Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2015

Khát vọng đồng bằng

Quốc Trung Báo Đại Đoàn Kết xuân Ất Mùi Bước tiến nông nghiệp Nền kinh tế Việt Nam trong gần 40 năm qua (1975-2015) đã đạt được bước tiến dài. Trong đó đáng kể nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện, sản lượng các loại nông sản đều tăng đáng kể. Hàng năm, ĐBSCL sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 58% sản lượng thủy sản đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu, cung cấp 70% lượng trái cây và đóng góp gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Mô hình "cánh đồng lớn” từ quy mô chỉ khoảng 7.200 trong vụ lúa Đông Xuân năm 2011-2012, thì đến vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 đã tăng lên 134.000ha.   Làm sao để đời sống người trồng lúa khá lên được là câu hỏi lớn Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà nghành nông nghiệp vùng đất phù sa Cửu Long mầu mỡ tạo được cũng phải nhìn nhận một thực tế, những năm gần đây lĩnh vực hàng đầu này đang gặp phải nhiều khó khăn, th...

Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Khai phóng tiềm năng của vùng

Báo Tin Tức, TTXVN Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông Tăng cường vai trò điều phối của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Diễn đàn của cán bộ và nhân dân ba vùng chiến lược Thầu dầu - cây "xóa đói giảm nghèo" vùng Tây Nguyên Ẩm thực truyền thống của người Thái Tây Bắc Thúc đẩy liên kết kinh tế, khắc phục tình trạng không gian kinh tế vùng bị chia cắt là “chìa khóa” để khai phóng tốt nhất tiềm năng, lợi thế, năng lực cạnh tranh của 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nhiệm vụ thiết lập mối liên kết này trong những năm qua vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Liên kết còn lỏng lẻo Hiện nay, vấn đề “liên kết” vùng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn còn nhiều bất cập. Người nuôi tôm còn phụ thuộc thương lái về đầu ra sản phẩm. Thực trạng trên đã được chuyên gia kinh tế, nông nghiệp chỉ ra nhiều nguyên nhân, dù ĐBSCL rất giàu tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng lại thiếu sự liên kết phối hợp để đẩy mạnh phát triển và ...

Long Xuyên êm ả nhịp đời

Báo Người Đô Thị 23/02/2015 - 22:41 PM Quê tôi ở huyện Chợ Mới kế bên thị tứ Long Xuyên. Ông nội tôi để lại một tập Lưu niên ký sự ghi chép về gia đình từ nguồn gốc đến những năm 1940. Nhờ cuốn ghi chép của ông nội mà tôi biết thêm được nhiều điều về Long Xuyên - thành phố của tỉnh An Giang ngày nay. Khởi từ bến xưa Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, hình thành đầu thế kỷ 19 từ một chợ - bến nổi tiếng: chợ Đông Xuyên. Năm 1818, Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh nối rạch Đông Xuyên với Rạch Giá, chợ Đông Xuyên (tức Long Xuyên) đã sớm trở thành đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng của tỉnh. Ngược dòng lịch sử về những thế kỷ đầu công nguyên, vùng đất Long Xuyên thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng của vương quốc Phù Nam. Khảo cổ học phát hiện ở đây hàng chục đền tháp đồ sộ, hàng trăm tượng thờ là những tác phẩm điêu khắc tuyệt hảo, hàng ngàn cổ vật quý cho biết dấu tích một cảng thị sầm uất và trung tâm tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất của vùng hạ lưu sông Mê Kông. Có thể coi khu vực c...

Làm ăn thời @

Lê Quốc Khánh (Báo Đại Đòan kết) Đất nước đang trên đường hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Làm ăn thời buổi @, không chỉ Nhà nước, doanh nghiệp nghĩ đến chuyện hội nhập mà ngay chính người sản xuất ra hạt lúa, con tôm, trái cây  – những nhà nông một nắng, hai sương cũng suy nghĩ đến chuyện hội nhập để làm sao cho sản phẩm của mình làm ra cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thu hoạch cá điêu hồng Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với cả nước, vùng ĐBSCL vươn lên trở thành vùng trọng điểm kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL vẫn được xem là vùng trũng. Đời sống những người làm ra giá trị hạt gạo, con tôm, cây trái để mang ngoại tệ về cho đất nước vẫn bị cái nghèo đeo bám. Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ thì nguyên nhân của những hạn chế trên là do thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng; cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và liên kết vùng còn nhiều hạn chế...

Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chúc Tết VP Đại diện Báo NTNN tại Cần Thơ

Hùynh Xây (Báo điện tử Dân Việt) Chiều nay (12.2), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tổ chức đoàn đến thăm, chúc Tết Văn phòng Đại diện Báo NTNN tại TP.Cần Thơ. Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ), đại diện đoàn chúc Tết đã thông tin khái quát về tình hình kinh tế, xã hội trong vùng. Đồng thời, gửi lời thăm hỏi, chúc mừng Tết đến Ban biên tập, toàn thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo NTNN một năm mới An Khang Thịnh Vượng. “Thời gian qua, Văn phòng Đại diện Báo NTNN tại TP.Cần Thơ đã phối hợp tốt với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trong việc tổ chức trang Nhịp sống ĐBSCL vào thứ Năm hằng tuần. Qua đó, đã thông tin nhanh chóng các vấn đề thời sự, hoạt động của các địa phương, những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện những chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình sản xuất nông sản, đời sống người dân…” - ông Hiệp nhận định. Ông Trần Hữu Hiệp, đại diện đoàn chúc Tết của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tặng quà cho Văn phòng Đại diện Báo NTN...

Nhân vật HGTV: Nông dân miền Tây tài hoa

Thư viện VideoClip: Ước vọng đầu năm 2015

Thủy điện Don Sahong "lắng nghe": Viễn cảnh đẹp cho dòng Mekong?

Báo Đất Việt, ngày 19-02-2015 Dù chưa thể thuyết phục Lào không xây dựng đập thủy điện Don Sahong trên dòng chính Mekong nhưng rõ ràng là có những dấu hiệu tích cực. Thủy điện Don Sahong: Lựa chọn của Việt Nam, Thái Lan, Campuchia Lào xây thủy điện Don Sahong:Việt Nam cần bằng chứng khoa học Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã chia sẻ với Đất Việt về những nỗ lực của các cơ quan trong suốt thời gian qua trong việc lên tiếng bảo vệ dòng Mekong trước sự can thiệp của các con đập thủy điện. Đó là khi Lào chấp thuận kéo dài thời gian tham vấn đối với việc xây dựng con đập này. PV:  -  Thưa ông, những tham vấn tích cực về thủy điện Don Sahong do các cơ quan của Việt Nam, trong đó có Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thời gian qua đã được thực hiện. Cùng với đó là tiếng nói thẳng thắn của các quốc gia có liên quan về ảnh hưởng của thủy điện này tới dòng Mekong, có được coi là tín hiệu tích cực trong việc bảo vệ dòng Mekong hay ...

Thư viện VideoClip: ĐBSCL Chào xuân Ất Mùi 2015

Tại sao chỉ là Đồng bằng sông Cửu Long?

Nguyễn Minh Nhị (LĐ) - Số 29   - 6:34 AM, 04/02/2015 Cuối năm, một nhà báo hỏi tôi về hiện tình nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tôi thắc mắc, tại sao chỉ là nông nghiệp và tại sao chỉ là ĐBSCL? Vấn đề có lẽ bắt đầu từ đó. Giá tỏi Lý Sơn bất ngờ giảm mạnh trướcTết Nguyên đán Quảng Trị: Phát hiện kho chứa hàng lậu trị giá trên 150 triệu đồng Cẩn trọng khi ký hợp đồng vay mua nhà Hà Nội:Đảm bảo đủ hàng tại 41 điểm bán hàng bình ổn giá "Ngàn lẻ một" loại bánh kẹo tràn ngập thị trường cận Tết  Kết nối Thanh Hóa - Buôn Ma Thuật trong 1,5 giờ Chính sách không có... gì mới Nói hiện tình, tôi không muốn chứng minh thành tích nông nghiệp tách biệt của cách nhìn và cách làm xưa nay mà tôi muốn nói quan điểm nhìn và giải quyết vấn đề trong mối quan hệ tự nhiên: Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn (NN-ND-NT) trong tổng thể một nước đang đi lên công nghiệp hóa (CNH) và hội nhập quốc tế. ĐBSCL, Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Duyên hải miền Trung một thời không...

Nhanh chóng tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL

( Baodautu.vn ) Đó là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tại Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diễn ra trong 2 ngày (2 - 3/2) tại TP.HCM. TIN LIÊN QUAN Tái cơ cấu nông nghiệp để hút FDI Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp bách Liên kết xúc tiến đầu tư nông nghiệp Vùng ÐBSCL Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trọng. “Chỉ chiếm 20% dân số, 13% diện tích, nhưng ĐBSCL đóng góp hơn 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, 90% lượng gạo xuất khẩu và 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước”, Bộ trưởng Phát nói.   Thời gian vừa qua, nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là về sản xuất lúa gạo, cá tra, tôm và trái cây. Trong giai đoạn 2005 - 2013, sản lượng lúa đã tăng 1,3 lần, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng gấp 2,25 lần. Nhờ vậy, thu nhập và đời sống của đa số nông dân không ngừng được cả...

Hành động sớm trong ứng phó BĐKH

(Chinhphu.vn) - Các chuyên gia trong nước và quốc tế chỉ ra những tác động ngày càng rõ rệt và kêu gọi sớm thúc đẩy các hành động thực tế trong ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng khu vực ĐBSCL. Các đại biểu dự Diễn đàn ĐBSCL 2015. Ảnh: VGP/Nguyên Linh Ngày 2/2, Diễn đàn ĐBSCL 2015 đã được khai mạc với sự phối hợp tổ chức của Ngân hàng Thế giới, Đại sứ quán Australia, Đại sứ quán Hà Lan, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, vùng ĐBSCL có vai trò và ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo an ninh lương thực và sự phát triển bền vững của các cộng đồng dân cư khu vực phía Nam và cả nước nói chung. Với diện tích chỉ chiếm 12% tổng diện tích tự nhiên cả nước, khu vực này hằng năm đóng góp đến 18,5% GDP với 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, giải quyết việc làm, đem lại th...

Ông Tây mê nhà văn Sơn Nam

Chiều 29.1, hội thảo Sơn Nam hay tính đối ngẫu của một tác phẩm, do Trung tâm văn hóa và hợp tác Pháp tại TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM. Nhà văn Sơn Nam - Ảnh: D.Đ.Minh Diễn giả là một ông Tây đã dành hơn 10 năm nghiên cứu Sơn Nam và mong muốn được đem tác phẩm của Sơn Nam đến với nhiều nước trên thế giới. Bị “ông già Nam bộ” quyến rũ Diễn giả - nhà nghiên cứu Pascal Bourdeaux, đại diện Viện Viễn Đông bác cổ tại TP.HCM - đã chia sẻ với Thanh Niên rằng điều quyến rũ ông ở lại sống và làm việc tại VN suốt gần 10 năm qua chính là “ông già Nam bộ” Sơn Nam. Lĩnh vực ông nghiên cứu là văn hóa Đông Dương, trong đó có văn hóa Nam bộ, văn hóa ĐBSCL, thế nên từ khi còn ở Pháp ông đã chú ý đến nhà văn Sơn Nam và từng có bài viết về nhà văn đăng trên báo ở Pháp. Khi sang VN để tìm hiểu về văn hóa miền Tây Nam bộ, cuốn sách mà Pascal “buộc phải đọc” vì quá nổi tiếng chính là Hương rừng Cà Mau. Đọc nhiều tác phẩm Sơn Nam, Pascal ngưỡng mộ nhà vă...