Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Can thiệp “thô bạo” vào các dòng sông sẽ phải trả giá Trung Chánh TBKTSG, Chủ Nhật,  19/11/2017 Một đoạn sạt lở bờ sông Tiền (photo: hiepcantho) (TBKTSG) - Chúng ta cần hành động như thế nào để không phải hối tiếc về những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai xuất phát từ việc can thiệp “thô bạo” vào những dòng sông từ hôm nay? Giờ đây, các dự án lấn sông, lấn biến ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta, cả ở Bắc, Trung, Nam. Phải chăng vì nhu cầu phát triển mà con người ta sẵn sàng xâm hại tới môi trường thiên nhiên? Thấy gì qua dự án công viên trái cây ở Tiền Giang? Mới đây nhất, dự án công viên trái cây ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã bị dư luận lên tiếng phản đối và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan tạm dừng việc thi công dự án. Bộ này yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành rà soát lại công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM), nhất là đánh giá tác động của dự án tới thoát lũ; lưu thông

Hậu của “thẻ vàng" EU

Trần Hữu Hiệp Báo Nhân Dân Cuối Tuần, Thứ Bảy, 11/11/2017 Liên hiệp châu Âu (EU) cảnh báo: Hải sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này không bảo đảm quy định IUU về nguồn gốc đánh bắt minh bạch. Sau tấm “thẻ vàng” này sẽ là hồi chuông cảnh báo đòi hỏi một giải pháp toàn diện. Cảng cá Bình Đại, Bến Tre Trong “nguy” có “cơ” IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) là quy định của EU buộc nhà thương mại phải chứng minh nguồn gốc minh bạch của hải sản khai thác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Năm 2008, IUU được Hội đồng châu Âu chính thức thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-1-2010. Quy định này cũng đang được Hoa Kỳ xem xét áp dụng vào năm 2018. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), đã có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu Âu bị vướng “thẻ vàng”, trong đó có sáu quốc gia bị phạt “thẻ đỏ”. Tuy nhiên, đến nay, 10 nước được

Sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững Bài 1: Còn nhiều cản lực

Báo Tin Tức, TTXVN ngày 29-10-2017 Hằng năm, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất hơn 50% sản lượng lương thực, cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Lúa gạo khu vực này đã trở thành ngành hàng có ưu thế lớn. Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TTXVN Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, thị trường nhiều biến động, cần thiết sớm có giải pháp phát triển bền vững lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ngành hàng này lại đang gặp không ít cản lực tồn tại nhiều năm qua. Ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng sau 30 năm đổi mới, ngành lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long đạt nhiều thành tựu quan trọng; góp phần đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực vươn lên thành cường quốc xuất khẩu gạo, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Tuy nhiên, những thành tích đã qua, không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công tới. Sản xuất nhiều gạo hơn, xuất khẩu gạo thô nhiều hơn không hẳn là giải

Cụm dân cư vượt lũ ĐBSCL

Báo Tuổi Trẻ, ngày 23/09/2017 TTO - Trong hai ngày 26 và 27-9 tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì “hội nghị Diên Hồng” đặc biệt quan trọng đối với ĐBSCL. ·          ​Hoàn thành 178 khu dân cư vượt lũ ·          Nền khu dân cư vượt lũ bỏ hoang, dân nghèo không được vào ·          Đìu hiu cụm dân cư vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long Trẻ em vui chơi bên cạnh những ngôi nhà bỏ hoang ở tuyến dân cư Cà Dăm, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An - Ảnh: Vân Trường Hàng loạt vấn đề lớn liên quan đến sinh kế của người dân, trong đó có cụm dân cư vượt lũ, sản xuất nông nghiệp, hạ tầng giao thông - thủy lợi, cơ chế điều phối nguồn nhân lực và ngân sách trung ương... sẽ được các chuyên gia quốc tế và VN thảo luận để giúp Chính phủ đưa ra những quyết sách đột phá nhằm phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồ họa: VIỆT THÁI Ông Trần Hữu Hiệp (ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ): "An cư" nhưng khô

Nông nghiệp ĐBSCL: Từ đồng ruộng vào thương trường

Trần Hữu Hiệp Báo Cần Thơ, ngày 24-9-2017 Ngày 26-27/9, Hội nghị Chính phủ về “Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH” sẽ diễn ra tại Cần Thơ với khoảng 500 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nhận diện thách thức, định hình chiến lược và hoạch định cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển đồng bằng là những nội dung quan trọng được thảo luận tại hội nghị. Báo Cần Thơ giới thiệu bài viết của ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên Chuyên trách Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ, trao đổi về vấn đề trên. Trước “gọng kiềm” ba tầng thách thức ĐBSCL đang đối mặt trước hai thách thức toàn cầu xuyên biên giới là BĐKH, nước biển dâng và hội nhập, cạnh tranh quốc tế; một thách thức khu vực là việc sử dụng nước đầu nguồn sông Mê Công và thách thức từ chính các vấn đề nội tại của đồng bằng. 3 tầng thách thức đó không tác động riêng lẻ mà đang tạo ra “thế gọng kiềm”, đòi hỏi sự nhận diện hệ thống, có chiến lược ứng

Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’

Hoài Thanh (Vietnamnet) Vietnamnet, thứ hai, 25/09/2017 06:30 ThS Nguyễn Hữu Thiện đề xuất áp dụng nguyên tắc “không hối tiếc”: Ưu tiên thực hiện trước những hành động ít rủi ro sai lầm khó sửa chữa được. Tôn trọng quy luật tự nhiên…. ÐBSCL là vùng châu thổ phì nhiêu, hội tụ đủ điều kiện cả về nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở đã và đang diễn ra tại ĐBSCL 25 năm nay và ngày càng dữ dội trong thời gian gần đây. Hơn một nửa chiều dài bờ biển ĐBSCL sạt lở, với tổng chiều dài sạt lở lên đến 891km. Vụ sạt lở kinh hoàng ở sông Vàm Nao (huyện Chợ Mới, An Giang) tháng 4/2017, khiến nhà cửa tan hoang, người dân phải sống trong trường học, chùa... ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL cho biết: ĐBSCL đang đối mặt với 3 thách thức lớn là biến đổi khí hậu, các vấn đề nội tại về phát triển thiếu bền vững và tác động của các đập thủy điện trên sông Mekong.