức thông thường của họ là ồ ạt thu mua, đẩy giá lên cao bất thường, rồi đột ngột hạ giá thấp, ngừng ăn hàng. Nhiều người cả tin, hám lợi đã phải chịu thiệt. Hầu hết các “lái ngoại” này đều không phải là thương nhân. Họ không có đăng ký và được phép hoạt động thương mại chính thức. Cách “đối phó” của họ là sử dụng hộ chiếu du lịch để nhập cảnh, rồi thông qua thương lái trong nước để giao dịch, mua bán. Khi bị cơ quan chức năng “hỏi thăm” thì “vô can”. Việc “lái ngoại” sử dụng hoá chất lạ, hại trái cây nội ở Tiền Giang và một số địa phương vừa qua chỉ là biểu hiện của một vài chiêu thức làm ăn chụp giật đã từng xảy ra. Vấ

Chuyện vỉa hè

Blog NVP Kinh tế vỉa hè là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế phi chính thức. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng kinh tế phi chính thức, hiện bằng chừng 30% nền kinh tế chính thức, đóng vai trò là tấm bình phong che chắn bão tố, là tấm đệm giảm nhẹ những cơn khủng hoảng dội vào Việt Nam. Các bạn ở nước ngoài thường nói, bên đó mà thất nghiệp thì dễ rơi vào khủng hoảng (nếu không có những dạng an sinh xã hội khác nhau). Bên mình, thất nghiệp nhiều, khó khăn cũng nhiều nhưng dù sao tình trạng bức bối cũng giảm nhẹ nhờ tham gia vào nền kinh tế phi chính thức (mà phương tiện thường là chiếc xe gắn máy đang bị một số ý kiến đòi dẹp). Thất bại trong kinh doanh chính  thức, người ta có thể ra vỉa hè buôn gánh bán bưng để sống đắp đổi qua ngày. Nếu không có kinh tế vỉa hè, xã hội này phải đối diện với biến bao bất ổn, tệ nạn và xáo động. Thế nhưng chính quyền các thành phố lớn dường như không hiểu; họ cứ đòi dẹp kinh tế vỉa hè mà thực chất chỉ dẹp kẻ cô thế, người gánh hàn

Vẽ không ra chân dung người nông dân

ĐĂNG BỞI  MỘT THẾ GIỚI  -  05:00 06-12-2013 Tại hội thảo “Chân dung người nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập” diễn ra ngày 5.12 ở Hà Nội, hầu hết các nhà khoa học và làm chính sách nông nghiệp đã phải bất lực trước đề bài là vẽ lên chân dung người nông dân Việt Nam. Dù đã được chuẩn bị trước, nhưng hai bức tranh chính là “Chân dung người nông dân Việt Nam” của TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và “Bức tranh nghèo và các thiết chế xã hội trong phát triển nông thôn” - của tổ chức Oxfam đều bị các đại biểu  chê là “thiếu nét”. Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường cho rằng đã là chân dung thì phải rõ nét, khác toàn cảnh, song ở đây  mới là một số hình hài của bức tranh toàn cảnh. Ông Cường nói: chân dung người nông dân hiện nay phải gắn với “năm cái nhất”: đông nhất, hy sinh đóng góp nhiều nhất, nghèo nhất, hưởng lợi từ thành quả của đổi mới ít nhất và có n

Chém gió đâu chỉ chuyện “tầm phào”?

(LĐCT) - Số 48   PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH Nếu hỏi có từ nào hiện nay đang được cộng đồng người Việt ta đang sử dụng nhiều nhất, có lẽ nhiều người nghĩ ngay tới từ “chém gió”. Tra mãi trong các cuốn từ điển từ mới tiếng Việt gần đây mà không thấy bóng dáng “chém gió” đâu cả, tôi bèn mở máy, gõ Google xem sao. Chỉ sau 0,19 giây đã có ngay 2.050.000 kết quả. Đấy là một cách thăm dò bằng máy. Mà máy thì nó chỉ “nhắm mắt” căn cứ vào văn bản trên mạng mà tìm. Còn nếu chúng ta muốn khảo sát trong giao tiếp khẩu ngữ bây giờ ư? Tôi cam đoan là ở bất cứ nơi nào, từ phòng trà, quán nước đến các điểm tụ tập vui chơi; từ phòng làm việc cơ quan đến nơi hội họp đông người… đâu đâu ta cũng thấy người ta dùng từ “chém gió” (hay còn nói gọn là “chém”) với tần số nhiều không đếm xuể. Đến nỗi, trong một chủ đề “Những lời phê “bá đạo” nhất của giáo viên” trên baomoi.com (23.11.2013) còn đăng nguyên văn lời phê của cô giáo (trên bài kiểm tra môn Sử của một học sinh) là “Chém gió thảm hoạ”. Chà, chuyện