Lê Quốc Khánh (Báo Đại Đòan kết) |
Đất nước đang trên đường hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Làm ăn thời buổi @, không chỉ Nhà nước, doanh nghiệp nghĩ đến chuyện hội nhập mà ngay chính người sản xuất ra hạt lúa, con tôm, trái cây – những nhà nông một nắng, hai sương cũng suy nghĩ đến chuyện hội nhập để làm sao cho sản phẩm của mình làm ra cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường. |
Thu hoạch cá điêu hồng
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với cả nước, vùng ĐBSCL vươn lên trở thành vùng trọng điểm kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL vẫn được xem là vùng trũng. Đời sống những người làm ra giá trị hạt gạo, con tôm, cây trái để mang ngoại tệ về cho đất nước vẫn bị cái nghèo đeo bám. Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ thì nguyên nhân của những hạn chế trên là do thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng; cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và liên kết vùng còn nhiều hạn chế.
Chính vì vậy, giờ đây bà con nông dân không còn làm ăn riêng lẻ theo kiểu "đèn nhà ai nấy rạng” mà biết làm ăn liên kết theo mô hình cánh đồng lớn, hoặc liên kết nhau cùng sản xuất theo các mô hình Global Gal, Vietgap,… Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam bộ) nhận định: Theo số liệu thống kê, năm 2012, mỗi ha lúa nông dân giảm được từ 10 đến 15% chi phí sản xuất lúa, giá trị sản lượng tăng lên từ 20 đến 25%, thu thêm lợi nhuận/mỗi ha từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng. Hiện nay, mô hình cánh đồng lớn không chỉ giới hạn ở cánh đồng lúa mà đã lan rộng sang các mô hình khác, sử dụng hợp lý và triệt để nguồn tài nguyên nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho nông dân.
Anh Lý Văn Bon - một chủ trang trại khoảng 10 bè cá trên sông Hậu (TP. Cần Thơ) tâm sự: Làm ăn thời buổi này mà không biết liên kết với nhau thì rất khó khăn. Anh kể cho nghe chuyện làm nuôi cá của anh cũng lắm thăng trầm, có lúc tưởng chừng như không trụ nổi nếu không biết liên kết giữa những người nuôi cá với nhau; giữa người nuôi cá với đối tác bán thức ăn cho cá; giữa người nuôi cá với đối tác tiêu thụ và cơ sở chế biến. Anh Lý Bon rất tâm đắc về từ liên kết. Anh cho biết: Chúng tôi bây giờ liên kết với nhau cả về thông tin, kỹ thuật, vốn liếng cho tới thị trường tiêu thụ.
Mới đây, nhân đám giỗ người thân, tôi có dịp về vùng nông thôn tỉnh Cà Mau. Mấy ông chú, bác, anh em nông dân "nòi” trong lúc trò chuyện, bàn tính sôi nổi về chuyện làm ăn liên kết không kém như mấy nhà khoa học tham luận tại hội nghị. Chuyến công tác về huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) – nơi có thế mạnh về cây ăn trái, càng thú vị hơn khi ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết: Phong trào làm ăn liên kết trong bà con nông dân không phải bây giờ mới hình thành mà đã bắt đầu từ những năm 2000. Toàn huyện đã có 37 hợp tác xã (HTX), 53 tổ hợp tác (THT), 88 câu lạc bộ khuyến nông. Các HTX, THT triển khai nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả như: hình thành vườn chuyên canh cam sành, cam xoàn, bưởi Năm Roi, chanh không hạt, sản xuất lúa giống, dịch vụ xe tải... giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho xã viên, tổ viên. Anh Nguyễn Văn Thắng, chủ nhiệm HTX Đông Thành, xã Phú Hữu bộc bạch: HTX hình thành từ năm 2002, lúc đầu có 7 xã viên, vốn điều lệ 35 triệu đồng, chuyên thu mua cam sành bán cho các chợ đầu mối ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Những năm đầu "đi” mỗi ngày khoảng 5 tấn. Nay, sau 12 năm hoạt động, vốn điều lệ tăng lên 1,9 tỉ đồng, khép kín từ trồng cam sành đến thu mua, cung ứng, vận chuyển đến các chợ đầu mối, mỗi ngày từ 15 đến 20 tấn cam sành. Nay, HTX không chỉ liên kết nông dân trong huyện mà còn liên kết với nông dân thị xã Ngã Bảy trồng thêm cam sành tạo nguồn hàng ổn định cung ứng cho thị trường.
Nói về chuyện làm ăn thời @, PGS. TS Nguyễn Văn Sánh - Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường đại học Cần Thơ) cho rằng, cần phải đổi mới tư duy trong liên kết theo hướng công nghiệp hóa trong chuỗi giá trị sản xuất để đem lại giá trị kinh tế cao cho các sản phẩm nông nghiệp, tạo ra lợi thế so sánh trong nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng nông, thủy sản. Bên cạnh đó, cần thương mại hóa ngành lúa gạo và sản xuất nông sản, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn để làm giàu.Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho biết: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT đã dự thảo quy chế liên kết vùng ĐBSCL để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 4 lĩnh vực mà 13 địa phương trong vùng cần liên kết là: Đầu tư xây dựng hạ tầng dùng chung, dùng riêng phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; Liên kết sản xuất chế biến, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông nghiệp, thủy hải sản của vùng; Liên kết sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng BĐKH, nước biển dâng và liên kết trong lĩnh vực an ninh quốc phòng đảm bảo an ninh chính trị. Tiến sĩ Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội cho rằng, quy chế liên kết vùng phải nhắm đến cái đích là làm sao phát huy tối đa thế mạnh vực dậy tiềm năng của vùng này. Trong việc liên kết phải dựa trên quy hoạch tổng thể, hài hòa lợi ích của các địa phương và cần thiết phải có những mô hình thí điểm về phát triển sản xuất theo chuỗi như: Cụm chuyên sản xuất lúa gạo, cá tra, tôm… và đề xuất Chính phủ có chính sách đặc thù với các mô hình liên kết sản xuất.
Không chỉ liên kết về mặt kinh tế, thời buổi hội nhập nhất nhất mọi chuyện đều tính đến chuyện liên kết. Ngay đến chuyện đào tạo nguồn nhân lực cũng phải liên kết. PGS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ trăn trở với câu hỏi: Vì sao vùng ĐBSCL có sự phát triển kinh tế xã hội thấp hơn tiềm năng sẵn có của nó? Chính vì vậy mà trong những năm qua, Trường đại học Cần Thơ đã phát huy mối liên kết nhằm tăng cường nguồn nhân lực và khoa học công nghệ phục vụ giảng dạy và nâng cao nguồn nhân lực cho toàn vùng.
Để việc liên kết có hiệu quả cần gắn với tái cơ cấu kinh tế trong đó cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp không chỉ là thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà là phải thay đổi tư duy, điều chỉnh cơ cấu lâu dài của ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng một cách bền vững, giúp nông dân tăng thu nhập, làm giàu từ nông nghiệp. Liên quan vấn đề này, Chính phủ cũng đã giao cho Ban chỉ đạo Tây Nam bộ chủ trì phối hợp cùng các bộ, ngành Trung ương và địa phương đề xuất cơ chế đặc thù phát triển 3 sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL là lúa gạo, thủy sản (cá tra, tôm) và cây ăn trái...
Lối mở đã có. Vấn đề còn lại là phải gắn lợi ích của nông dân, doanh nghiệp với định hướng và quy hoạch của Nhà nước để ĐBSCL thực sự cất cánh.
Lê Quốc Khánh
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét